Triết học văn hoá phát triển - thực chất và nhận thức

Triết học là gì? Triết học văn hoá là gì? Triết học phát triển là gì? Triết học văn hoá phát triển là gì? Đây là các câu hỏi chưa được giới nghiên cứu làm rõ về tri thức khoa học cộng đồng. Bằng tư duy chân thực, tác giả bài viết phân tích, làm sáng tỏ thực chất, hạn chế hiểu biết và khuyến nghị, đề xuất giải pháp nhận thức đúng đắn từ triết, xây dựng văn hoá trong triết học, phát triển đất nước bền vững.

b1-dong1a-1700034206.jpg

Ảnh minh hoạ, sưu tầm trên mạng.

 

Thực chất triết học văn hoá phát triển

Triết học văn hoá phát triển (THVHPT) bao hàm các khái niệm triết học (philosophy), văn hoá (culture) và phát triển (development); các khái niệm này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về tính chất, bản chất, thực chất hay về hình thức, nội dung, nguyên lý (or about form, content, principle).

Triết học bao hàm các thuật ngữ, chữ, hay từ “triết” và “học”. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), “triết” nói về khoa học nghiên cứu “quy luật chung nhất của thế giới và sự nhận thức thế giới”, nghĩa là biểu hiện nhận thức chưa thật (chưa thực) sự phát triển, tri thức của nhóm chưa khoa học; “học” nói về thu nhận “kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác truyền lại”, nghĩa là biểu hiện nhận thức không thật sự phát triển, tri thức cúa cá nhân không khoa học. Triết và học có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành danh từ “triết học” – khái niệm biểu hiện nhận thức chân thật phát triển, tri thức của cộng đồng khoa học. Tức là, triết học biểu hiện nhận thức chân thực phát triển (philosophy represents the development of true awareness). Theo đó, nhận thức chưa chân thực chưa phát triển, nhận thức chân thật là phát triển, còn nhận thức không chân thật không phát triển (perception that is not real does not develop), hay nhận thức không chân thực là phản triết học (or unreal perception is unti-philosophy). Nói cách khác, nhận thức không chân thực là không minh triết, nhận thức chân thật là minh triết, triết học phát triển là minh triết; không minh triết là triết học không văn hoá, không minh triết là triết học không triết lý (without wisdom is philosophy without philosophy).

Văn hoá “biểu hiện thực chất cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh trong quốc gia, xã hội loài người” [1]. Văn hoá có mối liên hệ chặt chẽ với triết học và phát triển, hình thành các khái niệm, như: triết học văn hoá, triết học phát triển, THVHPT, triết học phát triển văn hoá, văn hoá triết học phát triển, hay văn hoá trong triết học và phát triển (culture in philosophy and development).

Triết học văn hoá là nhận thức chân thật sáng tạo cuộc sống con người; còn triết học phát triển là nhận thức chân thật nguồn gốc loài người (true understanding of human origin). THVHPT biểu hiện mối liên hệ giữa các mặt của nó như sau: nhận thức chưa chân thật sáng tạo chưa phát triển; nhận thức không chân thật sáng tạo không phát triển; thực chất nhận thức chân thật sáng tạo phát triển (in essence, true awareness and creativity develop). Tức là, THVHPT biểu hiện nhận thức chân thật sáng tạo về môi trường sống công bằng, bình đẳng công lý của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người.

So sánh THVHPT với các chữ số âm (-), dương (+) và thực (0) trong toán học cho thấy rằng, triết học văn hoá không phát triển giống số dương, nhận thức không chân thật sáng tạo; triết học văn hoá chưa phát triển giống số âm, nhận thức chưa chân thật sáng tạo; còn THVHPT giống số thực (cultural philosophy develops like real numbers), nhận thức chân thật sáng tạo. Điều đó có nghĩa, THVHPT là nhận thức chân thật tự nhiên xã hội (is the true perception of social nature); không nhận thức chân thật tự nhiên xã hội là triết học không văn hoá, không phát triển (is a philosophy without culture and without development).

