Hà Nội: Lễ dâng hương tưởng niệm 1981 năm ngày Giỗ Hai Bà Trưng (43 – 2024).

Trong lễ đăng quang, bà Trưng Trắc xưng để hiệu là Trưng Vương, nhưng người đời đều sùng kính gọi cả hai bà là Trưng Nữ Vương hay Nhị Trưng, Hai Bà Trưng. Hai Bà chọn quê nhà là Mê Linh đóng đô. Và cũng trong năm đó, đất nước ta đã chấm dứt thời kỳ phong kiến phương Bắc dô hộ lần thứ nhất.

Sáng ngày hôm nay 14/4/2024, tức ngày mùng 06 tháng 3 Âm lịch, năm Giáp Thìn 2024, tại Di tích Quốc gia dặc biệt Hát Môn (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội), huyện ủy – HĐND- UBND - Ủy ban MTTQ huyện Phúc Thọ đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 1981 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng.

Trưng Trắc - Trưng Nhị, nữ anh hùng dân tộc, lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa giành độc lập trong thời Bắc thuộc lần thứ nhất. Chuyện kể rằng Trưng Trắc - Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, là con của Lạc tướng huyện Mê Linh đất Phong Châu, mẹ là Trần Thị Đoan (tục danh là Man Thiện). Trưng Trắc - Trưng Nhị sinh năm Giáp Tuất 14 sau công nguyên, cha mất sớm, hai chị em được mẹ là bà Man Thiện chăm sóc giáo dục, hai chị em bà Trưng đều giỏi võ nghệ, hai chị em bà Trưng sớm thấu hiểu nỗi đau mất nước của dân tộc bị nhà Hán đô hộ.

quang-canh-den-tho-hai-ba-trung-1713084656.jpg
Đền thờ Hai Bà Trưng tại xã Hát Môn huyện Phúc Thọ tp Hà Nội.

Đặc biệt là từ năm Giáp Ngọ 34, vua Hán Quang Vũ (Lưu Tú 06 Tr.cn – 57 Sau công nguyên)) nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ, Tô Định là tên Thái thú tham tàn, hà khắc, trực tiếp hành hạ bạo ngược lương dân, nên nhân dân ta sống trong sự thống khổ. Hai chị em bà Trưng vốn hấp thụ dòng máu Lạc Việt kiên trung bất khuất, nuôi chí lớn, căm thù giặc, đứng trước sự bạo ngược của Tô Định, hai bà Trưng chuẩn bị khởi nghĩa.

Cuối năm Giáp Ngọ 34, bà Trưng Trắc tròn 20 tuổi, bà vâng lệnh mẹ là Man Thiện, kết duyên cùng quân Lệnh doãn, huyện Châu Diên (ngày nay thuộc huyện Đan Phượng, tthành phố Hà Nội) tên là Đặng Thi Sách cũng thuộc dòng dõi Lạc tướng. Đã từ lâu, Thi Sách vẫn hằng nuôi chí lớn diệt ngoại xâm, cho nên cuộc hôn phối giữa Trưng Trắc và Thi Sách được xem như là sự kết hợp giữa hai nhà danh gia vọng tộc.

hang-ngan-nguoi-dan-tap-trung-tai-le-dang-huong-tuong-niem-hai-ba-trung-1713082283.jpg
Hàng vạn người dân dự Lễ Dâng hương tưởng niệm 1981 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng.

Hơn thế nữa, cả hai họ Trưng - Đặng cùng chí hướng nhiệt tình, yêu nước, cùng mong muốn bảo tồn phong tục Việt cổ của nhà nước Văn Lang do các vua Hùng sáng lập. Việc Trưng Trắc và Thi Sách kết duyên nhằm mục đích: ngầm chống đối ý đồ nhà Đông Hán muốn đồng hóa nhân dân ta, và nhân đó xây dựng lực lượng, tạo điều kiện cho cuộc khởi nghĩa khi thời cơ đến.

