Tư liệu từ Wikipedia cho biết, tranh thủy mặc (tiếng Trung giản thể:: 水墨画; phồn thể: 水墨畫; pinyin: shuǐmòhuà; tiếng Nhật : 水墨画, suiboku-ga; tiếng Hàn: 수묵화, sumukhwa) hoặc sumi-e (Japanese: 墨絵) là một loại tranh hội họa khởi nguồn từ Trung Quốc. "Thủy" (水) là nước, "mặc" (墨) là mực nên tranh thủy mặc chủ yếu chỉ là mực mài ra, pha với nước, rồi dùng bút lông vẽ trên giấy hoặc lụa nên về sắc thái chỉ có hai màu trắng đen.
Tranh thủy mặc là loại hình phát triển cùng với nghệ thuật thư pháp Trung Hoa. Loại hình này bắt đầu xuất hiện vào thời Đường (618-907) và tạo nên sự ấn tượng, khác biệt so với các loại hình nghệ thuật vẽ trước đó. Những đặc điểm mới của Tranh Thủy Mặc so với các loại hình nghệ thuât trước đó là chú trọng vào sắc đen hơn là pha trộn các màu sắc với nhau, tập trung mạnh vào nét vẽ và bản chất, tinh thần của vật thể, cảnh vật hơn là mô tả trực tiếp, bắt chước. Tranh thủy mặc phát triển mạnh mẽ tới đỉnh cao dưới triều nhà Tống (960-1279) tại Trung Quốc và được truyền sang Nhật Bản bởi các thiền sư thuộc Thiền Tông vào thế kỷ thứ 14.
Văn học Đông Á về mỹ thuật nhìn chung đều cho rằng, mục tiêu của tranh thủy mặc không chỉ đơn giản là minh họa, tái hiện lại vẻ bên ngoài của chủ thể mà mục đích chính là nắm bắt được cốt yếu tinh thần của chủ thể ở trong đó. Ví dụ, để vẽ một con ngựa, người ta phải hiểu tính khí của nó hơn cơ bắp, xương bên ngoài. Hay để vẽ một bông hoa, không nhất thiết phải kết hợp một cách hoàn hảo giữa các cánh hoa và màu sắc, điều cần thiết nhất là phải truyền tải được sự sống động và hương thơm của hoa. Vì tính chất này, nên sau này người ta so sánh những điểm tương đồng của tranh thủy mặc với trường phái Ấn Tượng của phương Tây. Tranh thủy mặc cũng có những tính chất tương đồng và gắn liền với Thiền Tông- vốn nhấn mạnh tính đơn sơ, tự nhiên và tự thể hiện hay tư tưởng của Đạo Giáo như :" tính tự nhiên và hài hòa với thiên nhiên" . Đặc biệt là khi so sánh với Nho Giáo vốn chú trọng đến đời sống thế tục, ít thiên về tinh thần.
Tư liệu từ ANB Việt Nam lại cho rằng, tranh thủy mặc là sự kết hợp hài hòa của 4 yếu tố quan trọng đó là: họa, ấn, thơ, thư. Bởi có lẽ trong giới họa sĩ thường có một quan niệm rằng “thơ là hồn của họa, thư pháp là cốt của họa” điều này ngụ ý nghĩa rằng thơ ca đi vào lòng người đó cũng chính là cả một linh hồn của bức tranh, còn thư pháp chính là khung xương của bức tranh toát lên đằng sau vẻ đẹp của nó. Điều đặc biệt hơn cả, vẻ đẹp độc đáo mang một nét riêng của bức tranh không chỉ nằm ở vẻ đẹp nhấn mạnh cảnh vật trong tranh có gần với nét đẹp và ý nghĩa của thực tế hay không mà chủ yếu nó sẽ được chú trọng vào nghệ thuật thử dụng trong bức tranh đó là gì, tư tưởng tình cảm độc giả muốn gửi gắm tình cảm gì đến độc giả, người thưởng tranh mà thôi.
Thông thường công cụ chủ yếu để vẽ tranh thủy mặc là bút lông, người họa sĩ sẽ dùng thuốc nước hoặc mực nho trên giấy xuyến chỉ để tiến hành khắc họa vẽ lên vẻ đẹp của những bức tranh thủy mặc này. Chắc hẳn người họa sĩ vẽ tranh phải là người có một tâm hồn đẹp hơn cả võ sư bởi họ phải tích đầy đủ nội lực, công sức, cảm xúc hay ý tưởng hay và độc đáo nhất rồi sau đó mới đặc bút và phác họa.
Trước khi đặt bút chắc hẳn người nghệ sĩ đã hình dung ra những gì mình sẽ vẽ trong bức tranh, cảm xúc không thể thay đổi bởi đặc trưng của giấy xuyến đó là không thể nào có thể sửa chữa được. Cảm xúc của người nghệ sĩ một khi đã kết hợp đầy đủ cả phần thần và phần sắc, giữa tâm tính và thư họa, khí chất, cốt cách của con người cùng với những tư tưởng giá trị nghệ thuật cũng như giá trị về đạo đức được gửi gắm ở bên trong bức tranh đó.
Vũ An (tổng hợp)
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/tranh-thuy-mac-nghe-thuat-cua-su-tu-nhien-a5899.html