Kỳ 54
HAI KẾ HOẠCH KINH TẾ CHỐNG KHỦNG HOẢNG: Trước tình hình kinh tế gay gắt, đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng, chính phủ Liên Xô do Thủ tưởng Pap lốp đứng đầu đã soạn thảo cương lĩnh chống khủng hoảng gọi là “Chương trình liên hiệp hành động”. Cùng lúc đó cựu Phó Thủ tướng Nga Stalin cùng với nhà kinh tế học Mỹ Arisơ ở Trường Đại học Harvard thảo ra “Kế hoạch Harvard” đối lập với kế hoạch của Chính phủ.
Chỗ giống nhau của hai kế hoạch này là đều chủ trương lấy kinh tế thị trường thay thế kinh tế kế hoạch, đa dạng hóa hình thức sở hữu thực hiện phí quốc hữu hóa, bảo đảm kinh doanh tự do, thả nổi giá cả và phát triển tự do cạnh tranh.
Nhưng hai kế hoạch này đối lập về nguyên tắc phương án của chính phủ Liên Xô chủ trương trước tiên sử dụng phương tiện hành chính kinh tế để thoát khỏi khủng hoảng, sau đó xác định kỳ hạn chuyển sang kinh tế thị trường. Kế hoạch Harvard đòi chuyển ngay sang kinh tế thị trường. Kế hoạch chính phủ Liên Xô chủ trương xây dựng công ty cổ phần xí nghiệp với chế độ sở hữu tập thể là chủ yếu, chế độ tư hữu chỉ là bổ sung. Kế hoạch Harvard lấy chế độ tư hữu làm trụ cột, đòi đến năm 1993 tư hữu hóa với quy mô lớn, biến phần lớn xí nghiệp quốc doanh thành tư hữu. Kế hoạch chính phủ nhằm bảo toàn Liên Xô và thị trường thống nhất: tài chính, tiền tệ, tín dụng, hải quan, thuế. Kế hoạch Harvard nhằm biến Liên Xô thành một tổ chức kinh tế như khối cộng đồng chung. Kế hoạch của chính phủ không tán thành việc ỉ lại viện trợ phương Tây, cho rằng không có viện trợ phương Tây vẫn có thể chuyển sang kinh tế thị trường. Kế hoạch Harvard dựa hẳn vào phương Tây, cho rằng chỉ có như vậy mới tránh được sự sụp đổ kinh tế, nhanh chóng thực hiện được kinh tế thị trường.
Nhưng Goocbachốp lại ủng hộ kế hoạch Harvard, cho rằng hai phương án không có gì mâu thuẫn, bổ sung cho nhau. Thái độ của Goocbachốp khi đó với tư cách là Tổng thống đã làm cho kế hoạch Chính phủ mất quyền uy và không thực hiện được.
Goocbachốp ngày càng dựa vào phương Tây để khắc phục khủng hoảng kinh tế và mong chuyển nhanh sang kinh tế thị trường, muốn nhận ở phương Tây 30-50 tỉ đô la một năm. Các nước trong nhóm G7 (Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Canada, Nhật Bản) đòi và đã được Goocbachốp cho xem xét kế hoạch cải tổ của Liên Xô, gây sức ép buộc nước này nếu muốn nhận được viện trợ phải đẩy mạnh tư hữu hóa, dân chủ hóa, để cho các dân tộc tự quyết, phi quân sự hóa, có nghĩa là làm tan rã Liên Xô và thủ tiêu của Chủ nghĩa Xã hội. Nhưng Goocbachốp đã chấp nhận tất cả để mong được viện trợ, hứa thúc đẩy hơn nữa dân chủ hóa chính trị, thị trường hóa kinh tế. Tháng 7-1991, Goocbachốp đã nhân nhượng cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược của Liên Xô trong Hiệp định kí với Tổng thống Mỹ Busơ, thừa nhận độc lập của ba nước Ban tích, dự định trả lại cho Nhật Bản bốn đảo phía Bắc Nhật Bản, chấm dứt viện trợ cho Cuba. Busơ đã lớn tiếng lên lớp nhà lãnh đạo Liên Xô và cho Liên Xô hưởng quyền ưu đãi tối huệ quốc trong thương mại. Nhưng mà còn lâu Liên Xô mới nhận được viện trợ thỏa mãn nhu cầu của mình từ phía phương Tây.
(Còn nữa)
CVL
PGS TS Cao Văn Liên
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/nhung-van-de-lich-su-the-gioi-ky-54-a22321.html