Hạn chế hiểu biết THVHPT trên thế giới, ở Việt Nam và khuyến nghị

1) Hạn chế trên thế giới:

THVHPT gắn với cuộc sống con người trong cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, hiểu biết THVHPT của công dân nói chung, giới nghiên cứu nói riêng còn hạn chế; bởi vì, giới nghiên cứu không đi sâu phân tích chỉ ra mối liên hệ giữa các mặt tính chất hình thức, bản chất nội dung, thực chất nguyên lý của thuật ngữ, khái niệm, triết học, văn hoá, phát triển. Chẳng hạn, khi phân tích văn hoá, người nghiên cứu chỉ nhìn nhận bản chất sự vật vật thể vật chất và tính chất hiện tượng phi vật thể tinh thần, chứ không nhìn nhận thực chất hiện thực thực thể tâm linh; hay khi nhìn nhận từ “học”, người nghiên cứu chỉ nhìn nhận mặt hình thức hiện tượng “học” không thật (phenomenal form of “learning” is not real), sự vật học chưa thực (materialism is not yet real), chứ không nhìn nhận mặt nguyên lý hiện thực học thật (does not recognize the true principles of realism).

Hiểu biết không rõ THVHPT làm cho tư duy nhận thức của nhiều người không khoa học hoặc chưa khoa học, chưa văn hoá. Chẳng hạn, giới nghiên cứu không nhận thức rõ bản chất triết học chưa văn hoá, thực chất triết học văn hoá, tính chất triết học không văn hoá (philosophical nature without culture), hay “không nhận thức rõ thế nào là sự sống và nguồn gốc sự sống, không nhận thức rõ thế nào là loài người và lịch sử loài người” [2]; giới nghiên cứu không nhận thức rõ rằng, thuật ngữ “giai cấp” (class) thiếu khoa học, thuật ngữ “giới” là khoa học (the term “gender” is science), hay trong xã hội không thể có “chủng tộc hạ đẳng”, “giới đẳng cấp”, không thể có “đấu tranh giai cấp” mà chỉ có đấu tranh để đảm bảo bình đẳng giới (fight to ensure gender equality). Hiện nay, nhiều người nghiên cứu, lãnh đạo trên thế giới không hiểu rõ rằng, “quyền lực của một quốc gia” [3] là không gắn với “nhà nước” (nhóm), không gắn với “quốc gia hùng mạnh” (cường quốc), không gắn với “quyền lực cứng” (sức mạnh cứng), “quyền lực mềm” [4] (sức mạnh mềm) mà gắn với “chính quyền dân sự” [5] (chính quyền nhân dân) của “quốc gia” (Nước) [6]  chân thật “xây dựng, thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển” [7] đảm bảo cuộc sống hạnh phúc của nhân dân (ensure the happy life of the people).

Đặc biệt, hiểu biết không rõ THVHPT dẫn đến sự lạc hậu trong nhận thức, hay tình trạng dã man của loài người văn minh (or the barbarism of civilized humans). Chẳng hạn, như: giới nghiên cứu không nhận thức rõ mối liên hệ giữa thực chất triết học khoa học tiến bộ, bản chất triết học chưa tiến bộ khoa học, tính chất triết học không khoa học, lạc hậu (philosophical nature is unscientific and backward) - tức “phản triết học” (triết học phản phát triển) [8]; còn giới lãnh đạo không hiểu rõ rằng, chính tư duy nhận thức giả dối (thiên lệch, chủ nghĩa), “phân biệt chủng tộc” [9], tư tưởng dân tộc chủ nghĩa (chủ nghĩa dân tộc) là cội nguồn sinh ra bạo lực nội chiến, hay chiến tranh giữa các cộng đồng người (or destructive war between human communities) như đang diễn ra giữa người Nga và Ukraine, Palestine và Israel, gây nên khổ đau cho chính loài người (causing suffering for humanity).

