Truyền thuyết về Rồng, vị trí và ý nghĩa của Rồng trong 12 con Giáp

Ở phương Đông con Rồng được biểu trưng hóa thành cái tuyệt mỹ tuyệt đối, là biểu tượng cho quyền lực tuyệt đối của chế độ phong kiến, là biểu tượng của hạnh phúc song toàn, trọn vẹn.

b1arong-thoi-ly-1704075758.jpg

Nguồn: Ỉnternet.

 

Mười hai con giáp.

Con Rồng đứng đầu trong bộ tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng. Bốn con vật này tạo ra vẻ đẹp hoàn mỹ, cho cái “phú quý song toàn đinh tài lưỡng vượng”, bốn con vật này còn tượng trưng cho thế giới phẩm hạnh trọn vẹn được sắp xếp theo trật tự từ trên trời – dưới đất, trên cạn – dưới nước, vừa có con bò lại vừa có con chạy, lại vừa có con bay. Rồng được đứng đầu vì nó vừa bay được trên không, vừa là chủ của thế giới thủy cung, lại có thể hóa thành thân kiếp khác để đi ngao du trên cạn, nghĩa là một con vật toàn tài nhất.

Mười hai con giáp hay văn hóa 12 (một cách gọi khác của văn hóa 12 con giáp) có nguồn gốc như thế nào thì cho đến ngày nay vẫn là một vấn đề khó giải đáp một cách chính xác. Hiện nay phần lớn các nhà lý luận đều cho rằng nguồn gốc của 12 con giáp có liên quan đến sự sùng bái vật tổ của người thượng cổ từ thời nguyên thủy.

Người xưa cho rằng: Mười hai con giáp là mười hai loài cầm thú, chim muông, con vật thần linh… con giáp từ Hán Việt là sinh tiếu, sinh tức chỉ năm sinh của con người; tiếu tức chỉ sự giống nhau, đồng dạng tương tự giữa con người và động vật. Theo truyền thống văn hóa của người Trung Quốc,thì mười hai con giáp được dùng để biểu thị năm sinh của con người, đó là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Người xưa còn cho rằng: Con người sinh vào năm nào thì số mệnh giống như số mệnh của con giáp năm đó, ví dụ như người sinh năm con Chuột thì cầm tinh con Chuột (tuổi Tý), người sinh năm Hợi thì cầm tinh con Lợn… Do đó trong dân gian người ta còn gọi mười hai con giáp là mười hai con vật cầm tinh.

Truyền thuyết về Rồng

Theo các nhà nghiên cứu, thì Rồng (Thìn) chỉ là một con vật tưởng tượng không có thật trong đời sống thực tế, cho dù thực tế cổ xưa đi nữa. Nhưng do là con vật tưởng tượng nên Rồng đã được đưa khá nhiều vào thành ngữ tiếng Việt, Rồng hay Long, Phụng đều được Việt Nam hóa và và đưa vào các thành ngữ đối,ẩn dụ. Trên thực tế thì trong 12 con giáp, chỉ có con Rồng là con vật huyền thoại. Rồng không thuộc thế giới động vật mà con người có trong tay để thuần dưỡng, nuôi nấng. Chính vì vậy mà tuy nó xâm nhập, ăn sâu vào trong đời sống, nhất là trong đời sống tâm linh của con người, nhưng nó cũng rất xa vời gây ra cho con người phần nào cũng phải sợ nó.

Vì con Rồng là con vật tưởng tượng, nên xuất xứ của nó không giống với các con vật khác trong 12 con giáp. Vậy con Rồng xuất hiện như thế nào, và một điều chắc chắn là loài người chúng ta chưa có ai gặp Rồng thật bao giờ, nhưng trên thực tế thì hình ảnh của con Rồng thì hầu như ai cũng biết.

Ở phương Đông, con Rồng là vật đứng đầu trong 4 loài tượng trưng cho sự phong lưu, sung sướng của con người, gọi là Tứ quý, đó là Rồng, Lân, Rùa, Phượng (Long, Lân, Quy, Phượng). Khác với phương Đông, ở phương Tây, con Rồng lại được tượng trưng cho sức mạnh của ma quỷ thường hay quấy rối loài người, Rồng là quái vật hung thần dữ tợn, nhưn đồng thời cũng là quái vật giữ kho báu.

