Việt Nam diễn nghĩa – Tập I (Tiểu thuyết lịch sử) (Kỳ 1)

 Trân trọng giới thiệu tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam diễn nghĩa” - Tập I của PGS TS Cao Văn Liên.

LTS: Trong các năm 2019, 2020 và đầu năm 2021, Nhà xuất bản Hồng Đức đã ấn hành 6 tập tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam diễn nghĩa” về thời kỳ cổ trung và cận đại Việt Nam của PGS TS Cao Văn Liên. 5/6 tập của bộ tiểu thuyết lịch sử này từng phát trên Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam, được nhiều bạn đọc truy cập và hoan nghênh. Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam (vanhien.vn),  nguyên thuộc Viên Nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc nhưng  từ 7/5/2021  chuyển sang Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển  (vanhoavaphattrien.vn) thuộc Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển do chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương theo quy hoạch báo chí. Do thay đổi tên miền, việc tra cứu bộ tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam diễn nghĩa” trên google gặp nhiều khó khăn. Theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, bắt đầu từ ngày 16/8/2021, vanhoavaphattrien.vn sẽ lần lượt phát lại không chỉ 5 tập mà cả tập 6 của bộ tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam diễn nghĩa”.

Hy vọng, bộ tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam diễn nghĩa” của PGS TS Cao Văn Liên là tài liệu tham khảo hữu ích, sẽ giúp bạn đọc, nhất là học sinh, sinh viên dễ nhớ, dễ thuộc về thời kỳ đầu của lịch sử nước nhà theo đúng tâm nguyện của tác giả, thiết thực góp phần thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ:

“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

cvl2-1629082368.jpg
Bộ tiểu thuyết lịch sử 6 tập "Việt Nam diễn nghĩa" của PGS TS Cao Văn Liên.

Kỳ 1.                                                           

CHƯƠNG I.                    CỔ LOA THÀNH THẤT THỦ                                                    

I. Trong cõi hỗn mang của vật chất hỗn độn hàng tỉ năm, không biết bao nhiêu cơn bão lửa khủng khiếp, những trận đại hồng thủy ngập tràn vũ trụ, sấm sét kinh hoàng của những trận cuồng phong bão tố dữ dội. Đó là những thời kỳ mà vũ trụ đau đớn hỗn loạn để sinh ra những thiên hà, những thái dương hệ sau hàng tỉ năm va chạm biến đổi của vật chất kim, mộc, thủy, thổ, hỏa. Trong hàng nghìn tỉ thiên hà, hàng nghìn tỉ thái dương hệ có một thái dương hệ với 7 hành tinh với một mặt trời làm trung tâm. Các hành tinh tự vận hành quanh thái dương hệ và tự vận hành quanh nó. Trong bảy hành tinh đó, có một hành tinh được gọi là trái đất có nước và khí oxy là hai điều kiện cho sự sống xuất hiện. Từ đó trái đất sinh ra sinh vật, động vật. Khoảng vài tỉ năm sau trái đất ốn định và phân ra thành biển, núi, sông, đồng bằng. Cực Nam và cực Bắc của trái đất do mặt trời không thể chiếu tới được, lạnh giá quanh năm, tạo nên những núi băng vĩnh viễn. Còn những vùng khác trên đất sự sống xuất hiện. Với những điều kiện có nước và có oxy, cây cối, sinh vật và động vật vô cùng phong phú. Cuối cùng, khoảng 3 triệu năm trước công nguyên, có 4 phương trời khác nhau mà ngày nay gọi là châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi và châu Đại dương, có bốn loài vượn đã tiến hóa thành người: Đại chủng Ơropôit ở châu Âu (da trắng), đại chủng Mongôlôit ở châu Á (da vàng), Đại chủng Nêgrôit ở châu Phi (da đen), đại chủng Ôtxtralôit ở châu Đại Dương. Ở châu Mỹ không có loài vượn tiến hóa thành người nhưng từ rất sớm đã có người da đỏ thuộc đại chủng Mongôlôit từ châu Á di cư sang. Thời gian di cư không rõ vào thời gian nào và không rõ theo con đường nào?

