1. Love Story
Where Do I Begin (Andy Williams) by Jon England
Tác phẩm
(Nơi tôi bắt đầu?) Câu chuyện tình yêu
"Love Story" (Chuyện tình yêu - Xin đừng nhầm với bài Histoire d’un amour tiếng Pháp, dịch ra cũng là Chuyện tình yêu mà tôi đã giới thiệu hôm qua và ca khúc gần đây của Taylor Swift).
(Where Do I Begin?) Love Story là một bài hát nổi tiếng được xuất bản năm 1970, với phần nhạc của Francis Lai và phần lời của Carl Sigman. Bài hát lần đầu tiên được giới thiệu làm nhạc nền trong bộ phim Love Story năm 1970 sau khi nhà phân phối của bộ phim, Paramount Pictures , từ chối bộ lời đầu tiên được viết. Andy Williams cuối cùng đã thu âm lời bài hát mới và đưa bài hát lên vị trí thứ chín trên Hot 100 của tạp chí Billboard và vị trí số một trên bảng xếp hạng Easy Listening của họ. Sau đó, Love Story liên tục đạt thứ hạng cao ở Mỹ và Anh.
Chuyện tình-love story (Lời Việt Phạm Duy) Duy Quang
Tác giả
Francis Lai
Theo Lộc Liên (Tiền phong), với ca khúc "Love Story" do Andy Williams và Shirley Bassey thể hiện, Francis Lai đã giành được một Tượng vàng Oscar năm 1971 ở hạng mục "Ca khúc nhạc phim xuất sắc nhất.
Francis Lai sinh năm 1932, trong một gia đình làm vườn ở thành phố Nice, miền Nam nước Pháp, ông tốt nghiệp nhạc viện thành phố Nice trước khi đến Paris lập nghiệp. Trong suốt sự nghiệp sáng tác, ông đã viết khoảng 600 bài hát và hơn 100 ca khúc cho phim, gần đây nhất là nhạc phim cho bộ phim "A Man and a Woman".
Đặc biệt, với ca khúc "Love Story" do Andy Williams và Shirley Bassey thể hiện, ông đã giành được một Tượng vàng Oscar năm 1971 ở hạng mục "Ca khúc nhạc phim xuất sắc nhất. Cũng trong năm này, bài hát này mang về cho ông giải "Quả cầu vàng" danh giá.
Đồng thời, "Love Story" đã đi vòng quanh thế giới với gần 800 phiên bản và được chuyển lời sang 25 thứ tiếng, kể cả tiếng Việt
Francis Lai được Bộ trưởng Văn hóa Pháp Franck Riester nhận định: Chỉ với một vài nốt nhạc, nhạc sĩ Francis Lai đã làm cho các bộ phim trở nên đẹp đẽ và gây xúc động hơn. Những ca khúc bất hủ của vị nhạc sĩ được mệnh danh là ông vua của những câu chuyện tình này luôn ngân nga trong trái tim của nhiều thế hệ người yêu nhạc.
Francis Lai, qua đời ngày 7/11/1918 ở tuổi 86.
2. Greenfields – Đồng xanh
Tác phẩm:
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng một lần nghe qua giai điệu thật nhẹ nhàng, man mác buồn này, với những điệp khúc được trình bày bằng những giọng bè thật nhuần nhuyễn. Tên gốc tiếng Anh là Greenfields - còn được biết đến qua phiên bản tiếng Việt “Đồng Xanh” hay tiếng Pháp “Verte Campagne” - bài hát này đã đi vào lòng người qua phần trình bày tuyệt diệu từ đầu thập niên 1960 của bốn chàng sinh viên Mỹ yêu âm nhạc, nhờ tình cờ mà đã lập ra nhóm ca khúc The Brothers Four nổi danh. Greenfields ngày nay luôn hiện diện trong danh sách ca khúc tiêu biểu của dòng nhạc folk đương đại.
Trước tiên hết phải nói là The Brothers Four không phải là tác giả - mà cũng không phải là nhóm ca khúc đầu tiên - biểu diễn bài Greenfields. Tác phẩm bất hủ này thực ra đã được ba ca nhạc sĩ trong ban Easy Riders (Terry Gilkyson - Rich Dehr - Frank Miller) soạn ra và thu âm từ năm 1956. Thế nhưng phiên bản đó hầu như không được ai chú ý, và phải chờ đến đầu năm 1960, sau khi được nhóm The Brothers Four hòa âm phối khí lại và giới thiệu trong đĩa nhạc single thứ hai của họ thì ca khúc này mới bắt đầu hớp hồn người nghe.
