Vu Lan – Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024

Ý nghĩa của lễ hội Vu Lan trước hết là thể hiện lòng hiều thảo với cha mẹ, cầu nguyện cho cha mẹ, ông bà tổ tiên. Trong những năm gần đây, lễ hội Vu Lan được tổ chức ở nhiều nơi ngày cảng có quy mô lớn hơn, phần nghi lễ cũng trở nên trang trọng hơn, lễ Vu Lan không chỉ diễn ra trong phạm vi của các tín đồ Phật giáo mà đã thấm nhuần, trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt.

Vu Lan - Đao Hiếu & Dân tộc vào mỗi dịp đón mùa Vu Lan Báo Hiếu.

Từ năm 2014 đến nay, Ban Thông tin Truyên thông T.Ư - Giáo hội Phật giáo Việt Nam định kỷ tổ chức Chươnng trình Vu Lan - Đao Hiếu & Dân tộc vào mỗi dịp đón mùa Vu Lan Báo Hiếu.

10 năm dã qua với 7 Chương trinh dã diên ra, năm 2024 là Chương trình thứ 8 do Ban TTTT T.Ư-GHPGVN Tổ chức.

Kết cấu chung của Chương trình được xây dựng, đó là Ban Tổ chức (BTC) có những hoạt động an sinh xã hội, hướng đến cộng đồng gẫn bó với các sự kiện lịch sử, các mốc kỷ niệm những ngày lễ lớn, quan trong của đất nước.

Chương trình Nghệ thuật được bố cục, chọn lựa những nội dung phù hợp theo từng năm, nhữmg không năm ngoài thông điệp tôn vinh tinh thẩn hiểu đạo, truyền thống văn hóa nhân văn trong xã hội, nhắc nhở các thế hệ hậu bối, ghi nhớ công ơn ỡng dục sinh thành của ông bà - cha mẹ - tổ tiên cũng như đền ơn đáp nghĩa những đóng góp to lớn của các Anh hùng dân tộc, các bậc tiền bổi, các anh hùng liệt sỹ và những người có công với non sông đất nước.

Chương trình được truyền hình trực tiếp trên các kênh truyền hình, đem lại những hiệu ứng mạnh mẽ đến đông đo tín đ phật tử, đại chúng nguỡng kính dạo Phật; góp phn lan ta các giá trị nhân văn - nhân bản- nhân quả cao đẹp của đạo Phật trong xã hội.

quang-canh-1716301564.jpg
Quang cảnh Họp báo Vu Lan -Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024

Tiếp nối hành trình đó, năm 2024, Ban TTTT T.Ư phối hợp cùng Công ty Cphần Sen Cộng Tố chức Chương trình "Vu Lan – Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024" chào mừng và hướng đến các sự kiện lớn của đất nước.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024); Kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2024); K niệm 70 năm Chiên thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 -07/5/2024); Ký niệm 77 năm ngảy Thương binh liệt sỹ (27/07/1947 - 27/07/2024); Chào mừng Đại lễ Vu Lan PL2568 - DL.2024 và đặc biệt là hướng tới chào mừng và đón chờ sự kiện Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (Vesak) năm 2025 do Việt Nam đăng cai tổ chức.

Trong chuỗi các hoat dộng của Chương trình Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024, đêm Giao lưu Nghệ thuật Vu Lan, dự kiến tố chức:

-Vào tối 20h00 ngày 10/08/2024 (tức ngày 08/07 âm lịch năm Giáp Thìn 2024)

-Ti Nhà hát Lớn Hà Nội, dược truyên hình trực tiếp trên sóng Đài Truyên hình Quốc gia, Truyên hình An Viên và các kênh mạng xã hội.

Xã hội thanh bình, quốc gia hung thịnh, thê giới an lạc phải bắt dầu từ những con người biết tôn trọng giá trị và thực hành đạo đức, thực hành hiếu đạo.

