Theo ông Phạm Huy Vận, Hãng hàng không dân dụng có được như ngày nay có được từ Trung đoàn vận tải không quân 919. Tháng 1-1956 có 5 máy bay sơn cờ hiệu Việt Nam lần lượt hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm. Đấy là tài sản đầu tiên của không quân nhân dân Việt Nam do Trung Quốc viện trợ. Các phi công cũng đều của Trung Quốc, nước ta chưa có phi công. Đến tháng 2-1956, chúng ta mới tuyển chọn được 20 phi công để gửi sang Trung Quốc học, đoàn trưởng là ông Đào Đình Luyện (sau này là Thượng tướng, Tư lệnh Không quân, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam). Tháng 4-1956, chúng ta tuyển chọn đoàn 2 được 22 phi công đưa sang Nga. Đoàn 3 có 8 người đưa sang Tiệp Khắc học lái máy bay, loại máy bay thể thao.
Họ là những lực lượng nòng cốt để thành lập Trung đoàn không quân vận tại 919 vào ngày 1-5-1959. Song song với đó, chúng ta đã xây dựng Trường Hàng không ở Cát Bi (Hải Phòng) để đào tạo phi công. “Với nhiệm vụ vận tải rồi chiến tranh, chúng tôi đã làm được nhiều việc như: tham gia chiến đấu bắn rơi máy bay của quân địch, đến năm 1975 tất cả Trung đoàn tham gia giải phóng miền Nam, năm 1979 bay suốt ngày đêm. Sau ngày giải phóng miền Nam, cấp trên giao cho cho chúng tôi 3 nhiệm vụ chính: Nhiệm vụ quốc phòng, Nhiệm vụ chuyên cơ và nhiệm vụ kinh tế”. Cũng theo ông Vận thời bao cấp hãng chủ yếu phục vụ các đoàn miền Nam và miền Bắc giao lưu rồi các cơ quan đoàn thể quân đội.
Ông Vận kể, ngày ấy những người lái máy bay như ông thường quần xanh, áo trắng sơ vin. Vải chính là vải bọc ghế máy bay. Như hôm đi chuyên cơ chở Bộ trưởng Quốc phòng sang Thái Lan vào khách sạn 5 sao nhân viên phục vụ đề nghị ông đưa quần áo bẩn để giặt, vì quần áo xấu nên ông không dám đưa. Về trang bị kĩ thuật ngày ấy thì rất thiếu. Các tiếp viên có một cái thùng bằng tôn đựng đồ ăn thức uống, có mấy quả quýt, cái kẹo, cái bánh gói nilong cẩn thận. Có hôm ông đang trong tổ lái máy bay thì thấy phía dưới có hai cô tiếp viên đang bê thùng thức ăn bị rơi, quýt lăn lọc vào gầm ghế. Ông nghiêm nghị bảo: “Thôi nhặt bỏ đi, lấy thức ăn dự trữ xuống thay thế”. Cũng theo tiết lộ của ông thì làm gì có thức ăn dự trữ. Hai cô tiếp viên mang lên rồi lại mang xuống đúng đồ ăn đấy. Cũng tại chương trình, ông gửi gắm lời xin lỗi hành khách của chuyến bay cách đây hơn 40 năm trước vì sự việc này.
“Có hôm máy bay chuẩn bị bay mà đợi mãi không có tiếp viên, nhìn thấy ông giám đốc sân bay, tôi mới đề xuất mình vừa trong tổ lái vừa phục vụ. Khi máy bay cất cánh, tôi để thức ăn, nước uống để giữa khoang máy bay và nói: “Xin chào các hành khách, tôi xin lỗi là hôm nay không có tiếp viên. Tôi đang bay nhưng xuống đấy phục vụ quý khách, có gì thiếu sót xin quý khách thông cảm”. Mấy ông khách nghe thấy thế sợ quá, bảo: “Anh đang bay thì mau lên bay đi, xuống dưới đây làm gì”, ông Vận kể lại.
Ông cũng kể về thời khắc lịch sử, ngày 8-12-1994, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam chính thức tiếp nhận quyền điều hành phần phía Nam vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh). Đây là một dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của Tổng công ty Quản lý bay nói riêng và ngành Hàng không dân dụng Việt Nam nói chung. Sự kiện này không những mang lại nhiều lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị, an ninh quốc phòng.
Ông Vận diễn giải, khi chưa giải phóng thì công việc này giao cho e Sài Gòn. Sau giải phóng thì đội quản lý này bỏ đi hết, các thiết bị cũng hỏng hóc thành ra đội quản lý này phía Bắc thuộc về Hồng Kông, miền Trung thuộc về Băng Cốc, phía Nam thuộc về Singapore. Thế nên mới có chuyện, máy bay cất cánh ở Tân Sơn Nhất ra quá Phan Thiết 12 hải lý là không được phép liên lạc với mình nữa mà chuyển sóng ra Băng Kốc rồi họ điền khiển mình ra tận Philipines rồi chuyện sóng hạ cánh ở đó. Từ Philipines muốn bay phải liên lạc với Băng Cốc để chỉ huy máy bay của mình về gần với Phan Thiết mới có quyền điều khiển tiếp.
Theo ông Vận để lấy lại quyền điều hành FIR Hồ Chí Minh chúng ta đã phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh ngoại giao mà công lao lớn là nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh (người từng giữ cương vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU) và tại Bỉ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội) – vị khách mời cũng tham gia là khách mời (trực tuyến) của chương trình Quán Thanh xuân.
Đăng Khoa
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/hang-hang-khong-quoc-gia-ra-doi-nhu-the-nao-a5082.html