2) Hạn chế ở Việt Nam và khuyến nghị:

Hiểu biết THVHPT của công dân còn nhiều hạn chế; bởi vì, giới nghiên cứu và ngay cả giới triết học đều chưa nhìn nhận rõ tính chất, bản chất, thực chất của thuật ngữ, khái niệm nói chung, triết học, văn hoá nói riêng. Trong Từ điển Tiếng Việt như đã dẫn ở trên, “khái niệm” chỉ được giới nghiên cứu nhìn nhận khái quát mặt tính chất bên ngoài, bản chất bên trong “sự vật và hiện tượng của hiện thực và những mối liên hệ giữa chúng”, chứ không nhìn nhận cụ thể mặt hiện thực tồn tại ở giữa sự vật và hiện tượng; “văn hoá” chỉ được giới nghiên cứu nhìn nhận chung chung về “giá trị vật chất và tinh thần”, chứ không nhìn nhận về “giá trị tâm linh” tồn tại ở giữa vật chất và tinh thần; còn “triết học” chỉ được giới nghiên cứu nhận thức khái quát về “thế giới” chứ không nhìn nhận cụ thể sự phát triển của nó.

Hạn chế hiểu biết THVHPT làm cho giới nghiên cứu, lãnh đạo không nhận thức rõ mối liên hệ giữa bản chất sự vật bên trong, hình thức hiện tượng bên ngoài, nguyên lý hiện thực ở giữa của nhiều từ, ngữ, khái niệm trong ngôn ngữ học nói chung, khoa học tự nhiên xã hội nói riêng. Chẳng hạn, giới nghiên cứu không hiểu rõ mối liên hệ của từ “thật” với các chữ số trong toán học, như: hình thức không thật tương tự số “dương”, nội dung chưa thật tương tự số “âm”, nguyên lý thật tương tự số “không” (the real principle is similar to the number “no”); nhiều người nghiên cứu không phân biệt rõ mối liên hệ giữa văn hoá tinh thần không khoa học không phát triển, văn hoá vật chất chưa khoa học chưa phát triển, văn hoá tâm linh khoa học phát triển (scientific and spiritual culture develops). Đặc biệt, hạn chế hiểu biết THVHPT làm cho nhiều người nghiên cứu không nhận thức rõ mối liên hệ giữa các mặt của khái niệm quốc gia (nước, đất nước, tổ quốc), thuật ngữ giai cấp, giới và phát triển như sau: hình thức nước nhà không phát triển, nội dung nhà nước không phát triển, nguyên lý đất nước - quốc gia phát triển (the principle of country - nation development); giai cấp là danh từ không khoa học (class is an unscientific noun), còn giới là từ khoa học (and gender is scientific word).

Hạn chế hiểu biết THVHPT được nhìn nhận là nguyên nhân dẫn đến nhiều bất cập trong nhận thức của công dân nói chung, đội ngũ cán bộ (đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên), giới nghiên cứu, lãnh đạo nói riêng. Chẳng hạn, bất cập trong nhận thức về mối liên hệ giữa khái niệm, tư tưởng, xã hội, khoa học, giới, công nhân, trí thức và phát triển sau đây: i) Xã hội chủ nghĩa là tính từ không khoa học (Socialist is an scientific adjective), thiên lệch mặt ngoài không phát triển (facial bias does no develop); chủ nghĩa xã hội là động từ chưa khoa học (socialism is an unscientific verb), thiên lệch mặt trong chưa phát triển (medial bias does not develop); còn tư tưởng xã hội là khái niệm khoa học (social ideology is a scientific concept), không thiên lệch mặt giữa phát triển (no medial side development bias). ii) Giai cấp công nhân, nông dân là không khoa học (The working class and peasants are unscientific), còn giới công nhân hay trí thức là khoa học (and the workers and intellectuals are science).