Sau khi đã thành người qua hàng vạn năm tiến hóa, con người họp lại thành cộng đồng bầy người, sau đó tiến lên cộng đồng Thị tộc. Thị tộc là người có mối liên hệ về cùng huyết thống sinh sống với nhau. Cùng với Thị tộc thì hình thành cộng đồng người liên kết rộng rãi hơn là Bộ lạc và Liên minh Bộ lạc. Bộ lạc bao gồm hai hay nhiều Thị tộc gần gũi địa bàn cư trú, gần gũi huyết thống, văn hóa liên kết với nhau. Bộ lạc do Tù trưởng đứng đầu. Do nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống, các Bộ lạc lại Liên minh với nhau thành Liên minh Bộ lạc. Liên minh Bộ lạc do Hội đồng Liên minh Bộ lạc đứng đầu mà thành viên là các Tù trưởng Bộ lạc.

Hết thời kỳ nguyên thủy, loài người bước vào xã hội có quốc gia, có nhà nước. Con người từ thời đại dã man bước vào thời đại văn minh. Nhưng không phải tất cả các dân tộc trên trái đất bước vào xã hội có nhà nước cùng một thời gian. Bắc Phi , Trung Đông, châu Á là những nơi hình thành quốc gia và nhà nước sớm nhất. Trên mảnh đất Đông Bắc Á và Bắc Á là những mảnh đất có người Hoa (Hán) và người Việt sinh sống. Người Hoa sinh sống ở vùng châu thổ Hoàng Hà đến Bắc sông Trường Giang (Dương Tử). Triều đại đầu tiên của người Hoa  là nhà Hạ do ông Khải sáng lập khoảng hơn 2000 năm trước công nguyên. Đến thế kỷ XVIII trước công nguyên, vua Kiệt của nhà Hạ tham tàn bạo ngược đã làm nhà Hạ diệt vong. Ông Thành Thang đã lập ra nhà Thương (nhà Ân). Nhà Thương tồn tại đến kỷ XII trước công nguyên. Vua cuối cùng của nhà Thường là Trụ Vương tàn bạo, dâm đãng, say mê nàng Đát kỷ, sát hại sinh linh dẫn tới nhà Thương bị nhà Chu  tiêu diệt. Người sáng lập nhà Chu là Chu Võ Vương. Nhà Chu bao gồm thời Tây Chu và thời Đông Chu. Thời Đông Chu gồm thời Xuân Thu và thời Chiến quốc. Thời Xuân thu là thời kỳ hỗn chiến giữa một trăm nước chư hầu để tranh giành quyền bá và xâm chiếm đất đai lẫn nhau của bọn vương công, thời Chiến quốc là thời kỳ hỗn chiến của bảy nước còn lại sau thời Xuân Thu để tranh giành quyền thống trị Trung Quốc. Cuối cùng năm 221 trước công nguyên, nước Tần của Tần Thủy Hoàng đã tiêu diệt 6 nước, thống nhất Trung Quốc. Ngoài nội chiến, các triều đại Thương, Chu, Tần đều ra sức xua quân xuống Nam sông Trường Giang để tiêu diệt người Việt, mở rộng đất đai, bành trướng lãnh thổ.

Phía Nam sông Trường Giang cho đến một phần Đông Nam Á là quê hương của rất nhiều tộc người Việt như Âu Việt, Lạc Việt, Sở Việt, Mân Việt…các dân tộc Việt luôn luôn đứng trước nguy cơ bị người Hán ở phía Bắc Trường Giang tràn xuống chiếm đất đai, nô dịch, đồng hóa và tiêu diệt. Vì thế, những tộc người Việt như Lạc Việt, Âu Việt và nhiều tộc người Việt khác phải lùi dần về phía Nam, tập hợp lại thành Liên minh Bộ lạc. Để có sức mạnh đoàn kết chống lại làn sóng bành trướng mạnh mẽ xuống phương Nam của người Hán, Kinh Dương Vương, thủ lĩnh của người Lạc Việt, cũng là thủ lĩnh Liên minh của 15 Bộ lạc tuyên bố thành lập nhà nước Văn Lang.