Ở Trung Quốc thời cổ đại thì con Rồng cũng được xem như một con thú hung dữ, trong quá trình tồn tại, nó được người Trung Quốc hư cấu thành một con vật như loài bò sát sát kỳ dị có 4 chân và nhiều nét tương tự con Rồng của người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam có truyền thống nông nghiệp lúa nước coi đó là biểu tượng tốt đẹp nhất và người Việt Nam ta còn gắn liền với truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. Trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc (179 Tr.cn – 905), hình tượng con Rồng có phôi pha cho đến khi giành được độc lập nó mới được ghi nhận đích thực, đặc biệt là từ thời nhà Lý được thành lập từ năm 1009.

Trong văn hóa truyền thống Á – Âu, con Rồng có xuất xứ đa dạng. Nhà nghiên cứu Lê Huy Tiêu (người thầy suốt đời tận tụy với sự nghiệp trồng người và đắm đuối với công việc nghiên cứu, dịch thuật văn học Trung Quốc) cho rằng ở Trung Quốc thì con Rồng là con vật xuất hiện đầu tiên trong thần thoại. Năm 1997, người ta đã đào được ở huyện Ung Nút (Mông Cổ) một vật bang ngọc thạch hình con Rồng, chứng tỏ Rồng đã xuất hiện ít nhất 5000 năm về trước.

Trong cuốn Thuyết văn Bách khoa toàn thư của Trung Quốc đã miêu tả về con Rồng như sau: “Rồng là loài vật có vẩy, lúc ẩn, lúc hiện, có thể nhỏ hơn, có thể to, có khi ngắn, có khi dài, mùa xuân thì bay lên trời, thu đến thì chìm sâu xuống dưới đầm”. Rồng thực chất cũng chỉ là con vật thần kỳ do con người tưởng tượng ra. Điều bí ẩn của con Rồng trong văn hóa của người phương Đông được các nhà khoa học, văn hóa tiếp tục nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu cho đến nay đều cho rằng “Rồng là vật bắt nguồn từ Totem Rắn xưa kia”. Trong các sách cổ phương Đông coi thủy tổ loài người, vua chúa, các bậc thánh hiền đều là Rồng. Thân con Rồng chính là con Rắn “nó thêm bốn chân thú, đầu ngựa, đuôi linh cẩu, sừng hưu, móng chó, vẩy và râu cá”.

Và dần theo thời gian, Rồng đã chuyển hóa từ chỗ là Totem của một bộ tộc và bộ lạc thành tượng trưng cho quyền uy tối thượng. Chỗ ở của vua gọi là “Long cung” chỗ ngủ gọi là “Long sàng”, bước đi gọi là “Long bộ”, mình vua gọi là “Long thể”, mặt vua gọi là “Long nhan”, áo vua mặc gọi là “Long bào” có thêu hình con Rồng năm móng v.v…

Trong dân gian thì con Rồng chính là con vật tượng trung cho linh thiêng và điềm lành. Trong số 12 con giáp thì năm Rồng (tức là năm Thìn ứng với các năm như Giáp Thìn, Bính Thìn, Mậu Thìn, Canh Thìn, và Nhâm Thìn) là năm đại cát, ai tuổi Thìn sẽ thành đạt, vẻ vang phú quý hơn người, mặc dù có cao số (đối với người nữ tuổi Thìn). Dân gian đã có câu “mả tang hàm rồng” là chỉ một ai đó có hồng phúc.

Hình tượng con Rồng muôn hình dáng vẻ, màu sắc rực rỡ, không chỉ được thấy trong thơ ca, tiểu thuyết, hội họa, điêu khắc và kiến trúc chùa chiền, đồ mỹ nghệ, trải qua các thời đại, mà nó còn đi sâu vào phong tục tập quán dân gian. Trong những ngày lễ, ngày tết ở phương Đông đâu đâu cũng thấy hình ảnh con Rồng. đặc biệt là múa lân trong các ngày lễ đầu năm và tết Trung thu như ở Việt Nam và Trung Quốc và còn có cả tục bơi thuyền, nhiều người còn thích treo tranh “cá chép vượt vũ môn”, cá chép vượt được vũ môn sẽ hóa thành Rồng.