Người biểu diễn:
Gr Percy Faith (ngày 07 tháng tư năm 1908 - ngày 09 Tháng Hai 1976) là một người Canada chỉ huy dàn nhạc, nhà soạn nhạc. Ông thường được cho là đã phổ biến định dạng "dễ nghe" hoặc "nhạc tâm trạng". Faith đã trở thành một yếu tố chính của âm nhạc đại chúng Hoa Kỳ trong những năm 1950 và tiếp tục được hâm mộ đến những năm 1960. Mặc dù sự nghiệp chỉ huy dàn nhạc chuyên nghiệp của ông bắt đầu ở đỉnh cao của kỷ nguyên swing, Faith đã tinh chỉnh và cách tân các kỹ thuật dàn nhạc, bao gồm cả việc sử dụng các đoạn dây lớn, để làm mềm và lấp đầy âm nhạc phổ biến thống trị bằng đồng thau của những năm 1940.
Green Fields - The Brothers Four
Th The Brothers Four là một người Mỹ ca hát dân gian nhóm, được thành lập vào năm 1957 tại Seattle , Washington, và được biết đến với 1960 bài hát hit của họ "Greenfields".
Ngay từ tháng Hai năm 1960, Greenfields đã xuất hiện trong danh sách các đĩa single bán chạy nhất nước Mỹ, có lúc lên đến hạng hai, và trụ lại trong bảng Top 40 hai mươi tuần liên tục. Album đầu tiên của nhóm - trong đó có bài Greenfields - cũng vươn lên trong bảng Top 20. Về phần nhóm The Brothers Four, họ nghiễm nhiên trở thành một tên tuổi lẫy lừng trong dòng nhạc folk “phục hưng” đang trỗi lên vào thời điểm đó.
Tính ra, đã có hơn 1 triệu đĩa single Greenfields được bán ra vào lúc đó, mang lại cho nhóm The Brothers Four đĩa vàng đầu tiên. Qua năm 1961, nhóm tứ ca này còn được đề cử tranh giải Grammy Award dành cho Nghệ sĩ trẻ xuất sắc nhất.
Sức hút của ca khúc Greenfields qua phần trình bày của nhóm The Brothers Four là tính chất giản dị của giai điệu, với phần đệm rất ấm áp của đàn ghi ta thùng, nhưng các phần bè thì hòa quyện vào nhau một cách thông suốt, nhẹ nhàng không quá cầu kỳ phức tạp, tạo ra cảm xúc tự nhiên nơi người nghe.
Lời bài hát phải nói là rất lãng mạn, nên thơ, làm lòng người xao xuyến qua tâm trạng của một người nhớ lại cảnh vật êm đềm khi còn sống những ngày tháng hạnh phúc bên cạnh người mình yêu, chua xót nhìn cảnh vật hiện tại khắc nghiệt hẳn vì người yêu đã bỏ đi, và ao ước mong đợi ngày được gặp lại nhau, để cánh đồng xanh tươi trở lại.
Phiên bản Việt : Đồng Xanh
Đồng xanh - Ban Mây Trắng (Thu âm trước 1975)
Một ca khúc với tiết tấu nhẹ nhàng, êm đềm như Greenfields đương nhiên rất hợp với thị hiếu người Việt. Nhiều nhạc sĩ đã chuyển thể bài hát này sang tiếng Việt, nhưng có lẽ phiên bản hay nhất là bài “Đồng xanh” của cố nhạc sĩ Lê Hựu Hà (1946-2003), từng chinh phục giới hâm mộ với ca khúc “Tôi muốn”, “Hãy ngước mặt nhìn đời”...
Bài Đồng Xanh của Lê Hựu Hà có thể được xem là mẫu mực của một cố gắng chuyển thể thành công vì vừa tái hiện được các hình ảnh trong ca khúc gốc, vừa truyền tải được ý nghĩa chính của bài ca bằng những ngôn từ rất bình dị, không một chút gượng ép.
Số các ca sĩ đã từng thể hiện bài Đồng Xanh rất nhiều, nhưng có lẽ đạt nhất là cố ca sĩ Duy Quang, vừa qua đời ngày 19/12/2012 tại California (Hoa Kỳ).
