Thực chất sự thật lịch sử văn hoá
Lịch sử văn hoá gồm các khái niệm lịch sử và văn hoá.Lịch sử là sự thật (sự thực) và phát triển, hay lịch sử là “sự chân thật và phát triển của giống người” [1]; văn hoá gắn với “chân lý sự thật” - sự chân thực của con người trong quốc gia [2].Lịch sử gắn với văn hoá, hình thành lịch sử văn hoá hay lịch sử có văn hoá. Lịch sử văn hoá thể hiện sự thật như sau: tính chất thật sự lịch sử không văn hoá; bản chất sự thật lịch sử chưa văn hoá; thực chất sự thật lịch sử có văn hoá. Điều đó có nghĩa, lịch sử văn hoá là lịch sử chân thật của dân tộc quốc gia trong xã hội loài người.Tức là, lịch sử không chân thật là lịch sử không văn hoá; lịch sử không văn hoá là lịch sử không chân thật.Nói cách khác, lịch sử không chân thật quốc gia không văn hoá; quốc gia thiếu văn hoá lịch sử thiếu chân thật.
Gắn lịch sử văn hoá với đổi mới phát triển cho thấy rằng, đổi mới không phát triển sử thiếu văn hoá; đổi mới chưa phát triển lịch chưa văn hoá; đổi mới phát triển là có lịch sử văn hoá.Tức là, đổi mới phát triển gắn liền lịch sử văn hoá; lịch sử thiếu văn hoá đổi mới thiếu phát triển.Nói cách khác, để nước phát triển lịch sử cần có văn hoá; lịch sử văn hoá là có đổi mới phát triển (cultural history is about inovation and development).
Gắn lịch sử văn hoá với quyền cho thấy rằng, lịch sử không văn hoá quyền thiếu phát triển; lịch sử chưa văn hoá quyền chưa phát triển; lịch sử văn hoá là “quyền phát triển” [3].Tức là, quyền phát triển gắn liền với lịch sử văn hoá; lịch sử thiếu văn hoá người thiếu quyền phát triển.Nói cách khác, lịch sử có văn hoá là con người có quyền phát triển.Gắn lịch sử văn hoá với quyền con người cho thấy thêm rằng, lịch sử thiếu văn hoá thiếu quyền con người; lịch sử chưa văn hoá thiếu quyền con người; lịch sử văn hoá là có quyền con người. Tức là, lịch sử chân thật là có quyền con người, hay có “văn hoá quyền con người” - văn hoá nhân quyền.
Gắn lịch sử văn hoá với chính trị cho thấy rằng, chính trị không chân thật lịch sử không văn hoá, không phát triển; chính trị thiếu chân thật lịch sử thiếu văn hoá, thiếu phát triển; chính trị chân thực lịch sử văn hoá phát triển. Tức là, chính trị chân thật là có lịch sử văn hoá và phát triển; lịch sử thiếu văn hoá chính trị thiếu chân thật, lịch sử thiếu chính trị thiếu phát triển văn hoá.Nói cách khác, chính trị giả dối là lịch sử không văn hoá; lịch sử thiếu văn hoá vì chính trị giả dối (history lacks culture because of false politics).
Gắn lịch sử văn hoá với xã hội cho thấy rằng, lịch sử thiếu văn hoá xã hội thiếu dân chủ văn minh; lịch sử chưa văn hoá xã hội chưa dân chủ văn minh; lịch sử văn hoá xã hội dân chủ văn minh.Tức là, để xã hội dân chủ văn minh lịch sử cần chân thật; lịch sử giả dối thiếu xã hội dân chủ văn minh.