Ở phương Tây cũng có truyền thuyết về con Rồng, nhưng nhìn chung là rất ít, nhưng hình tượng con Ròng khác với phương Đông. Con Rồng trong thần thoại của người Hy Lạp không có khí thiêng quấn quýt mà là con vật to lớn, ẩn nấp trong hang động, chứ không by lượn ở trên trời. “mai màu tím của nó phát ra ánh sáng, mắt sáng rực như lửa, thân to và có chất độc, trong miệng có ba hàm rang thè lè một chiếc lưỡi ba đầu”. Nó uống máu người, Rồng còn trông coi cừu vàng, táo vàng. Con vật coi cửa âm phủ là con Rồng ác “có ba đầu, nửa thân dưới là đuôi Rồng, cái mồm đầy rãi rớt, trên lưng và trên đầu cuốn đầy rắn độc” và con Rồng thường bị những người dung sỹ như Héc Quyn tiêu diệt v.v…

Ở phương Tây cũng như ở phương Đông, thần thoại cổ đại đã định hướng tư duy của con người và hình thành mô thức thưởng thức tưởng tượng của họ. Người phương Tây và người phương Đông dù trải qua bao nhiêu đời, nhưng vẫn không thay đổi được nếp nghĩ đã in sâu trong tâm trí họ và họ đều mang trong mình dòng máu tổ tiên của họ, trên vai họ có sẵm một nền van hóa phong phú và nặng nề. Chính vì vậy, mà con Rồng trong văn hóa của người phương Tây nó bị coi là tà dâm và ác quỷ, nhưng trong văn hóa của người phương Đông thì hình tượng con Rồng lại được sùng bái coi như thánh thần.

Con Rồng theo truyền thuyết của người Trung Quốc không phải là không có, sông Dương Tử là một trong hai con sông lớn nhất của Trung Quốc. Ngày xưa người dân đã sinh sống ven song kể nhiều câu chuyện truyền thuyết về Rồng sống ở đây. Các câu chuyện tuy khác nhau về chi tiết, nhưng lại giống nhau ở chỗ đều nói về Rồng xuất hiện vào những ngày giông bão, gây tai họa lụt lội cho nhân dân. Cho đến ngày nay, các cuộc khảo sát khoa học về thủy sinh vật ở sông Dương Tử đều khẳng định không có Rồng.

Hiện nay ở trên thế giới theo các nhà khao học thì có một số loài thằn lằn hình thù giống như Rồng thần thoại nên được gọi là Rồng, và họ phân biệt có bốn loại Rồng chính  đó là: Rồng đất; Rồng bay (còn gọi là tắc kè bay); Rồng Kô mô đô (hay Kỳ đà Kô mô đô) và Rồng châu Úc (còn gọi là Rồng Cổ lá sen).

Nhìn chung, về xuất xứ của con Rồng (Thìn) theo quan niệm của người phương Tây và người phương Đông, của mỗi dân tộc đều khác nhau từ xưa tới nay, người ta đều nghĩ Rồng (Việt) gốc từ con Long (Trung Quốc), thực ra cũng không hẳn nư vậy. Con Long Mã của nghệ thuật Trung Quốc xuất hiện muộn thời Tần – Hán (221 Tr.cn – 220), trước tiên được tìm thấy ở lưu vực sông Trường Giang, mang tính thú (4 chân). Trong khi đó Rồng của nghệ thuật Đông Sơn Việt cổ thời đại Hùng Vương đến thời An Dương Vương (năm 696 Tr.cn – 179 Tr.cn) trên Trống đồng, Thạp đồng mang hình “con rắn nước, nằm ngữa bụng thành hình con thuyền, đuôi dài đằng rái, đầu là đằng mũi, há mồm như nuốt chim thiêng đang lao vào miệng rắn”.