Nhà nước Văn Lang phía Bắc giáp nước Ân Thương, phía Đông giáp Biển Đông với bản nhạc rì rầm muôn thuở với thời gian, với những trận bão tố phong ba dữ dội, phía Tây giáp đất nước rừng núi của người Lào Xủng, Lào Khạ để sau này hình thành nên nhà nước Lan Xạng (Triệu Voi), phía Nam giáp với miền đất Tây Nam mà sau này hình thành nên quốc gia Phù Nam, Chân Lạp.

Văn Lang là một quốc gia không giàu có lắm nhưng sản vật, thực vật, động vật phong phú cung cấp những sản phẩm cần thiết cho đời sống con người. Núi non hiểm trở với rừng bạt ngàn có nhiều gỗ quý, luồng nứa, song, mây, giang… Trong những cánh rừng bạt ngàn có vô số động vật hoang dã đủ các loài. Âu Lạc có nhiều sông mà lớn nhất là sông Hồng bắt nguồn từ nước Đại Lý (Vân Nam) của Người Thái và chảy vào Văn Lang ở miền Tây Bắc. Sông Hồng mang nặng phù sa tạo nên đồng bằng Bắc Bộ trù phú màu mỡ. Miền Trung còn có con sông nước chảy dữ dội như ngựa phi nên gọi là sông Mã, còn có sông Lam, sông La, sông Lệ Thủy. Những con sông này đã tạo nên những đồng bằng nhỏ ở miền Nam đất nước khi đó.

Đất nước nhiều sông ngòi tạo những đồng bằng màu mỡ nên cư dân Lạc Việt sớm biết trồng lúa nước để lấy gạo làm lương thực chính, ngoài ra còn nhiều cây lương thực như ngô, sắn, khoai lang, trồng nhiều loại rau làm thức ăn, trồng cây ăn quả, trồng dâu nuôi tằm để dệt vải làm quần áo. Trên miền núi, dân cư trồng lúa nương trên những nương đồi. Dân cư Âu Lạc đã biết thuần hóa gia cầm, gia súc để chăn nuôi như gà, vịt, dê, chó, ngựa, lợn …để lấy thịt, còn chăn nuôi trâu bò dùng làm sức kéo thay người, đặc biệt là kéo cày vỡ đất phục vụ cho nền nông nghiệp. Đất nước nhiều sông ngòi, bên bờ biển dài nên cư dân Âu lạc còn giỏi nghề đánh cá, bơi lội, giỏi bơi thuyền và đóng thuyền, đan lưới. Do nhu cầu của đời sống, nghề thủ công của Văn Lang cũng sớm phát triển. các nghề dệt vải, làm đồ sành, chế tạo công cụ vũ khí, đóng thuyền, dệt lưới đánh cá, chế tạo nhạc khí, trong đó trống đồng Đông Sơn là một thành tựu tiêu biểu. Văn lang là thời đại đồ đá mới xen lẫn đồ đồng, đồ sắt, đồ đan bằng mây, tre, nứa.

Cư dân Văn Lang đã xây dựng và phát triển một nền văn hóa tinh thần vật chất phong phú, đặt nền tảng cho lâu dài cho một nền văn hóa Lạc Vìệt, tục cưới xin, tục gói bánh chưng, bánh dầy ngày lễ hội.

Kinh đô của nước Văn Lang là Bạch Hạc, nay là thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Kinh đô soi mình xuống ba dòng sông: sông Đà, sông Hồng, sông Lô. Đất nước chia thành 15 bộ tương đương với 15 địa bàn cư trú xưa của 15 Bộ lạc, mỗi bộ do một Lạc tướng đứng đầu, Lạc tướng là Tù trưởng Bộ lạc chuyển thành. Dưới Bộ lạc là công xã nông thôn do Bồ chính đứng đầu. Dưới công xã nông thôn là làng ở miền xuôi, bản ở miền núi do già làng, trưởng bản đứng đầu.