Bài Đồng Xanh, lời Việt của Lê Hựu Hà có thể được xem là mẫu mực của một cố gắng chuyển thể thành công vì vừa tái hiện được các hình ảnh trong ca khúc gốc, vừa truyền tải được ý nghĩa chính của bài ca bằng những ngôn từ rất bình dị, không một chút gượng ép.
Số các ca sĩ đã từng thể hiện bài Đồng Xanh rất nhiều, nhưng có lẽ đạt nhất là cố ca sĩ Duy Quang, vừa qua đời ngày 19/12/2012 tại California (Hoa Kỳ).
Đồng Xanh
Đồng xanh là chốn đây / Thiên đàng cỏ cây
Chìm trong bầy thú hoang / Vui đùa trong nắng hây
Đây những con suối vắng / Đang phơi mình bên lùm cây
Đây những dòng nước mát / Khẽ trôi êm về thung lũng
Và những đôi nhân tình đang lắng hồn dưới mây chiều
Đồng xanh giờ vắng đi / Với trời lãng quên
Còn đâu bầy thú hoang / Đã vui đùa trong nắng êm
Đâu những bờ suối vắng / Phơi mình bên lùm cây
Đâu những dòng nước mát / Khẽ trôi êm về thung lũng
Và những đôi nhân tình nay đã lìa chốn xưa rồi
Ta yêu đồng xanh / Như đã yêu từng con người
Ta thương đôi tình nhân kia / Như gió thương làn mây trời
Nhưng sao giờ đây / Nào thấy ai chung quanh ta
Đất trời như bãi tha ma / Trên đồng hoang khô cháy
Giờ ta còn đứng đây / Giữa trời hắt hiu
Đời không còn chút vui / Đã khô cằn trong trái tim
Sao ta còn đứng mãi / Như người tình mong chờ ai
Sao ta còn đứng mãi / Lắng nghe tâm hồn tê tái
Và đã bao lâu rồi ta đứng chờ giữa cánh đồng.
Ngay từ năm 1960, khi phiên bản Greenfields của nhóm The Brothers Four vừa nổi danh tại Mỹ, ca khúc này đã lập tức được các nhạc sĩ R.Varnay, R.Mamoudy chuyển thể qua tiếng Pháp dưới tựa đề dịch nguyên văn từ tiếng Anh là Verte campagne.
Tuy nhiên, nếu bản tiếng Việt tương đối tôn trọng nguyên tác, bản tiếng Pháp đã chỉ giữ lại ý tưởng của một người nhớ lại cảnh đồng quê thời xa xưa khi còn cùng với người yêu dạo bước trên những cánh đồng xanh êm đềm. Phần còn lại của bài hát thì khác hẳn, đối lập cảnh đồng quê êm đềm khi xưa, với cảnh thành phố hiện tại hoàn toàn xa lạ.
3. L'été Indien - Mùa hè Ấn Độ
L'été Indien - Instrumental Orchestra
Tác phẩm và tác giả
Bài hát dựa trên bài hát "Africa" của Toto Cutugno , Vito Pallavicini, Pasquale Losito và Sam Ward (ban đầu được phát hành bởi ban nhạc Albatros của Toto Cutugno , do đó có phụ đề "L'Été inden (Africa)" trên một số bản phát hành đơn lẻ. Nó được chuyển thể sang tiếng Pháp bởi Claude Lemesle và Pierre Delanoë, do Johnny Arthey dàn dựng và Jacques Plait sản xuất. "L'Été inden" tiếp tục trở thành bản hit lớn nhất của Dassin, bán được gần 2 triệu bản trên toàn thế giới.
L'ete Indien- Joe Dassin
Theo RFI, trong nguyên tác, bài L'été Indien có tựa đề là Africa, do ca sĩ kiêm tác giả người Ý Toto Cutugno sáng tác thời anh còn là thành viên sáng lập ban nhạc Albatros (Hải Âu). Bản nhạc này được ghi âm và biểu diễn lần đầu tiên nhân kỳ liên hoan ca nhạc thành phố San Remo vào hạ tuần tháng Hai thường niên.
Về nội dung, bản nhạc Africa nói về tình quê hương, mô tả tâm trạng cô độc lẻ loi của một người nhập cư đến từ châu Phi, vất vả kiếp tha hương, lưu lạc trên xứ người. Nhìn cuộc sống chật vật hối hả ở chốn thành thị, mà bỗng dưng nhân vật này chạnh lòng nhớ về cái thời còn ở quê nhà, mộc mạc mà chân phương, nghèo nhưng nhiều tình thương.