Ý nghĩa của con Rồng, và vị trí của Rồng trong 12 con giáp

Như chúng ta đã biết trong 12 con giáp thì con Rồng (Thìn) đứng ở vị trí thứ 5, nó đứng sau các con vật là Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Hổ), Mão (Mèo) và đứng trước các con vật là Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Lợn).

Tuy là con vật tưởng tượng, song con Rồng như các nhà nghiên cứu sử học chỉ ra có tiền thân là con cá sấu, vì thế so với bốn con vật đứng trước nó, nó cũng có bốn chân và vượt hơn bốn con đó, cũng như hơn hẳn các con vật đứng đằng sau nó, phẩm chất này đã biến con cá sấu thành con vật huyền thoại. Mặt khác, số con vật trở thành huyền thoại như con Rồng ngày càng được tôn vinh, ngày càng có ý nghĩa biểu tượng cao cả như con Rồng khá hiếm hoi trong văn học nghệ thuật nói riêng và văn hóa nói chung.

Ở phương Đông con Rồng được biểu trưng hóa thành cái tuyệt mỹ tuyệt đối, là biểu tượng cho quyền lực tuyệt đối của chế độ phong kiến, là biểu tượng của hạnh phúc song toàn, trọn vẹn.

Con Rồng đứng đầu trong bộ tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng. Bốn con vật này tạo ra vẻ đẹp hoàn mỹ, cho cái “phú quý song toàn đinh tài lưỡng vượng”, bốn con vật này còn tượng trưng cho thế giới phẩm hạnh trọn vẹn được sắp xếp theo trật tự từ trên trời – dưới đất, trên cạn – dưới nước, vừa có con bò lại vừa có con chạy, lại vừa có con bay. Rồng được đứng đầu vì nó vừa bay được trên không, vừa là chủ của thế giới thủy cung, lại có thể hóa thành thân kiếp khác để đi ngao du trên cạn, nghĩa là một con vật toàn tài nhất.

Trong tiếng Hán, con Rồng được gọi là Long, được dùng để chỉ một loài vật khổng lồ thời tiền sử đã bị tuyệt chủng, đó là loài khủng long đã bị tuyệt chủng cách ngày nay khoảng 65 triệu năm.

Rồng phương Tây thì được miêu tả là hung dữ, độc ác, hút máu người, còn Rồng phương Đông thì ngược lại thường được miêu tả cùng mây gió, với khí lành, khí thiêng quấn quýt. Rồng Trung Hoa, hay Rồng Việt Nam thường chỉ phun mưa hoặc làm ra mây mù, sấm chớp. Con Rồng gắn liền với văn minh nông nghiệp lúa nước của khu vực Đông Nam Á, cũng có con Rồng phun lửa nhưng nó lại mang ý nghĩa khác.

Trong 12 con giáp Thìn (Rồng), trong một vòng “lập thục hoa giáp” Thìn ứng với các năm có đuôi số thự tự như sau: Giáp Thìn ứng với các số đuôi trong bảng Can Chi: 04 – 24 – 44 – 64 - 84; Bính Thìn ứng với các số đuôi sau: 16 – 36 – 56 – 76 – 96; Mậu Thìn ứng với các số đuôi sau: 08 – 28 – 48 -68 - 88; Canh Thìn ứng với các ố đuôi sau: 00 – 20 -40 – 60 – 80; Nhâm Thìn ứng với các đuôi số trong bảng Can chi 12– 32– 52 – 72 – 92;

Các đuôi số trên là đuôi số của Thìn trong bảng Can – Chi, và theo “Tam hợp” Tý – Thìn - Thân thì chúng hợp với nhau là bởi vì đuôi số của các năm Tý và Thân cũng đều là tất cả các số trên. Năm 2024 là năm Giáp Thìn, cứ 12 năm là một Giáp, thì đến năm Thìn tiếp theo sẽ là năm Bính Thìn 2036, và theo một vòng “Lục thập hoa giáp” (60 năm) thì đến năm 2084 sẽ là năm Giáp Thìn.

 Vương Quốc Hoa

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/truyen-thuyet-ve-rong-vi-tri-va-y-nghia-cua-rong-trong-12-con-giap-a22605.html