Xã hội Văn Lang đã phân hóa thành ba giai cấp: Giai cấp quý tộc, giai cấp nông dân và giai cấp nô lệ . Từ đó, đưa đến sự ra đời Nhà n­ước Văn Lang (Khoảng kỷ XIII tcn-208 tcn ).Nhà nư­ớc đầu tiên của ng­ười Lạc Việt ra đời nằm trong quy luật chung sự ra đời  của các nhà nước chiếm hữu nô lệ trên thế giới. Sự phát triển của sản xuất đ­ã đưa đến năng suất lao động cao, sản phẩm dư­ thừa. Xuất hiện chế độ gia đình một vợ một chồng và chế độ t­ư hữu. Chế độ tư­ hữu làm xã hội xuất hiện giai cấp. Giai cấp quý tộc chủ nô thiết lập nhà  n­ước làm công cụ  thống trị, áp bức bóc lột đối với đại đa số nhân dân và nô lệ. Sự phát triển của kinh tế, xã hội Lạc Việt vào thiên niên kỷ II trư­ớc công nguyên đã tạo tiền đề kinh tế, xã hội chính trị cho sự ra đời nhà n­ước chiếm hữ­u nô lệ Văn Lang.

Khác với những nơi khác trên thế giới, chiến tranh góp phần thúc đẩy, làm bà đỡ cho sự ra đời nhà n­ước thì ng­ười Lạc Việt có những nhu cầu bức thiết hơn. Đó là  nhu cầu trị thuỷ các con sông lớn: Sông Hồng, sông Mã, nhu cầu chống lại các cuộc xâm l­ược của các triều đại   Thư­ơng – Chu - Tần ở phía Bắc, nhu cầu trao đổi kinh tế văn hoá giữa các Bộ lạc. Tóm lại nhu cầu sinh tồn và phát triển đòi hỏi phải thống nhất các địa phư­ơng, các tộc  ngư­ời thành một quốc gia. Vậy, Nhà n­ước Văn Lang ra đời là một tất yếu, hợp quy luật, là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài hàng chục vạn năm của ng­ười Lạc Việt.

Thời gian ra đời của nhà n­ước Văn Lang  có nhiều chính kiến khác nhau nhưng theo cứ liệu trong và ngoài nước thì khoảng 1.300 năm trước công nguyên, nhà nước cổ đại này ra đời. Quốc hiệu Văn Lang, kinh đô là Bạch Hạc (thành phố Việt Trì ngày nay) . Lãnh thổ Nhà nư­ớc Văn Lang bao gồm toàn bộ miền Bắc và miền Bắc Trung bộ (từ Thanh Hoá đến Quảng Bình). Công cụ sản xuất từ lâu đời đã có đồ đá mới nhưng ngày càng ít đi (như­ cối giã gạo, cối tuốt lúa ), công cụ chủ yếu là đồ đồng và đang bư­ớc sang thời đại đồ sắt (Truyền thuyết Thánh Gióng). Nông nghiệp trở thành nền kinh tế chủ yếu, đặc biệt nghề đúc đồng phát triển với trình độ cao, nghệ thuật tinh xảo đ­ược kết tinh trong trống đồng Đông Sơn nổi tiếng.

Xã hội Thời Hùng Vư­ơng đang trên đ­ường phân hoá giàu, nghèo,phân chia thành giai cấp quý tộc, bình dân và nô tì. Giai cấp quý tộc chủ nô là giai cấp thống trị, áp bức , bóc lột.Nông dân là giai cấp chiếm đa số dân cư­ trong một nền kinh tế nông nghiệp. Nông dân sống trong các làng xã nông thôn (Công xã nông thôn). Họ cày ruộng đất công của công xã và nộp một phần hoa lợi cho nhà nư­ớc. Nông dân có gia đình riêng, có tài sản riêng, có  một ít ruộng đất. Tầng lớp thấp nhất trong xã hội là nô tì (nô lệ), số l­ượng ít. Họ không phải là lực l­ượng sản xuất chính của xã hội, cho nên xã hội chiếm hữu nô lệ Văn Lang là xã hội chiếm hữu nô lệ không điển hình, là xã hội nô lệ kiểu châu Á, là chế độ nô lệ gia đình (gia trư­ởng).

Nhà n­ước Văn Lang là nhà nư­ớc Quân chủ quý tộc chủ nô,đứng đầu nhà nước là Vua - Hùng Vư­ơng. Hùng Vư­ơng nắm tất cả các quyền lực cơ bản của nhà nước: Quyền lập pháp,hành pháp, tư­ pháp. Ngôi vua theo chế độ thế tập, cha truyền con nối kế tục nhau qua XVIII đời. Giúp việc cho vua ở trung ­ương có Lạc hầu và một số quan lại khác. Về hành chính cả  nư­ớc chia thành 15 bộ, mỗi bộ do một Lạc t­ướng đứng đầu cai quản .