Gọi là ca khúc nhưng bản nhạc Africa thật ra có cấu trúc hơi khác thường, mở đầu bằng lời độc thoại viết bằng tiếng Anh và đến phần điệp khúc thì giai điệu lại không có đặt lời. Phải chăng cũng vì thế mà bản nhạc này không thành công khi được phát hành trên thị trường Ý.
Dù gì đi nữa, bản nhạc này tình cờ lọt và tai của hai tác giả người Pháp Pierre Delanoë & Claude Lemesle, chuyên sáng tác những bản nhạc ăn khách cho các nghệ sĩ hàng đầu những năm 1970 như Michel Sardou, Johnny Hallyday, Michel Fugain hay Gérard Lenorman …..
Nghe giai điệu quá hay, hai tác giả này mới đặt lại toàn bộ lời tiếng Pháp, kể cả phần độc thoại mở đầu và nhất là phần hát ở điệp khúc. Dĩ nhiên, ca khúc phóng tác không còn nói về tình hoài hương, mà là cảm xúc tình yêu, hiểu theo nghĩa tuyệt đối muôn đời. Tuy nhiên khi đặt thêm lời, hai tác giả này không nghĩ tới Joe Dassin mà lại dự định triệu mời ca sĩ số một làng nhạc Pháp thời bấy giờ là Claude François để ghi âm.
Nam danh ca Claude François nhận lời nhưng rốt cuộc đúng vào cái ngày hẹn gặp nhau để ghi âm, vì lý do đời tư Claude François lại không tới. Nửa bực mình vì không nghe một lời xin lỗi, nửa lo âu vì sợ mất tiền mướn phòng thâu, Pierre Delanoë mới gọi điện thoại mời Joe Dassin đến ghi âm thay thế.
Bản thân ca sĩ Joe Dassin lúc đó cũng không được thuyết phục cho lắm, vì theo anh cấu trúc bài hát hơi ‘’vô duyên’’, giai điệu điệp khúc nghe rất hay nhưng lời độc thoại dẫn nhập thì lại quá dài. Tuy nhiên, sự nghiệp của Joe Dassin đang xuống dốc, các album mà anh phát hành trong giai đoạn ba năm từ năm 1971 đến năm 1974, đều không ăn khách nhiều như mong đợi.
Đối với Joe Dassin, chẳng có gì để mất khi anh thâu thêm một ca khúc riêng lẻ (L'été Indien không nằm trong kế hoạch ghi âm trọn một tập nhạc, mà cũng chẳng bao giờ được phát hành trên album). Do được gọi vào giờ chót, và do nhóm sản xuất không muốn trả thêm giờ phụ trội tiền mướn studio, cho nên Joe Dassin chỉ thâu đi thâu lại có vài lần, chứ ít có như mọi khi .... mài dũa từng câu, trau chuốt từng chữ.
Bất ngờ thay, nhạc phẩm L'été Indien lại trở thành tình khúc thành công nhất trong suốt sự nghiệp của Joe Dassin, còn ăn khách hơn cả nhạc phẩm Si tu n’existais pas (cũng của tác giả người Ý Toto Cutugno) mà anh ghi âm gần một năm sau đó. Với hơn hai triệu bản bán chạy trong sáu tháng, bài L'été Indien phá kỷ lục do nhạc phẩm Le Sud của Nino Ferrer (1975) đang nắm giữ.
Ngoài việc phát hành tình khúc L'été Indien trong tiếng Pháp tại 25 quốc gia trên thế giới, Joe Dassin trở lại phòng thâu để ghi âm thêm bốn phiên bản tiếng Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha, nhờ vậy mà Joe Dassin đứng hạng đầu tại 15 nước, chinh phục thêm các quốc gia Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc và Liên Xô ….
Sự nghiệp của Joe Dassin khởi sắc trong lúc cuộc sống riêng tư lại lâm vào bế tắc. Vào đầu năm 1974, anh lâm chứng trầm cảm, tinh thần sa sút sau khi vợ anh sinh non, đứa con đầu lòng cũng không sống được lâu. Chán nản tuyệt vọng, anh dùng rượu giải sầu vùi đầu vào công việc. Hồi tưởng lại giai đoạn này, tác giả Pierre Delanoë từng nói rằng chưa bao giờ ông lại thấy Joe Dassin tuyệt vọng chán đời đến như vậy, nhưng khi bước vào phòng thâu, giọng ca của anh lại trở nên nhiệm mầu.