Gắn lịch sử văn hoá với nguồn gốc sự sống cho thấy rằng, lịch sử không văn hoá không nguồn gốc sự sống; lịch sử chưa văn hoá chưa nguồn gốc sự sống, còn lịch sử văn hoá là nguồn gốc sự sống, hay “quy luật phát triển của thiên nhiên” [4]. Gắn lịch sử văn hoá với nguồn gốc loài người cũng cho thấy rằng, lịch sử không văn hoá không nguồn gốc loài người; lịch sử chưa văn hoá chưa nguồn gốc loài người; lịch sử văn hoá là nguồn gốc loài người, hay “cuộc sống loài người phát triển” [5]. Điều đó có nghĩa, loài người không văn hoá là không có nguồn gốc; loài người không “tiến hoá” [6] như nhiều người nghiên cứu lầm tưởng mà là phát triển.
Gắn lịch sử văn hoá với quá khứ cho thấy rằng, lịch sử không văn hoá gắn với tương lai, không phát triển; lịch sử chưa văn hoá gắn với quá khứ, chưa phát triển; còn lịch sử văn hoá gắn với hiện thực, phát triển. Điều đó có nghĩa, không có lịch sử tương lai, không có lịch sử quá khứ, mà chỉ có lịch sử hiện thực phát triển; cũng không có văn hoá của quá khứ, hay không có văn hoá “hướng tới tương lai” như có người nêu ra [7].
Gắn lịch sử văn hoá với thế giới hoà bình cho thấy rằng, lịch sử không văn hoá thế giới thiếu hoà bình (có chiến tranh); lịch sử chưa văn hoá thế giới chưa hoà bình; lịch sử văn hoá là thế giới có hoà bình.Tức là, để thế giới hoà bình lịch sử cần chân thật; lịch sử thiếu chân thật là dẫn đến chiến tranh.
Hạn chế hiểu biết lịch sử văn hoá trên thế giới và ở Việt Nam
1) Hạn chế trên thế giới:
Lịch sử văn hoá là cuộc sống chân thật của các quốc gia. Tuy nhiên, hiểu biết khái niệm này của nhiều người thấp kém; như khi phân tích nó nhiều người trọng hình thức nội dung, chứ không coi trọng nguyên lý giữa nội dung và hình thức, dạng mô hình: nội dung - nguyên lý - hình thức.
Hạn chế hiểu biết lịch sử văn hoá làm cho nhiều người không nhận thức rõ quan hệ giữa lịch sử, văn hoá và phát triển như sau: lịch sử không văn hoá không phát triển, lịch sử chưa văn hoá chưa phát triển, lịch sử văn hoá phát triển; nhiều người không nhận thức rõ quan hệ giữa lịch sử thiếu văn hoá con người thiếu phát triển, lịch sử chưa văn hoá con người thiếu phát triển, lịch sử văn hoá là con người phát triển; hay nhiều người không nhận thức rõ rằng, lịch sử thiếu văn hoá dẫn đến chiến tranh, lịch sử chưa văn hoá dẫn đến chưa hoà bình, còn lịch sử văn hoá dẫn đến hoà bình (and cultural history leads to peace). Đặc biệt, hạn chế hiểu biết lịch sử văn hoá dẫn đến sai lầm khi nhiều người hiểu lầm rằng, lịch sử “tiến hoá của loài người” chứ không phải lịch sử phát triển [8]; hay dẫn đến lịch sử thiếu phát triển khi đã và đang diễn ra nhiều cuộc nội chiến, chiến tranh huỷ diệt giữa các cộng đồng người.
2) Hạn chế ở Việt Nam:
Hiểu biết lịch sử văn hoá của người dân, giới nghiên cứu còn nhiều bất cập.Ngay cả thuật ngữ lịch sử, văn hoá nhiều người chưa hiểu rõ. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), lịch sử chỉ được nhìn nhận chung chung là quá trình “phát sinh, phát triển đã qua hay cho đến tiêu vong của một hiện tượng, một sự vật nào đó” chứ không nhìn nhận là sự thật phát triển; còn “văn hoá chỉđược nêu ra một cách khái quát về bản chất nội dung, tính chất hình thức tổng thể “nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”, chứ không nêu cụ thể thực chất nguyên lý chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [9].