Từ các hạn chế hiểu biết THVHPT được phân tích ở trên, tác giả bài viết khuyến nghị giới nghiên cứu, lãnh đạo cần phải thay đổi nhận thức một số khái niệm chưa khoa học trong các đạo luật, hành chính như sau:

Thứ nhất, thay đổi nhận thức khái niệm nhà nước chưa dân chủ sang “chính quyền nhân dân” dân chủ (to democratic “people’s government”). Vào năm 1919, sau cách mạng tháng Mười Nga (1917), V.I.Lênin quan niệm chính quyền “là của nhân dân”, còn nhà nước chưa phải của nhân dân, mà chỉ là “một nhóm người” xuất hiện khi xã hội chia ra thành các “giai cấp”, không thể đảm bảo “bình đẳng” cho con người như sau: “Nhà nước bao giờ cũng là một bộ máy nhất định, nó tự tách ra từ xã hội và gồm một nhóm người chỉ chuyên hay chủ yếu chỉ chuyên làm công việc cai trị”; “Chúng ta sẽ vứt bỏ tất cả những thành kiến cũ kỹ cho rằng nhà nước là sự bình đẳng cho tất cả mọi người”; “chính thể dân chủ, tức là chính quyền của nhân dân (nền dân chủ, theo nguyên nghĩa trong tiếng Hy-Lạp là: chính quyền của nhân dân)” [10]. Nói cách khác, cần phải thay đổi tư duy từ “nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” sang “chính quyền của dân, do dân, vì dân” [11] (government of the people, by the people, for the people)” trong các đạo luật của quốc gia; đồng thời, thay đổi nhận thức “quản lý nhà nước” chưa khoa học (“state management” is not yet scientific) sang “quản trị quốc gia” khoa học (to scientific “national gavernance”).

Thứ hai, thay đổi nhận thức “sự tha hoá quyền lực”, “tha hoá quyền lực nhà nước” [12] hay “đấu tranh quyền lực” [13] sang quyền lực chân thật đúng đắn (to true and correct power); bởi vì, “tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân” [14], quyền lực “được hiểu là “cuộc sống hàng ngày” và “HẠNH PHÚC của con người” [15], quyền lực là “cuộc sống hạnh phúc chân thật” của con người [16]. Tức là, không dùng cơ chế “kiểm soát quyền lực” [17] (do not use the “power control” mechanism), mà chỉ có thể kiểm soát người có chức được nhân dân uỷ quyền (coltrol officials authorized by the people); chẳng hạn, như: cải cách thể chế chưa phát triển sang phát triển, xây dựng pháp luật chưa văn hoá sang văn hoá - “luật văn hoá” (văn hoá luật) [18].

Thứ ba, thay đổi nhận thức “đấu tranh chính trị” không đúng (the perception of “political struggle” is incorrect) sang chính trị chân thật đoàn kết đúng đắn (to true politics of correct solidarity), bởi vì, chính trị là “Đoàn kết”, “Thanh khiết từ to đến nhỏ” [19];đồng thời, không thể có “đấu tranh chính trị” [20] (Political struggle) như một số người nghiên cứu, lãnh đạo nêu ra, bởi vì, chính trị là “xây dựng, thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển” [21] hay chính trị chân thực là phát triển vì con người (true politics is development for people).

Thứ tư, thay đổi nhận thức “giai cấp” không khoa học (or unscientific “class” perception) sang “giới” khoa học phát triển (to the “world” of developed science); bởi vì, thay đổi như vậy là để “bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”, “cấm phân biệt đối xử về giới” như Điều 26 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã xác định. Tức là, xã hội không thể có “giai cấp người” (society cannot have “classes of people”), mà chỉ có “giới người” chân thật (but there is only the true “human world”); đồng thời, mỗi người trên thế giới đều có “quyền phát triển”, “quyền con người không thể chia cắt”, được “đảm bảo sự phát triển” [22] - tức con người được sống công bằng bình đẳng công lý (people can live fairness, equality and justice).