Một giọng ca mượt mà như nhung, với những vết gẫy trung trầm, bỗng dưng lại càng đục khàn trong phần độc thoại. Trong cách đọc, Joe Dassin có lối nhã chữ khá đặc biệt, cảm xúc dạt dào theo nhịp điệu dập dìu nhưng không bao giờ vỡ oà như thể con tim của người đàn ông muốn khóc, nhưng trí óc vẫn tự chủ tiết chế.
L'été Indien (Indian Summer) là một từ ngữ được nhà văn người Pháp gốc Mỹ J. Hector St-John de Crèvecoeur (tên thật là Michel Guillaume Jean de Crèvecoeur 1735-1813) giải thích qua ghi chú lần đầu tiên vào năm 1778. Theo đó, L'été Indien không phải là mùa hè mà là một thời khắc đặc biệt vào mùa thu ở Bắc Mỹ (thường là vào trung tuần tháng 10, có khi trễ hơn tới đầu tháng 11), khi tiết trời đang giá lạnh bỗng nhiên nóng trở lại.
Nắng thu muộn màng ấm áp, trời xanh bềnh bồng trên rừng phong lá vàng cam thụy, đổ sang huyết dụ tựa như màu da của sắc dân da đỏ, thời tiết bất thường báo hiệu cho những ngày đẹp trời cuối cùng trước khi thiên nhiên vùi mình trong giấc ngủ triền miên dai dẳng, mùa đông khắc nghiệt phủ tuyết đóng băng.
Qua hình tượng này, hai tác giả người Pháp muốn nói lên niềm hạnh phúc bất chợt của kiếp người, biết rằng trước sau gì cũng phải hứng chịu những mất mát thiệt thòi. Giọng ca của Joe Dassin khe khẻ niềm hạnh phúc, nhưng đó lại là niềm vui tiềm ẩn bao nỗi ngậm ngùi, một nụ cười u uất khi nhìn thấy tình yêu sắp khuất.
Có lẽ cũng vì thế mà 40 năm sau ngày ra đời, bản nhạc này từng được bình chọn là ca khúc yêu chuộng nhất của người Pháp nhân mùa lễ tình nhân Valentine, lời bài hát L'été Indien vẫn ăn tiền nhờ vào phần điệp khúc mộc mạc chân tình.
Mùa hè Ấn Độ
Em biết không, anh chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc như đã từng vào sáng hôm ấy
Đôi ta cùng nhau đi dạo trên bãi biển, giống như là
Nó đang ở mùa thu, một mùa thu với khí hậu tuyệt vời
Một mùa thu mà chỉ tồn tại ở Bắc Mỹ
Nơi đó được gọi là Mùa Hè Ấn Độ
Nhưng đơn giản nó là của đôi ta
Cùng bộ đầm dài màu xanh biển thiết kế bởi Marie Laurencin
Và anh nhớ, anh nhớ rất rõ
Những gì anh đã nói với em vào sáng hôm đó
Một năm, một thế kỷ, một điều gì đó mãi mãi đã qua.
Chúng ta sẽ lại đi đến nơi mà chúng ta muốn, bất cứ nơi nào mà em muốn
Chúng ta sẽ yêu nhau mãi tới khi tình yêu này không còn nữa
Và tất cả cuộc sống của đôi ta sẽ như là
Những sắc màu của Mùa hè Ấn Độ ngày ấy.
Hôm nay, anh đã xa thật xa khỏi buổi sáng mùa thu ấy
Nhưng như thể anh vẫn còn ở đó
Anh nghĩ về em
Em đang nơi đâu?
Em đang làm gì?
Anh vẫn còn tồn tại vì em mà, phải không?
Anh đang ngắm nhìn những con sóng chưa bao giờ chạm tới đụn cát
Và anh đang nhớ lại cơn sóng cuồn cuộn chảy, mặt trời và niềm hạnh phúc đã tan vào trong biển cả
Một sự vĩnh cửu, một thế kỷ, một năm trước đây.
Chúng ta sẽ lại đi đến nơi mà chúng ta muốn, bất cứ nơi nào mà em muốn
Chúng ta sẽ yêu nhau mãi tới khi tình yêu này không còn nữa
Và tất cả cuộc sống của đôi ta sẽ như là
Những sắc màu của Mùa hè Ấn Độ ngày ấy.
Việt Long (Tổng hợp)
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/moi-ngay-3-ban-nhac-de-nghe-dang-cap-the-gioi-ngay-thu-28-a6181.html