Hạn chế hiểu biết lịch sử văn hoá làm cho nhiều người không hiểu rõ quan hệ giữa tính chất lịch sử thiếu văn hoá, bản chất lịch sử chưa văn hoá, thực chất lịch sử văn hoá; nhiều người chưa hiểu rõ mối liên hệ giữa lịch sử văn hoá và dân tộc phát triển như sau: lịch sử không văn hoá dân tộc không phát triển, lịch sử chưa văn hoá dân tộc chưa phát triển, còn lịch sử văn hoá dân tộc phát triển; nhiều người cũng chưa hiểu mối liên hệ giữa lịch sử văn hoá và quyền như sau: thiếu lịch sử văn hoá dân không có quyền, chưa lịch sử văn hoá dân chưa có quyền, có lịch sử văn hoá là dân có các quyền trong cộng đồng người. Đặc biệt, hạn chế hiểu biết lịch sử văn hoá làm cho nhiều người không hiểu rõ rằng, lịch sử thiếu văn hoá nước không có gốc, lịch sử chưa văn hoá nước thiếu gốc, lịch sử văn hoá là nước có “gốc” - “gốc tích nước” [10]; hay không hiểu rõ rằng, lịch sử văn hoá chính là nguồn gốc loài người, thiếu lịch sử văn hoá người thiếu nguồn gốc. Hạn chế hiểu biết lịch sử văn hoá dẫn đến một số bất cập trong xã hội. Chẳng hạn, như: môn sử nhiều học sinh “không thích học”, “sách giáo khoa hiện nay trình bày đầy đủ các dữ kiện lịch sử, nhưng quá khô cứng, không có điểm nhấn” [11]; hay nhiều “di tích xuống cấp trầm trọng” [12]; v.v..
Kiến nghị cách nhận thức đúng từ sử và lịch sử có văn hoá
1) Cách nhận thức đúng từ sử:
Lịch sử văn hoá gắn liền với sử.Tuy nhiên, sử chưa được giới nghiên cứu làm rõ sự thực. Sự thực sử gồm các mặt chủ yếu sau: sử không chân thật là sức sống không văn hoá, không phát triển; sử chưa chân thật là sự sống chưa văn hoá, thiếu phát triển; sử chân thật là cuộc sống có văn hoá phát triển, dạng mô hình: sử chưa chân thật chưa văn hoá - sử chân thực là văn hoá - sử không chân thật thiếu văn hoá. Tức để có cách nhận thức đúng sử đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ sử chưa chân thật chưa văn hoá (chưa đúng), sử không chân thật thiếu văn hoá (sai), sử chân thực là văn hoá (đúng), dạng mô hình: bản chất nội dung sử chưa đúng - thực chất nguyên lý sử đúng - tính chất hình thức sử sai.
2) Cách nhận thức đúng lịch sử có văn hoá:
Lịch sử văn hoá là lịch sử có văn hoá.Tuy nhiên, khái niệm này cũng chưa được giới nghiên cứu làm rõ sự thực. Lịch sử có văn hoá gồm các mặt chủ yếu sau: tính chất không thật lịch sử không văn hoá (thực sự, trái); bản chất chưa thật lịch sử chưa văn hoá (sự thực, chưa phải); thực chất sự thực lịch sử có văn hoá (thực, phải), dạng mô hình:bản chất chưa thật lịch sử chưa văn hoá - thực chất sự thực lịch sử có văn hoá - tính chất không thật lịch sử không văn hoá. Tức để có cách nhận thức đúng lịch sử có văn hoá đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu các mặt thực sự lịch sử không văn hoá, sự thực lịch sử chưa văn hoá, thực lịch sử có văn hoá, dạng mô hình: sự thực lịch sử chưa văn hoá - thực lịch sử có văn hoá - thực sự lịch sử không văn hoá.
