Kỳ 22
Tư lệnh Nguyễn Hữu An gọi cho Lữ đoàn phòng không:
-A lô, tôi Nguyễn Hữu An đây, tôi ra lệnh cho Lữ đoàn áp sát Long Thành bắn máy bay địch.
-Tuân lệnh đồng chí.
Tên lửa phòng không A 72 bắn cháy ba máy bay A37, hai AD6 và 1 trực thăng vũ trang. Những máy bay như những ngọn đuốc đầy lửa khói gào rú giẫy chết lao ra phía đông. Tuy nhiên địch ở Long Thành vẫn liều chết chống cự. Sau 7 giờ chiến đấu khốc liệt, Sư đoàn trưởng Phạm Minh Tâm gọi:
-A lô, tôi Phạm Minh Tâm đây, tôi ra lệnh cho Trung đoàn 101 và 46 tạm dừng tấn công.
Trong khi đó Sư đoàn 304 của Quân đoàn II do Sư đoàn trưởng Nguyễn Ân chỉ huy đánh vào căn cứ Nước Trong. Mũi tấn công chính của Trung đoàn 10. Mũi tấn công của Trung đoàn 3 cùng 2 xe tăng yểm trợ tấn công theo đường 15 đánh vào, bắn cháy 2 xe tăng địch và 1 số bộ binh. Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 9 Sư đoàn 304 cũng đang tham chiến tại đây. Địch ở căn cứ Nước Trong bị tiêu diệt. Sư đoàn 325 tại Long Thành đổi cách tấn công khi bị ngăn chặn, đổi từ đánh nhanh sang đánh chắc từng bước. Nguyễn Hữu An gọi cho Sư đàn 304:
-A lô, tôi Nguyễn Hữu An đây, tôi ra lệnh cho Sư đoàn 304 tiến đánh Nhơn Trạch.
-Nguyễn Ân đáp:
-Tuân lệnh đồng chí Thiếu tướng.
Trung tướng Nguyễn Văn Toàn gọi cho Lữ đoàn 468:
-A lô, tôi Nguyễn Văn Toàn đây, tôi ra lệnh cho Lữ đoàn 468 thủy quân lục chiến tăng cường phòng thủ Long Thành.
-Tuân lệnh thiếu tướng.
Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn III, Tư lệnh phòng thủ Sài Gòn gọi:
-A lô, cho tôi gặp Sư đoàn 5 không quân.
-Chào Trung tướng, tôi Sư trưởng Sư đoàn 5 không quân xin nghe.
-Ngài hãy cho máy bay ném bom dữ dội chặn Cộng quân đang tấn công ở hướng đông-nam, nếu không tuyến phòng thủ ở đây sẽ sụp đổ.
-Tuân lệnh Trung tướng.
Lập tức máy bay từ sân bay Tân Sơn Nhất cất cánh 114 phi vụ ném không tiếc bom vào Quân đoàn II, bom dội như mưa, lửa đạn ngút trời gieo chết chóc tàn phá, tuy vậy không quân ngụy không cản bước được Quân đoàn II của Tướng Nguyễn Hữu An. Lữ đoàn xe tăng 203 của Quân đoàn bắn cháy hai máy bay F5A/B/C/E, bốn chiếc A-37, ba chiếc A-1, một chiếc HU-1A. Những chiếc máy bay cháy như những bó đuốc trên trời gầm rú nhào ra biển.
Tuy nhiên, dù tăng cường lực lượng và tăng cường không quân ném bom, 16 giờ ngày 27 tháng 4, Sư đoàn 325 của Sư đoàn trưởng Phạm Minh Tâm chiếm được Long Thành, bắt sống 506 tù binh, 12 Trung tá và 2 Thiếu tá, thu và phá hủy 10 khẩu pháo 105mm và nhiều vũ khi quân trang quân dụng khác, đặc biệt là chiếm được tổng kho Long Bình. Sáng 28 tháng 4, Sư đoàn 304 cũng đánh chiếm được Nhơn Trạch. Thiếu tướng Nguyễn Hữu An gọi:
-A lô, Lữ đoàn 164 pháo binh đấy hả? Hãy cho pháo binh dội vào sân bay Tân Sơn Nhất để máy bay không chi viện cho quân ngụy được nữa.
-Tuân lệnh Thiếu tướng.
-A lô, Sư đoàn pháo cao xạ 67 đấy phải không? Cho dội pháo vào sân bay Biên Hòa ngay.
-Tuân lệnh Thiếu tướng.
Đạn pháo sấm sét như mưa dội vào sân bay Tân Sơn Nhất, hàng loạt máy bay bốc cháy đỏ rực phi trường. Trong khi đó Trung tướng Nguyễn Văn Toàn nhận được điện:
-A lô, báo cáo Trung tướng, tuyến phòng thủ hướng đông-nam Sài Gòn của quân ta đã sụp đổ rồi ạ. Đề nghị tăng viện ạ.
Nguyễn Văn Toàn cả sợ:
-Còn lực lượng đâu mà tăng viện cho hướng đông khi cả bốn hướng đang bị tấn công dồn dập.
