Đảm bảo môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống

Phúc Yên là cửa ngõ của tỉnh Vĩnh Phúc, tiếp giáp với TP Hà Hội, có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế của thành phố đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ là điều kiện thuận lợi để có điều kiện tu bổ, tôn tạo và bảo tồn các công trình tín ngưỡng trên địa bàn.

1822024khai-hoi-den-ngo-tuong4-2024191633-1719636616.jpg

Lễ hội Đền Ngô Tướng công. Ảnh: https://phucyen.vinhphuc.gov.vn/

Thành phố Phúc Yên có 34 di tích lịch sử văn hóa cấp bộ và cấp tỉnh cùng với các lễ hội nơi diễn ra nghi thức truyền thống được bảo tồn từ xưa đến nay, gắn bó mật thiết với đời sống Nhân dân đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân.

Trong năm 2024, trên địa bàn thành phố Phúc Yên có gần 20 lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn trong đó có Lễ hội Đền Ngô Tướng công được tỉnh công nhận là lễ hội cấp thành phố 5 năm 1 lần.

Theo đánh giá của Phòng Văn hóa Thông tin Phúc Yên, thời gian qua, thành phố đã tăng cường công tác quản lý Nhà nước về các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Nhờ đó, thành phố Phúc Yên đảm bảo an toàn các di tích lịch sử văn hóa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân trên địa bàn.

Các lễ hội trên địa bàn xã, phường đều tổ chức an toàn, tiết kiệm, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, thực hiện tốt các quy định về thực hiện nếp sống văn minh, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội.

Đối với các di tích lịch sử văn hóa bị xuống cấp, Phòng Văn hóa Thông tin Phúc Yên đã tham mưu UBND thành phố hướng dẫn địa phương các tiểu ban quản lý di tích gia cố, gia cường để đảm bảo an toàn cho di tích.

1822024khai-hoi-den-ngo-tuong6-2024190564-1719636671.jpg

Lễ hội Đền Ngô Tướng công. Ảnh: https://phucyen.vinhphuc.gov.vn/

Phòng Văn hóa Thông tin Phúc Yên, Trung tâm Phòng Văn hóa Thông tin Thể thao Phúc Yên cùng UBND các xã, phường tuyên truyền truyền về nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị lịch sử của lễ hội... trên hệ thống phát thanh và cổng thông tin điện tử thành phố, thông qua các buổi họp nhân dân chuẩn bị cho công tác lễ hội.

Bên cạnh đó, Phòng Văn hóa Thông tin phối hợp với các đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện nếp sống văn minh, đảm bảo môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống. Chính vì vậy, trên địa bàn không có lễ hội vi phạm pháp luật.

Để phát huy kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục được tồn tại, hạn chế, lãnh đạo Phòng Văn hóa Thông tin đề nghị UBND tỉnh và UBND thành phố quan tâm đầu tư kinh phí tu bổ tôn tạo theo Nghị quyết 14 của HĐND tỉnh. 

Đối với những di tích lịch sử văn hóa đã xuống cấp nhiều đề nghị, HĐND tỉnh tiếp tục đầu tư tu bổ tôn tạo vào giai đoạn tiếp theo.

Đề nghị UBND tỉnh và UBND thành phố, UBND các xã, phường quan tâm đầu tư kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ, tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn.

Tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí cho tổ chức lễ hội truyền thống đặc biệt là lễ hội truyền thống tại làng văn hóa kiểu mẫu.
 Ngoài ra, UBND các xã, phường hướng dẫn các tiểu ban quản lý di tích chú ý đến công tác vệ sinh môi trường, thu gom và phân loại rác tại các khu vực tổ chức lễ hội đồng thời bố trì các hộ dân bán hàng đảm bảo trật tự. mỹ quan tại các di tích lịch sử trên địa bàn.

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/dam-bao-moi-truong-van-hoa-trong-le-hoi-truyen-thong-a25537.html