Mạn đàm về AN TOÀN và RỦI RO trong kinh doanh

Do tác động của đại dịch các ngành kinh tế ít nhiều đều bị ảnh hưởng, nhất là các kênh đầu tư kinh doanh mới nổi và sôi động trước khi dịch COVID19 quay trở lại. Một số bạn đọc hỏi có nên rút lui hay tiếp tục đầu tư trong bối cảnh hiện tại. Và trong lúc này có nên tin vào lý thuyết kinh tế học của các nhà kinh tế học hay không. Xin trao đổi mạn đàm cùng bạn đọc đôi điều về vấn đề này.

cd123-1621302535.jpg

 

16 trạng thái cảm xúc của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

Các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trên thế giới đã mô tả cảm xúc của người đầu tư trong lĩnh vực này qua 16 trạng thái: "Nghi ngờ - Hy vọng - Lạc quan - Cảm xúc - Hưng phấn - Thỏa mãn - Lo ngại, băn khoăn - Từ chối, chối bỏ - Sợ hãi - Tuyệt vọng - Hoảng loạn - Xem xét lại tài sản - Tức giận - Chán nản - Mất niềm tin". Từ đó chỉ ra những đoạn nên đầu tư và những đoạn không nên đầu tư. Theo đó, giai đoạn thị trường đang thăng hoa, hưng phần nhất thì nên làm ngược lại tâm lý đám đông trong kinh doanh là quyết định giảm tỷ trọng đầu tư. Và ngược lại giai đoạn thị trường trầm lắng, chán nản nhất là giai đoạn tăng tỷ trọng đầu tư. Thoảng nghe qua, thì đây là điều có vẻ đi ngược lại những gì mà các nhà kinh tế học vẫn giảng dạy. Tuy nhiên, điều này thực tế lại đúng với những diễn biến trên thị trường khi phần lớn hành vi của người tham gia bị tác động bới các yếu tố tâm lý, cảm xúc.  

Ở đâu còn có THAN PHIỀN

Đó còn CƠ HỘI kiếm tiền TƯƠNG LAI

Ở đâu CHÍN lợi MỘT sai

RÕ RÀNG thuận lợi chẳng ai NHƯỜNG mình.

Jeff Bezos, nhà sáng lập kiêm CEO của tập đoàn thương mại điện tử không lồ Amazon đã biến việc sống chung với thất bại thành và luôn chấp nhận rủi ro là một phần trong văn hóa kinh doanh của Amazon. Vị tỷ phú giàu thứ nhì thế giới này từng phát biểu với phóng viên của Business Insider rằng: “Giả sử 10 lần cố gắng thì có 9 lần bạn sẽ thất bại. Nhưng rồi sẽ có lúc bạn giành được một chiến thắng vang dội, bằng 1.000 lần thành công của những người bình thường. Khi đó, chỉ cần 10% cơ hội là quá đủ để đặt cược”.

Một trụ cột quan trọng khác trong văn hóa của Amazon là cách tiếp cận "ngõ cụt" để đổi mới. Bạn cảm thấy đang đi vào ngõ cụt khi ý tưởng thất bại nhưng nếu khách hàng đón nhận cách làm mới, ngõ cụt đó sẽ trở thành một đại lộ rộng lớn. Lý thuyết này dựa trên niềm tin bao trùm của Bezos trong việc chú ý đến những gì khách hàng muốn hơn là những gì người khác đang làm.

Dù chiến lược này từng chứng kiến một số thất bại như smartphone Amazon Fire chỉ tồn tại trong 1 năm và tiêu tốn 170 triệu USD nhưng nó cũng đem về không ít thành công. Nổi bật nhất là Amazon Web Services, nền tảng điện toán đám mây đã thu về hơn 25 tỷ USD cho tập đoàn trong năm 2018.

am112-1621304272.jpg
 

Jeff Bezos, nhà sáng lập kiêm CEO của tập đoàn thương mại điện tử không lồ Amazon

Từ đó khiên ta tự đặt ra câu hỏi, tại sao trên thế giới, phần lớn những người chuyên đi thuyết giảng cho người khác về cách làm giàu như các nhà kinh tế học, các Giáo sư kinh tế mà họ chẳng thể trở thành tỷ phú?

Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do nhà kinh tế học luôn bị áp lực phải QUẢN LÝ tốt nhất những gì mình đang có, không thể THẤT BẠI, không thể chấp nhận RỦI RO như người khác. Họ phải chọn ra một vùng AN TOÀN nhất cho những quyết định của mình. Vì nếu thất bại anh ta sẽ chẳng dám đứng trên người khác để rao giảng về cách làm giàu nữa. Và nếu có cố làm việc đó cũng sẽ chẳng ai tin anh ta nói nữa. Họ nghĩ rằng họ phải từ bỏ một thứ gì đó có giá trị để đạt được một điều gì khác lớn hơn. Đó chính là lý do khiến cho Chi phí cơ hội để họ làm giàu luôn CAO hơn những người khác.

Mặc khác, thực tế hơn 300 năm qua cho thấy, sự giàu có của các tập đoàn kinh tế đến các quốc gia hùng mạnh không chỉ đến duy nhất bằng con đường QUẢN LÝ tốt nhất những nguồn lực HIỆN CÓ của mình (tránh thất thoát, lãng phí, tránh rủi ro) mà phần lớn đến từ những con đường chấp nhận RỦI RO trong khả năng cho phép để tìm ra sự KHÁC BIỆT vượt trội từ những phát minh, đổi mới và khám phá không ngừng...

Cứ đi trên con đường đã có SẴN, đã QUEN thuộc về mặt lý thuyết sẽ AN TOÀN, đỡ VẤT VẢ, đỡ RỦI RO hơn việc phải ĐẦU TƯ khai phá ra con đường mới. Nhưng đồng thời cũng mất đi CƠ HỘI được trải nghiệm, được KHAI PHÁ ra những LỢI ÍCH hoặc THIỆT HẠI trên con đường mới.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, mức độ An toàn hay Rủi ro của mỗi một chủ thể hiện hữu là rất khác nhau. Nó phụ thuộc vào các NGUỒN LỰC hiện có, TRÌNH ĐỘ quản trị vận hành, MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI, và CHI PHÍ CƠ HỘI để thực hiện nó. Nên đừng thấy sự THÀNH CÔNG của người khác mà thèm khát mơ tưởng quá viển vông, nhưng cũng đừng thấy THẤT BẠI của người khác mà run sợ chẳng dám thay đổi, chẳng dám có những ước mơ chính đáng của riêng mình.

Hãy chủ động vạch ra cho mình một KẾ HOẠCH có lộ trình và những BƯỚC ĐI phù hợp với NGUỒN LỰC của bản thân, trình độ QUẢN LÝ, yêu cầu NGOẠI CẢNH và chi phí CƠ HỘI... Rồi QUYẾT TÂM thực hiện trong phạm vi RỦI RO cho phép! Phần ít ỏi còn lại mới trông mong vào sự MAY MẮN từ sự tương trợ giúp đỡ mong manh của những điều ngẫu nhiên bên ngoài hay LÒNG TỐT của người khác.

Cuối cùng nên nhớ rằng, mọi LÝ THUYẾT hay KINH NGHIỆM của người khác là TƯƠNG ĐỐI, chỉ có THÀNH CÔNG hay THẤT BẠI của bản thân mới là TUYỆT ĐỐI trong cảm xúc HẠNH PHÚC hay KHỔ ĐAU phải trả cho LỰA CHỌN của riêng mình!

Quyết Tuấn

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/man-dam-ve-an-toan-va-rui-ro-trong-kinh-doanh-a2371.html