Lại có điện tiếp:
-A lô, trình Trung tướng, sân bay Biên Hòa bị tấn công ạ.
-A lô, sân bay Tân Sơn Nhất bị Cộng quân pháo kích, nhiều máy bay đã bị cháy.
Nguyễn Văn Toàn buông máy và lẩm bẩm:
-Tuyến phòng thủ quan trọng nhất hướng đông-nam nguy rồi, Sài Gòn nguy to rồi...
Cùng thời gian đó trên hướng đông-bắc, tối 26 tháng 4, trong Tổng hành dinh của Quân đoàn IV, Thiếu tướng Hoàng Cầm, Tư lệnh Quân đoàn gọi cho Sư đoàn trưởng Sư đoàn 341:
-A lô, tôi Thiếu tướng Hoàng Cầm đây. Tôi ra lệnh cho Sư đoàn đồng chí tấn công Trảng Bom, Suối Đỉa và Long Đạt.
-Tuân lệnh Thiếu tướng.
-A lô, tôi Hoàng Cầm đây, tôi ra lệnh cho Sư đoàn 6 của đồng chí cùng Sư đoàn 341 tấn công Trảng Bom, Suối Đỉa, Long Đạt.
-Tuân lệnh đồng chí Thiếu tướng.
-A lô, tôi Hoàng Cầm đây, tôi ra lệnh cho Sư đoàn 7 của đồng chí thọc sâu vào tuyến phòng thủ của địch, tiến đến Hố Nai.
-Tuân lệnh đồng chí Tư lệnh.
4 giờ 7 phút sáng 27 tháng 4, Sư đoàn 341 và Sư đoàn 6 tấn công dữ dội và Trảng Bom, Suối Đỉa, Long Đạt. Tướng Lê Minh Đảo gọi:
-A lô, tôi Thiếu tướng Lê Minh Đảo đây, tôi ra lệnh cho Chiến đoàn 4 cho xe tăng đánh mạnh vào Cộng quân, ngăn chặn cuộc tấn công của họ lại.
-Tuân lệnh Thiếu tướng.
Chiến đoàn 4 vừa ra quân đã bị Sư đoàn 341 bắn cháy bốn xe tăng. 8 giờ 30 phút sáng 27 tháng 4 Trảng Bom thất thủ, Quân giải phóng bắt sống 500 sĩ quan và binh lính. 9 giờ sáng số lính còn lại của Sư đoàn 18 và một Chi đoàn của Lữ đoàn thiết giáp 3 từ Trảng Bom chạy về Suối Đỉa thì bị Sư đoàn 341 Quân giải phóng bắt 2.000 quân và 100 xe các loại, tiêu diệt Lữ đoàn dù 3, Lữ đoàn thủy quân lục chiến 468. Nửa đêm 28 tháng 4, Lữ đoàn 3 xe tăng và Lữ đoàn dù 4 chạy về Gò Vấp. Nhưng Trung đoàn đặc công 134 Quân giải phóng vẫn chưa chiếm được cầu Rạch Cát và cầu Mới.
Tại hướng tây-bắc, sáng 26 tháng 4, Thiếu tướng Vũ Lăng, Tư lệnh Quân đoàn III gọi cho đồng Sư đoàn trưởng Sư đoàn 316 là Đàm Văn Ngụy và Nguyễn Hải Bằng:
-A lô, tôi Vũ Lăng đây, tôi ra lệnh cho Sư đoàn 316 kết hợp với lực lượng vũ trang Tây Ninh tấn công, tiêu diệt các cứ điểm của Ngụy trên đường số 1 và đường 22.
-Tuân lệnh Thiếu tướng.
Thực thi mệnh lệnh, Sư đoàn 316 của Quân đoàn III và lực lượng vũ trang Tây Ninh đánh chiếm một loạt các cứ điểm của ngụy trên quốc lộ 1 và đường 22, chia cắt Sư đoàn 25 ngụy tại Gò Dầu, Trảng Bàng với Sài Gòn, chặn đường rút lui của Sư đoàn 25 về Đồng Dù, Củ Chi, cuối cùng tiêu diệt Sư đoàn 25. Ngày 27 tháng 4, Sư đoàn 316 đánh bại những cuộc phản kích của quân ngụy. Các cuộc đấu pháo suốt 3 ngày dữ dội, hai bên bắn không tiếc đạn, sấm sét, lửa khói vang dội khắp không gian miền tây-bắc Sài Gòn, hai bên trút chết chóc tàn phá vào nhau như mưa. Kết quả đến ngày 29 tháng 4, 39 khẩu pháo các cỡ của Quân đoàn III đã phá nát 33 khẩu pháo 115mm, 105mm của pháo binh ngụy tại Đồng Dù, Trảng Bàng, Gò Dầu Hạ, Bến Kéo, Khiêm Hạnh, phá hủy 11 trận địa pháo, gây thiệt hại 7 trận địa pháo khác. Thiếu tướng Vũ Lăng gọi cho Sư đoàn trưởng Sư đoàn 10:
-A lô, tôi ra lệnh cho Trung đoàn xe tăng 273 thuộc Sư đoàn 10 chuẩn bị phương tiện để vượt sông Sài Gòn tiến vào nội đô.