Dư­ới bộ là Công xã nông thôn có Bồ chính đứng đầu. Dư­ới công xã là làng bản do già làng tr­ưởng bản đứng đầu. Với một bộ máy như­ vậy, Hùng Vư­ơng thực hiện quyền lực của mình trên toàn lãnh thổ. Xã hội Văn Lang phân hoá thành giai cấp như­ng chư­a sâu sắc. Cộng đồng dân c­ư vẫn giữ vững truyền thống đoàn kết xây dựng và bảo vệ đất nư­ớc.

Nhà nư­ớc Văn Lang ra đời đánh dấu cộng đồng Dân tộc quốc gia Việt Nam ra đời với sự thống nhất về lãnh thổ, kinh tế, văn hoá,và ngôn ngữ. Tiếng nói của ngư­ời Lạc Việt, của Vua Hùng trở thành tiếng quốc gia. Đây là cộng đồng dân tộc được gọi là dân tộc tiền  tư­ bản, nó ra đời từ khi xuất hiện nhà nư­ớc đầu tiên mà không cần chờ đến khi chủ nghĩa t­ư bản ra đời dân tộc mới ra đời nh­ư các nuớc Âu - Mỹ. Nhà n­ước Văn Lang ra đời là một b­ước ngoặt trong tiến trình lịch sử dân tộc, đư­a nư­ớc ta từ thời đại dã man sang thời đại văn minh. Đây là bư­ớc ngoặt về kinh tế, thiết chế chính trị,xã hội, văn hoá phát triển vững vàng, cố kết hơn, rực rỡ hơn, truyền thống dân tộc đ­ược bồi đắp, phát triển vững vàng thêm một bước.

Thời kỳ tồn tại của nhà nước Văn Lang phải chống lại sự bành trướng ào ạt của người Hán thuộc triều đại nhà Ân. Thánh Gióng từ một cậu bé ba tuổi còn nằm trong nôi nhưng khi nghe lời rao tìm hiền tài cứu nước của sứ giả Hùng Vương, Thánh Gióng đã vùng dậy trở thành một tráng sĩ, với nón sắt, ngựa sặt, gậy sắt do nhân dân trang bị cho, Thánh Gióng đã xông ra mặt trận với một sức mạnh phi thường của thần thánh, ngựa phun ra lửa thiêu đốt và tiêu diệt sạch giặc Ân, bảo vệ đất nước. Sau khi đất nước thanh bình Thánh Gióng đã bay lên trời, hóa thành thần thánh phù hộ cho dân cư Lạc Việt. Năm 221 trước công nguyên, Tần Doanh Chính, vua Tần đánh bại sáu nước Hàn, Triệu, Ngụy, Yên, Tề, Sở thống nhất Trung Nguyên, Tần Doanh Chính xưng là Tần Thủy Hoàng Đế, đẩy mạnh bành trướng hơn nữa xuống phương Nam, tiêu diệt và chiếm đất của bách Việt. Năm 218 trước công nguyên, 50 vạn quân Tần do tướng Đồ Thư chỉ huy tràn xuống đất của người Lạc Việt và Âu Việt. Vua Hùng cử Thục Phán, thủ lĩnh của người Âu Việt lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến chống Tần. Nhân dân Lạc Việt, Âu Việt đã rút lui vào rừng, tiến hành chiến tranh du kích, tiêu hao dần dần quân giặc. Cuối cùng quân Tần thất bại. Sau chiến thắng, thế lực uy tín của Thục Phán càng vang dội to lớn.