Thái thú Tô Định đã nhận ra mối nguy hiểm này, nên y đã ra tay trước để hòng trừ hậu họa về sau này. Chính vì vậy, vào năm Kỷ Hợi năm 39 Sau công nguyên, khi Thi Sách chưa kịp thời chuẩn bị, đã bị Tô Định bắt giết chết. Đứng trước tình hình trên, bà Trưng đã quyết đứng lên "Đền nợ nước, trả thù nhà". Bà cùng mẹ và em tập hợp các Lạc hầu, Lạc tướng kêu gọi quân dân ta đoàn kết, đánh đuổi giặc thù. Đầu năm Canh Tý 40, cuộc khởi nghĩa chính thức nổ ra, bà Trưng tuyên thệ 4 điều:

Một xin rửa sạch nước thù,

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng.

Ba kẻ oan ức lòng chồng,

Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này

                                                                     (Thiên Nam ngữ lục).

nguoi-dan-chup-anh-luu-niem-tai-den-tho-hai-ba-trung-1713082821.jpg
Người dân chụp ảnh lưu niệm tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hát Môn.

Cuộc khởi nghĩa nổ ra nhanh chóng giành thắng lợi. Thái thủ Tô Định bị đánh tan tác, phải cắt râu, bỏ chạy mới thoát được về phương Bắc, đất nước sạch bóng quân thù. Sau khi đánh đuổi quân giặc, giành lại giang sơn đất nước, bà Trưng được các Lạc hầu, Lạc tướng xưng tôn lên làm vua. Trong lễ đăng quang, bà Trưng Trắc xưng để hiệu là Trưng Vương, nhưng người đời đều sùng kính gọi cả hai bà là Trưng Nữ Vương hay Nhị Trưng, Hai Bà Trưng. Hai Bà chọn quê nhà là Mê Linh đóng đô. Và cũng trong năm đó, đất nước ta đã chấm dứt thời kỳ phong kiến phương Bắc dô hộ lần thứ nhất.

nghi-thuc-le-dang-huong-tuong-niem-hai-ba-trung-1713083258.jpg
Nghi thức Lễ Dâng hương tại Đền thờ Hai Bà Trưng.

Sau khi lên làm vua, Trưng Nữ Vương ra lệnh miễn thuế khóa cho dân hai năm. Nhưng ngay sau đó, vào năm Tân Sửu năm 41, vua Hán Quang Vũ nhà Hán, sai Mã Viện đem 20 vạn quân sang xâm lược nước ta.

Trưng Nữ Vương và các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng đã đưa quân ra chống giặc từ biên giới, trước thế giặc rất hung hãn, quân ta đã chiến đấu anh dũng, các trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra ở Lãng Bạc, Đông Triều, Yên Phong, Hà Bắc. Quân của Hai Bà Trưng tuy đông nhưng quân còn non yếu, đa số là quân ô hợp, lại phải đương đầu với đội quân tinh nhuệ hùng mạnh, nên cuối cùng Hai Bà Trưng đã phải rút quân về giữ ở Cẩm Khê (Thạch Thất, Quốc Oai).

Mã Viện đem quân đến vây bắt, hàng vạn người Việt đã ngã xuống trong các trận chiến ác liệt để bảo vệ Tổ quốc. Và cuối cùng vào năm Quý Mão năm 43 Sau công nguyên, sau khi đã phóng những mũi lao cuối cùng vào kẻ thù, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết. Nhân dân cả nước vô cùng thương tiếc, đã lập đền  thờ ghi công của hai vị nữ anh hùng của dân tộc. Hai Bà Trưng bị đánh bại, đất nước ta lại bị nhà Đông Hán đô hộ.

Nguyễn Thị Thanh Hiền

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/le-dang-huong-tuong-niem-1981-nam-ngay-gio-hai-ba-trung-43-2024-a24284.html