Nhân Ngày Thuốc Việt Nam 27/2: Lương y như từ mẫu

3h sáng bà một bà cụ 60 tuổi được chồng đưa đến Bệnh viện cấp cứu với triệu chứng đau ngực, khó thở không chịu nổi. Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim cấp độ ba, thở máy không xâm lấn, tiên lượng rất nặng, nguy cơ t.ử v ong trong đêm.

Tại khoa Hồi sức Tim mạch, sau khi khám và cho bệnh nhân dùng thuốc, vị bác sĩ phó trưởng khoa, mời người nhà đến để giải thích bệnh và đưa ra cách điều trị.

Chồng bệnh nhân là cụ ông 82 tuổi, vóc dáng gầy yếu, chống gậy đến gặp bác sĩ.

Nhớ lại thời điểm đó, vị bác sĩ chia sẻ anh không thể quên được ánh mắt buồn bã và bối rối của người chồng.

dt2bsav-1708920438.jpg

Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Nghe bác sĩ thông báo tình trạng nguy kịch của vợ, cần ít nhất khoảng hơn 10 triệu (ngoài số tiền bảo hiểm y tế sẽ chi trả) để nong t im khẩn cấp, ông cụ rơm rớm, nói trong bất lực rằng mình không có tiền.

Ông kể vợ chồng có một người con nhưng đã mất khi mới 25 tuổi. Từ quê nhà không ruộng, không vườn, hai ông bà dắt díu nhau lên thành phố ở trọ, làm thuê kiếm sống. Trước đây còn sức khoẻ ông làm thợ mộc, phụ hồ còn bà đi làm cỏ mướn. Những năm gần đây ông già yếu không làm nổi, bà chuyển sang bán vé số.

Trước Tết, ông phát bệnh đau bao tử phải m.ổ, nằm một chỗ. Mỗi ngày bà đi bán vé số, thu nhập trung bình 100.000 đồng, lo thuốc thang, ăn uống, nhà trọ... cho hai người, không dư được đồng nào.

Sáng nay, bà vừa đi lấy 150 tờ vé từ đại lý về, chưa kịp đi bán thì ng.ã quỵ. Giờ đại lý không cho trả lại, ông ốm yếu chẳng thể đi bán lẻ. Tập vé số là tài sản lớn nhất của vợ chồng ông.

Trước hoàn cảnh quá khó khăn của đôi vợ chồng già, vị bác sĩ đã bỏ tiền túi mua lại tất cả vé số cho ông cụ. Anh cho biết lúc đó chỉ nghĩ đơn giản là cứ mua, để ông giảm bớt gánh nặng tâm lý trước và có ngay một số tiền nhỏ phòng trường hợp cần.

Đồng thời, trong lúc ông cụ về nhà trọ lấy vé số, bác sĩ vừa tiếp tục hồi sức, vừa chụp hình tóm tắt bệnh lý, hoàn cảnh bệnh nhân gửi tới phòng Công tác Xã hội của Bệnh viện để tìm cách giúp.

Đến 5h sáng, phòng Công tác phản hồi đã có nhà hảo tâm hứa hỗ trợ chi phí cho ca mổ. Ê kíp can thiệp mạch vành khởi động, tranh thủ "giờ vàng" cứu bệnh nhân. Sau 20 phút, kíp can thiệp đặt thành công một stent thông lại mạch m.áu cho bệnh nhân. Sau một ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh táo, khỏe, ngồi được và không phải thở oxy.

Khi ông cụ mang tập vé số tới bệnh viện trao cho vị bác sĩ cũng là khi trái tim bà được tái tưới m.áu, đập đều trong lồng ngực.

Một số điều dưỡng, bác sĩ trong khoa Hồi sức Tim mạch đã mua khoảng 20 tờ vé số cho ông cụ.

Một bệnh nhân đang nằm giường kế bên chứng kiến câu chuyện đã mua 30 tờ, song "nhờ bác sĩ cho nợ" vì nằm viện không mang theo tiền, hứa hôm nào tái khám nhất định sẽ trả. Vị bác sĩ đồng ý ngay.

Còn hơn 100 tờ vé số, anh đăng lên nhóm liên lạc nội bộ bệnh viện "rao bán". Chỉ sau vài chục phút, toàn bộ vé số không những bán hết mà còn dư 500.000 đồng. Số tiền dư được giao ngay cho ông cụ.

Hiện, bà đã tỉnh táo, khỏe mạnh, xuất viện ngày sau đó vài ngày. Ngoài số tiền bảo hiểm y tế chi trả, chi phí còn lại do Bệnh viện miễn giảm và các nhà hảo tâm hỗ trợ.

Một bác sĩ khoa Sản khi biết câu chuyện đã kêu gọi quyên góp và trao cho ông bà 9,2 triệu đồng. Số tiền này, ông bà dự định trang trải chi phí sinh họat, nhà trọ và thuốc men trong những ngày dưỡng bệnh, chưa đi bán vé số trở lại.

Chuyện quê

Phạm Đình Kỳ

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/nhan-ngay-thuoc-viet-nam-272-luong-y-nhu-tu-mau-a23453.html