II. Cuối thế kỷ 3trước công nguyên, triều Hùng Duệ Vương của nước Văn Lang đang trên đường suy nhược. Hùng Duệ vương đã quá già yếu, lại đứng trước nhiều công việc hệ trọng của quốc gia mà vua phải cáng đáng. Đặc biệt nhà vua không có con trai để kế vị ngai vàng. Việc lựa chọn người ngoài họ Hùng Vương  lên ngôi thời đó có thể chấp nhận được. Nhưng làm thế nào để lựa chọn được người có đức, có tài vì một vị vua là quyết định đến sự tồn vong của đất nước, của nòi giống, dân tộc, ảnh hưởng đến đời sống của bách tính sinh linh. Đặc biệt trong hoàn cảnh các thế lực phong kiến Trung Hoa đang hung hãn mở rộng lãnh thổ, bành trướng xuống phương Nam, chiếm nước Văn Lang của người Lạc Việt và Âu Việt. Một vị Hùng Vương trong hoàn cảnh như vậy, yêu cầu phải có tài đức trị nước nhưng trước hết phải có khả năng về quân sự để đánh bại ngoại bang một khi đất nước bị xâm lăng. Vấn đề chọn người kế vị ngai vàng đã làm cho Hùng Duệ Vương  gầy rộc, tâm hồn rầu rĩ. Cả triều đình lo lắng.

Đó là một đêm năm 208 trước công nguyên, kinh đô Bạch Hạc của Văn Lang đắm chìm trong màn đêm huyền ảo. Những ngôi nhà núp dưới những rặng cây màu tối đen tỏa ra ánh sáng vàng nhạt của những ngọn đèn dầu le lói, từng bóng cây chuyển động nhè nhẹ, vi vu xạc xào theo gió. Gió đêm từ sông Hồng, sông Thao, sông Đà thổi vào mát rượi. Những dòng sông bao lấy một không gian rộng lớn của kinh đô Bạch Hạc uốn lượn một màu xanh đen lấp lánh. Ven sông, những con thuyền đánh cá neo đậu. Trong thuyền le lói ánh đèn lung linh leo lắt. Vài vì sao nhấp nhánh trên bầu trời cũng một màu đen huyền bí.

Cung điện của Hùng Duệ vương nằm bên bờ sông Hồng. Trong gian phòng nằm giữa cung điện, ánh sáng vàng vọt tỏa ra từ những ngọn đèn dầu lạc, những ngọn lửa như những ngón tay lung linh trước gió như muốn tắt. Ánh sáng làm sáng rõ căn phòng làm bằng gỗ lim, tường chình đất sét với màu trắng nhạt. Mái cung điện lợp bằng ngói hình vẫy cá làm bằng đất nung như sành. Chung quanh tường căn phòng treo những cung tên, nỏ và những thanh gươm đồng. Một chiếc trống đồng to lớn đặt nghiêng trên giá cạnh ngai đồng. Trống đồng là tượng trưng cho quyền lực, uy vũ của nhà vua khi đó. Cửa ra vào có hai người lính gác khỏe mạnh lực lưỡng đứng canh.

Giữa phòng đặt bộ bàn ghế bằng gỗ lim, quanh bàn và lưng tựa của ghế có khắc chạm nhưng con chim hạc đang tung cánh quanh những mặt trống đồng. Trên hai ghế đối diện với nhau có hai người đang ngồi. Thị nữ rót ra hai chén trà thơm và lại lùi vào trong. Người mặc áo lụa vàng, đầu búi tóc cài trâm vàng là Hùng Vương thứ XVIII –Hùng Duệ Vương, người ngồi đối diện dáng bộ cường tráng nhưng khiêm tốn và lễ phép. Đó chính là thần núi Tản Viên, con rể của Vua Hùng. Hai người uống trà xong, Hùng Duệ Vương nói với Sơn Tinh:

 - Hôm nay ta cho mời con đến đây để bàn về một việc hệ trọng của quốc gia. Ta nay đã già yếu rồi vẫn còn gánh việc nước rất nặng nhọc. Ta lại không có con trai. Ta muốn nhường ngôi cho con là rể nhưng cũng là con cái trong nhà. Làm vua một nước là công việc rất nặng nề, lo cho nước, lo cho dân. Nhất là trong hoàn cảnh giặc phương Bắc luôn nhòm ngó xâm lược. Trao việc trọng đại đó cho con ta mới yên tâm dưỡng bệnh, nghỉ ngơi lúc tuổi già.

(Còn nữa)

CVL

PGS TS Cao Văn Liên

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/viet-nam-dien-nghia-tap-i-tieu-thuyet-lich-su-ky-1-a5423.html