Kết luận
Lịch sử văn hoá biểu hiện sự thực lịch sử phát triển trong quốc gia, xã hội loài người.Hiện nay, khái niệm này chưa được giới nghiên cứu làm rõ về các mặt thực sự lịch sử không văn hoá, sự thực lịch sử chưa văn hoá, thực lịch sử có văn hoá.Đây được nhìn nhận là nguyên nhân dẫn đến nhiều người không hiểu rõ văn hoá và lịch sử; xuống cấp về văn hoá, đạo đức xã hội. Do đó, để phát triển bền vững đất nước, con người, văn hoá, giới nghiên cứu cần làm rõ đúng sai, phải trái, sự thực trong công việc hàng ngày; đồng thời có cách nhận thức đúng từ sử và lịch sử có văn hoá.
……………….
Tài liệu trích dẫn:
[1] Nguyễn Hữu Đổng, Lịch sử từ góc nhìn phát triển, https://vanhoavaphattrien.vn/index.php/lich-su-tu-goc-nhin-phat-trien-a24477.html, ngày 25/04/2024.
[2], [9] Nguyễn Hữu Đổng, Luận về “văn hoá quyền lực”, https://vanhoavaphattrien.vn/luan-ve-van-hoa-quyen-luc-a18469.html/, truy cập ngày 14/04/2023.
[3] TUYÊN BỐ VỀ QUYỀN PHÁT TRIỂN, 1986 (Được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết 41/128 ngày 4/12/1986), https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Tuyen-bo-ve-quyen-phat-trien-1986-275833.aspx
[4] Nguyễn Hữu Đổng, Triết luận về “nguồn gốc sự sống”, https://vanhoavaphattrien.vn/triet-luan-ve-nguon-goc-su-song-a19773.html, truy cập ngày 10/07/2023.
[5] Nguyễn Hữu Đổng, Nguồn gốc loài người từ góc nhìn văn hoá, https://vanhoavaphattrien.vn/nguon-goc-loai-nguoi-tu-goc-nhin-van-hoa-a22217.html, ngày 13/12/2023.
[6] Minh Tâm (TTXVN), Phát hiện mới làm thay đổi những điều đã biết về quá trình tiến hoá của loài người, https://baotintuc.vn/khoa-hoc-doi-song/phat-hien-moi-lam-thay-doi-nhung-dieu-da-biet-ve-qua-trinh-tien-hoa-cua-loai-nguoi-20240326204006219.htm, ngày 26/03/2024.
[7] Phương Hà (TTXVN), Văn hoá đọc mở cánh cửa hướng tới tương lai, https://baotintuc.vn/xa-hoi/van-hoa-doc-mo-canh-cua-huong-toi-tuong-lai-20240421082548901.htm, ngày 21/04/2024.
[8] Đức Khương (Theo Phụ Nữ Số), Có một khoảng trống 130.000 năm trong lịch sử tiến hóa của loài người, vậy trong thời kỳ này đã xảy ra chuyện gì? https://genk.vn/co-mot-khoang-trong-130000-nam-trong-lich-su-tien-hoa-cua-loai-nguoi-vay-trong-thoi-ky-nay-da-xay-ra-chuyen-gi-20231004111147479.chn.
[10] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2013, t. 3, tr. 255.
[11] Nguyễn Minh Triết, Sách giáo khoa khô khan, khó dạy hay Lịch sử, https://vnexpress.net/sach-giao-khoa-kho-khan-kho-day-hay-lich-su-4458967.html, ngày 04/05/2022.
[12] Đoàn Xá, Báo động di tích xuống cấp trầm trọng, https://daidoanket.vn/bao-dong-di-tich-xuong-cap-tram-trong-10232512.html, ngày 24/09/2022.
………………
Ngày 31/05/2024
N.H.Đ
Nguyễn Hữu Đổng
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/nhan-dien-lich-su-van-hoa-bang-su-that-a25146.html