Giải pháp nhận thức đúng đắn từ triết, xây dựng văn hoá trong triết học phát triển và đất nước phát triển bền vững

1) Nhận thức đúng đắn từ “triết”:

Triết học văn hoá và phát triển gắn với từ triết (cultural philosophy develops in ossociated with the word philosophy). Tuy nhiên, triết chưa được giới nghiên cứu nhận thức đúng về tri thức khoa học. Triết bao hàm các mặt chủ yếu của nó như sau: hình thức triết không chân thật không khoa học; nội dung triết chưa chân thật thiếu khoa học; nguyên lý triết chân thật khoa học. Tức là, nhận thức đúng đắn từ triết đòi hỏi giới nghiên cứu cần hiểu rõ mối liên hệ giữa các mặt khoa học của nó như sau: nhận thức không chân thực không khoa học; nhận thức chưa chân thật chưa khoa học; còn nhận thức chân thật là khoa học (and true perception is science), dạng mô hình: bản chất triết chưa khoa học –thực chất triết khoa học –tính chất triết không khoa học.

Nói cách khác, nhận thức đúng đắn từ triết gắn liền với sự chân thật của con người; người không chân thực không thể là nhà triết học (an innauthentic person cannot be a philosopher), không thể là giáo sư triết học (cannot be a philosophy professor), cũng không thể là người hiểu biết triết lý (nor can one undestand philosophy) hay không thể là “nhà hiền triết” [23] (or cannot be a “sage”) như có người trong giới triết học đã nêu ra.

2) Xây dựng văn hoá trong triết học phát triển:

Triết học phát triển và văn hoá gắn liền với văn hoá triết học phát triển hay văn hoá trong triết học phát triển (culture in philosophy of development); triết học không phát triển là không có văn hoá (philosophy without development is without culture). Tuy nhiên, giới nghiên cứu chưa hiểu rõ mối liên hệ giữa văn hoá, triết học và phát triển như sau: nhận thức chưa chân thật sáng tạo chưa phát triển; nhận thức không chân thật sáng tạo không phát triển; nhận thức chân thật sáng tạo là phát triển (true creative awareness is developpment), dạng mô hình: bản chất nhận thức chưa chân thật phát triển – thực chất nhận thức chân thật phát triển – tính chất nhận thức không chân thật phát triển. Tức là, xây dựng văn hoá trong triết học phát triển đòi hỏi giới nghiên cứu cần phải đổi mới sáng tạo tư duy về triết học chưa phát triển sang phát triển, hay đổi mới sáng tạo tư duy về triết học chưa văn hoá sang văn hoá (about philosophy from culture into culture); không đổi mới tư duy như vậy thì không thể xây dựng được văn hoá trong triết học phát triển, hay không thể nhận thức đúng đắn sự phát triển (or unable to perceive development).

3) Xây dựng đất nước phát triển bền vững:

Triết học văn hoá và phát triển có mối liên hệ với nhận thức đất nước phát triển bền vững.Tuy nhiên, giới nghiên cứu chưa làm rõ mối liên hệ giữa triết học và phát triển bền vững như sau: nhận thức chưa chân thật chưa phát triển bền vững; nhận thức không chân thật không phát triển bền vững; còn “nhận thức chân thật là phát triển bền vững” (true awareness is sustainable development) – khái niệm biểu hiện nhận thức “sự cân đối, cân bằng, hài hoà lâu bền về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý vững chắc về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [24]. Phát triển bền vững có mô hình như sau: “sự sống chưa có văn hoá, thế giới tự nhiên chưa phát triển lâu bền – cuộc sống có văn hoá, thế giới tự nhiên và xã hội loài người phát triển bền vững – sức sống không có văn hoá, xã hội loài người không phát triển vững chắc” [25]. Điều đó có nghĩa, xây dựng đất nước phát triển bền vững (build a country with sustainable development) đòi hỏi giới lãnh đạo cần nhận thức đúng về phát triển, bảo đảm đất nước phát triển bền vững(to the essence of national sustainable development); không nhận thức đúng đắn nguyên lý phát triển, không thể xây dựng đất nước phát triển bền vững (it is impossible to build a country with sustainable development). Nói cách khác, xây dựng đất nước phát triển bền vững gắn liền với đảm bảo nền hoà bình thật sự hay cuộc sống thái bình thịnh vượng của con người.