Trong Kinh Nhẫn Nhục, đức Phật có day: "Thiện cùng cực không gì hơn hiễu, ác cùng cực không gì hơn bất hiêu". Từ nghìn xưa cho đên nay, hiếu hạnh được xem như khuôn vàng, thước ngọc để thẩm định giá trị đạo đức con người. Bên cạnh đó, ngoài hiếu đạo trong phạm vi gia đình, mở rộng ra cần xây dựng và trưởng dưỡng đạo hiếu giữa các cá nhân với cộng dông, rộng hơn là ý thức và góp phân phát huy truyền thổng đạo Hiếu với dân tộc vì đó là một phân của lịch sử dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Vu Lan có nguốn gốc từ truyền thuyết Phật giáo, trong truyền thống Phật giáo Bắc tông, lưu truyển câu chuyện vê tấm gương hiếu thảo của Đại Đức Mục Kiều Liên, được ghi trong Kinh “Kinh Vu Lan Bôn". Là một trong 10 Đệ tử vĩ đại của đức Phật, Tôn giả Mục Kiều Liên có năng lực hiều độ vô biên đã giúp mẹ thoát khỏi cảnh khố. Kể từ đó, các chùa ở nhiều nơi đã tổ chức Lễ hội Vu Lan vào ngày Rm Tháng 7 Âm lịch để phát huy tấm gương hiểu thảo của ngải Mục Kiều Liên. Về sau, nghi lễ này được du nhập vào Việt Nam, gắn bó với truyền thống hiểu đạo của dân tộc ta

Ý nghĩa của lễ hội Vu Lan trước hết là thể hiện lòng hiều thảo với cha mẹ, cầu nguyện cho cha mẹ, ông bà tổ tiên. Trong những năm gần đây, lễ hội Vu Lan được tổ chức ở nhiều nơi ngày cảng có quy mô lớn hơn, phần nghi lễ cũng trở nên trang trọng hơn, lễ Vu Lan không chỉ diễn ra trong phạm vi của các tín đồ Phật giáo mà đã thấm nhuần, trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt.

hoa-thuong-thich-gia-quang-1716301812.jpg
Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó chủ tịch Hội đồng trị sự, Trưởng ban Thông tin truyền thông T.Ư - GHPGVN - Trưởng ban tổ chức Chương trình Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc năm 2024 phát biểu tại Họp báo.

Ngày nay, chúng ta được sống trong tinh thẩn tri ân, báo ân, đền ơn đáp nghĩa của truyền thống Phật giáo và dân tộc Việt Nam. Chương trình "Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc năm 2024" được tổ chức là nén tâm hương thành kính tri ân của thế hệ con cháu hôm nay và mai sau kính dâng lên hương linh nhữmg người dã khuất, các bậc tiền nhân đã có công sinh thành dưỡng dục, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Để cao đức hanh của lòng hiếu thảo, tỉnh thấn tri ân và báo ân, biết ơn nguồn cội tổ tông, giáo lý Phật giáo để cao hạnh thực hành tâm hương. Trong muôn loài hoa, dù là loại hương hoa tinh túy nhất của đất trời, hương vị của nó cũng chỉ bay theo chiều gió. Ch có duy nhất tâm hương là tỏa khắp muôn phương đi ngược chiều gió, đi ngược lại cả quy luật của tạo hóa.

Hiếu hạnh cũng là một trong những dức tính của tâm hương, làm sao để tâm hương lan ta và thm đượm vào cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi cá nhân, không phân biệt tôn giáo, mảu da hay sắc tộc, là điều mà Ban tổ chức hướng tới và cố gắng xiển dương, lan tỏa giá trị cao đẹp đó trong xã hội.

Chương trình năm 2024, Ban tổ chức tập trung vào việc đổi mới kết cấu của Chương trình Giao lưu Nghệ thuật, gắn kết chuỗi hoạt động an sinh xã hội với hành trình ớng về Điện Biên Phủ nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Những điểm nhấn của Chương trình năm 2024:

Thứ nhất, Chúng ta nhớ lại câu "Ân quổc gia xã hội, Ân Tan bảo Sư trưởng, Ân cha mẹ sinh thành, Ân chúng sinh vạn loại" để tri ân công lao của cha mẹ, đền ơn đáp nghĩa với đất nước và nhng người có công. Mục đích cao đẹp nhất của sự kiện này là tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã có công lớn trong sự nghiệp xây dng và bảo vệ Tổ quốc, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sỹ đã chiến đấu anh dũng, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, quê hương. Biết ơn cuội nguồn, biết ơn tổ quốc nơi mỗi chúng ta đã được sinh ra và trưởng thành, mỗi một con người đất Việt phải có trách nhiệm công dân với tổ quốc, nhất là trong thời kỳ hiện đại này, phải gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, giữ gìn hiếu đạo, đề cao văn hóa đạo đức và góp phần xây dựng Việt Nam trở thành một nước hùng cường, như lời của chủ tịch Hồ Chí Minh "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, nhấn mạnh vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

ts-le-doan-hop-1716302360.jpg
TS. Lê Doãn Hợp phát biểu tại buổi Họp báo.