-Tuân lệnh đồng chí Thiếu tướng.
-A lô, tôi Vũ Lăng đây, tôi ra lệnh lực lượng Công binh của Quân đoàn chuẩn bị phương tiện vượt sông Sài Gòn cho bộ binh, xe tăng, thiết giáp, pháo binh tiến vào nội đô.
-Tuân lệnh đồng chí Thiếu tướng.
Trên hướng tây-nam, lực lượng Đoàn 232 có Sư đoàn 5, Sư đoàn 9, Sư đoàn Phước Long (C30B), sáu Trung đoàn độc lập 16, 88, 24, 271, 172, 27B, một Tiểu đoàn 26 xe tăng, 17 xe T54, một Trung đoàn đặc công, Tiểu đoàn xe tăng 24 với 18 xe PT85, Tiểu đoàn 23 xe bọc thép có 22 xe BTR 60 và 8 xe M113, 5 Đại đội pháo binh gồm 27 khẩu từ 85mm đến 130mm, 4 khẩu cối 160mm và 1 dàn hỏa tiễn H12, Trung đoàn phòng không hỗn hợp 595, 1 Tiểu đoàn pháo phòng không 12,7mm. Tổng quân số Đoàn 232 là 4.2000 người. Tư lệnh trưởng Đoàn 232 Thiếu tướng Nguyễn Minh Châu, Chính ủy Đại tá Trần Văn Phác. Tư lệnh cánh quân Tây Nam, Trung tướng Lê Đức Anh, Chính ủy Thiếu tướng Lê Văn Tưởng.
Ngày 25 tháng 4 năm 1975, Thiếu tướng Nguyễn Minh Châu gọi cho Sư đoàn bộ binh 5:
-A lô, tôi Nguyễn Minh Châu đây, tôi ra lệnh cho Sư đoàn cắt đứt đường số 4, cô lập đồng bằng Cửu Long với Sài Gòn, đập tan ý đồ của chính quyền ngụy định chạy về Cần Thơ.
-Tuân lệnh Thiếu tướng.
-A lô, tôi Nguyễn Minh Châu đây, tôi ra lệnh cho Sư đoàn 303 tấn công tiêu diệt các cứ điểm phía nam Sài Gòn.
-Tuân lệnh Thiếu tướng.
22 giờ ngày 26 tháng 4, Sư đoàn 4 bộ binh đã tấn công và chia cắt đường số 4 tại bốn điểm: Rạch Chanh, ngã ba Nhị Thành, ấp Bình Yên, Phú Mỹ. Sư đoàn đã áp sát thị xã Tân An, chia cắt hẳn bắc Tân An đến Bến Lức, nam Tân An đến Tân Hiệp. Trong khi đó Sư đoàn 303 Phước Long đánh chiếm các Chi khu Đức Hòa, Đức Huệ. Trung đoàn 27 đặc công tiêu diệt các cứ điểm Bà Hom, Vĩnh Lộc, căn cứ ra đa Phú Lâm, tấn công thành phố Mỹ Tho, cắt đứt đường Sài Gòn về miền Tây, tiêu diệt Sư đoàn 5, chi khu Thủ Thừa, chiếm cầu Bình Diễn, cầu An Lạc. Sư đoàn 9 đột kích mạnh về hướng Sài Gòn, Sư đoàn 8, Quân khu 8 tấn công Sư đoàn 22 ngụy dọc sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Tỉnh trưởng Long An gọi cho Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân đoàn IV Quân lực Việt Nam Cộng hòa:
-A lô, tôi tỉnh trưởng Long An đây, tôi đề nghị Thiếu tướng cho phá hủy hai cầu Tân An và Bến Lức trên đường số 4 để ngăn chặn Cộng quân tiến vào Sài Gòn từ hướng nam.
Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam đáp:
-Thưa ngài Đại tá, không được, dự kiến là hai cầu đó dùng cho Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và Bộ Tổng Tham mưu từ Sài Gòn rút về Cần Thơ, rút về đồng bằng Cửu Long, thành lập căn cứ để kéo dài cuộc chiến.
Kết thúc đợt 1 cuộc tấn công giải phóng Sài Gòn từ 26-4 đến 28 tháng 4 năm 1975, trên tất cả các hướng, 5 Quân đoàn Quân giải phóng đã đánh sập phòng tuyến vòng ngoài của quân ngụy, mở đường cho việc tiến vào nội đô, hoàn thành mục tiêu hoàn toàn giải phóng Sài Gòn, tiêu diệt hoàn toàn chế độ Việt Nam Cộng hòa.
(Còn nữa)
CVL
PGS TS Cao Văn Liên
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/xuan-1975-bai-ca-non-song-thong-nhat-tieu-thuyet-lich-su-ky-23-a24280.html