Kết luận

Triết học văn hoá phát triển biểu hiện thực chất nhận thức chân thật hài hoà về môi trường sống, công bằng, bình đẳng công lý, cuộc sống thái bình thịnh vượng của con người. Hiện nay, khái niệm này chưa được giới nghiên cứu làm rõ về các mặt hình thức không thật, tri thức cá nhân; nội dung chưa thật, tri thức nhóm; nguyên lý sự thật, tri thức cộng đồng. Đây được nhìn nhận là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thiếu hiểu biết của nhiều người về từ, ngữ, khái niệm, học thuật nói chung, triết học, văn hoá, phát triển nói riêng; chưa đáp ứng yêu cầu phát triển tự nhiên, xã hội, con người, quốc gia. Do đó, để “quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” như Hiến pháp Việt Nam 2013 đã xác định, giới nghiên cứu, lãnh đạo cần phải thay đổi tư duy từ không chân thực, chưa chân thực sang chân thực, nhận thức đúng đắn từ triết, xây dựng văn hoá trong triết học phát triển và đất nước phát triển bền vững.

……………………..

Tài liệu trích dẫn:

[1], [2] https://vanhoavaphattrien.vn/nha-giao-van-hoa-doi-dieu-suy-nghi-a21528.html

[3] https://tuoitre.vn/quoc-gia-hung-manh-nhat-the-gioi-my-thu-nhat-viet-nam-xep-hang-30-20230101103237168.htm

[4] Joseph S. Nye Jr. Dịch giả Lê Trường An. Quyền lực mềm – Ý niệm mới về thành công trong chính trị thế giới. Nxb. Tri thức, năm 2017.

[5] Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Anh-Việt, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1993, tr. 1719.

[6] Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt.Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, 2005, tr. 811.

[7], [16], [21] https://vanhoavaphattrien.vn/luan-ve-van-hoa-quyen-luc-a18469.html

[8] https://giacngo.vn/doi-dieu-tan-man-tu-tac-pham-ban-ve-phan-triet-hoc-post47873.html

[9] https://nhandan.vn/cuoc-chien-khong-khoan-nhuong-voi-nan-phan-biet-chung-toc-post737231.html

[10] https://www.marxists.org/vietnamese/lenin/1919/jul/11.htm

[11] https://vietnamnet.vn/bai-dien-van-huyen-thoai-cua-abraham-lincoln-hon-150-nam-truoc-769413.html

[12]https://www.qdnd.vn/phong-chong-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/bai-1-nhung-bien-tuong-nguy-hai-cua-su-tha-hoa-quyen-luc-636537

[13] https://vanhoavaphattrien.vn/luan-ve-long-do-ky-va-van-hoa-do-ky-a18125.html

[14] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, t. 8, tr. 262.

[15] https://vietnamnet.vn/quan-niem-ve-quyen-luc-va-hanh-phuc-cua-thien-su-thich-nhat-hanh-810855.html.

[17] http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211781

[18] https://vanhoavaphattrien.vn/van-hoa-luat-thuc-chat-dinh-nghia-va-nhan-thuc-a20873.html

[19] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 75.

[20] https://www.vietnamplus.vn/trai-davis-cuoc-dau-tranh-chinh-tri-ngay-tai-hang-o-cua-dich/859109.vnp

[22] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Tuyen-bo-ve-quyen-phat-trien-1986-275833.aspx

[23] https://tuyengiao.vn/cung-suy-ngam/thay-nha-hien-triet-mot-dua-be-132074

[24] https://vanhoavaphattrien.vn/giai-ma-bi-an-chu-so-tu-nhien-su-song-luat-phat-trien-a16619.html

[25] https://vanhoavaphattrien.vn/triet-luan-ve-nguon-goc-su-song-a19773.html

………………

Ngày 15/11/2023

N.H.Đ

PGS, TS. Nguyễn Hữu Đổng

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/triet-hoc-van-hoa-phat-trien-thuc-chat-va-nhan-thuc-a21748.html