Chương trình được tổ chức với mục đích xiển dương đạo pháp, phát huy truyền thống văn hóa Hiếu đạo của dân tộc Việt Nam nói chung và đạo Hiếu Phật giáo nói riêng. Từ đó góp phần lan tỏa mạnh mẽ những giá trị tốt đẹp của đạo Hiếu tới cộng đồng phật tử, cùng với những người mến mộ đạo Phật trong và ngoài nước.

Thứ hai, Chương trình nghệ thuật sẽ được xây dựng một cách tỉ mỉ từ nội dung đến việc thiết kế dàn dựng, nêu bật ý nghĩa "Văn hóa hiếu đạo" với sự tham gia và cố vấn của những đạo diễn hàng đầu trong làng nhạc và văn hóa Việt Nam.

Chương trình với nội dung được dàn dựng công phu từ phần nội dung, âm thanh, ánh sáng, được thiết kế chuyên nghiệp. Các tiết mục biểu diễn sẽ mang đến cho khán giả những trải nghiệm tâm linh và nghệ thuật đầy ý nghĩa. Ban tổ chức và toàn bộ ekip chương trình sẽ cố gắng để có thể tạo ra một đêm giao lưu nghệ thuật thực sự là nghệ thuật, một chương trình nghệ thuật khiến cho khi tấm rèm sân khấu khép lại thì những ấn tượng, những cung bậc cảm xúc vẫn âm vang, thổn thức và thực sự gây rung động, có thể chạm tới trái tim của khán giả, và ai trong chúng ta cũng sẽ đều nhận ra rằng giữa dòng đời tất bật bôn ba có một chốn neo đậu bình yên trong cuộc đời mỗi người, đó là nơi ta trở về với ơn đức sinh thành, ơn nghĩa với đồng bào, với quê hương đất nước. Trân quý những phút giây hiện tại, tự hào về quá khứ hào hùng của cả một dân tộc và ý thức trách nhiệm bản thân về tương lai tươi đẹp và phát triển của đất nước.

Thứ ba, Lan tỏa giá trị ra cộng đồng, bằng hành động thiết thực cụ thể. Trước khi Chương trình đêm giao lưu nghệ thuật diễn ra, Ban tổ chức sẽ tổ chức một chuyển hành hương “Theo dấu chân Chiến sỹ Điện Biên năm xưa”, viếng mộ thắp hương tại nghĩa trang Quốc gia A1, tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã nằm lại chiến trường Điện Biên trong những năm kháng chiến chống Pháp khốc liệt và trao quà tthiện cho gia đình chính sách và khó khăn tại địa phương. Cụ thể dự kiến sẽ trao tặng nhà ăn cho trẻ em mầm non tại vùng khó khăn của tỉnh Điện Biên, trao quà và sổ tiết kiệm cho một số cựu chiến binh Điện Biên... vào trung tuần tháng 7 năm 2024. Thông qua việc vận động các doanh nhân, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm ở mọi miền đất nước, Ban tổ chức mong muốn lan tỏa, tạo ra sự ghi nhớ và thực hành đạo Hiếu, chung tay chăm sóc, chia sẻ, giúp đỡ những người cao tuổi neo đơn không nơi nương tựa tại cộng đồng, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc sống, được cụ thể hóa ra đó là Đạo hiếu với dân tộc, tinh thần nhân đạo - nhân văn, đạo lý "đền ơn đáp nghĩa" nhớ ơn tới mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, thương binh, bệnh binh và gia đình người có công với cách mạng, người già cô đơn không nơi nương tựa.

Chương trình cũng là dịp để các đơn vị, cá nhân và tổ chức cùng chung tay thể hiện sự quan tâm bằng những hành động thiết thực, thể hiện tinh thần hòa quyện, gắn bó giữa Đạo với Đời, giữa Phật giáo Việt Nam với non sông đất nước. Trong khuôn khổ Chương trình đêm giao lưu nghệ thuật Ban tổ chức sẽ dành một phần kinh phí tặng quà và sổ tiết kiệm, cho một số thân nhân gia đình liệt sỹ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, Mẹ Việt Nam Anh hùng, người già neo đơn không nơi nương tựa và các mảnh đời đang gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Ban tổ chức Chương trình rất mong các cơ quan báo chí tới tham dự, đưa tin để lan tỏa hoạt động ý nghĩa nhân văn truyền thống của văn hóa Phật giáo nói riêng, của dân tộc ta nói chung tới cộng đồng tăng, ni, phật tử, người kính ngưỡng đạo Phật và toàn thể đại chúng.

Vương Quốc Hoa

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/vu-lan-dao-hieu-and-dan-toc-nam-2024-a24981.html