Tôi sinh ra ,và lớn lên ở vùng miền trung nghèo khó. Lũ lụt liên miên về mùa hè nắng cháy da người, với những trận gió Lào nóng bỏng. Đã như thê phải trải qua cuộc chiến tranh hao người tốn của. Lại ở trong thời ký quan liêu bao cấp chi phối toàn bộ nền kinh tế của đất nước. Vì thế nhân dân ở vùng tôi khốn khó trăm bề.
Tuy thế, làng xóm vẫn vui đất chật người đông, cái thời buồỉ "thả phanh" ai muốn đẻ bao nhiêu cũng được "trời sinh voi trời sinh cỏ".
Khó khăn như thế nhưng tình làng nghĩa xóm vẫn nặng tình nặng nghĩa. Tôi chưa thấy đôi vợ chồng nào bỏ nhau, mà người ta thường gọi là ly hôn cả.
Thói quen quê tôi, khi hai vợ chồng sinh con trai đầu lòng thì ông bố được gọi là ông cu, bà mẹ thì gọi bà cu, còn sinh con gái thì gọi là ông chắt hoặc ông cháu, và bà chắt hoặc bà cháu. Anh bạn tôi tên là Tam đẻ con gái đầu lòng nên dân làng thường gọi là anh cháu Tam, vợ anh là chị cháu Tam. Kể từ khi sinh con trở đi tên vợ không còn tên gọi nữa mà chỉ để giành cho khi qua đời mỗi khi cúng cơm, như thế tên tuổi của vợ chồng gắn chặt với nhau suốt cả cuộc đời. Chỉ cần biết tên là biết người đó đẻ con đầu con trai hay con gái.
Do đất chật người đông nên lãnh đạo cấp trên có chủ trương "vơi dân" là chuyển một số hộ sang vùng đất khác sinh cơ lập nghiệp chỗ đó dân làng thường gọi là: "xóm mới"
Anh chị cháu Tam bạn tôi cũng ở trong diện di dân đó. Anh cháu Tam cùng nhập ngũ cùng tôi một ngày ,anh ở quân khu 4 đóng quân ở Thanh hóa, Nghệ an, Hà tĩnh. Sau hòa bình anh phục viên về địa phương rồi cưới vợ anh chị sinh ra được ba cháu gái đặt tên là Thanh, Nghệ, Tịnh mỗi đứa đẻ cách nhau chưa đầy một năm nên khó phân biệt được đứa nào là chị, đứa nào là em.
Tôi ở bộ đội thỉnh thoảng được về phép tôi kể cho bà con nghe câu chuyện này, chuyện có thật, nếu không có thì ai nhắc lại làm gì.
Một lần tôi về phép, tôi đến thăm gia đình anh cháu Tam vì mấy năm rồi mà chưa đến được, từ nhà tôi đến đó cũng phải mất vài cây số. Tôi đi bằng xe đạp qua xóm làng rồi qua một cánh đồng mùa này bà con đang trỉa lạc, xe đạp tôi đạp bon bon mọi người ai cũng nhìn theo tôi rồi nói nhau những gì mà tôi không nghe được. Dọc đường đi tôi nghĩ bụng: chắc đến nhà bạn mấy năm không gặp vui lắm đấy miễn sao đừng có cái cảnh:
"Bạn đến chơi nhà, vợ thì đi khỏi chợ thì xa
Ao sâu, nước đục khôn chái lưới
Vườn rộng rào thưa, khó đuối gà"
Mà phải là: "khách đến nhà không gà thì vịt".
Phải hỏi mấy người rồi mới tìm được nhà anh cháu Tam.
Nhà anh ở bên bờ hói cách bãi biển vài trăm mét đây là vùng cát trắng nhà cách nhà hàng trăm mét. Nhà anh chị là một ngôi nhà làm bằng tre ba gian lợp bằng lá cọ giữa, là một sân gạch chủ yếu là dùng để hứng nước phục vụ cho sinh hoạt khi mùa mưa đến. Phía bên phải sân có hai vại muối nước mắm, trên có nắp đậy, nắp đậy làm bằng xi măng và cát hình như cái nón úp lên vại.
Tôi dựng xe đạp ngoài sân bước vào nhà, trên cái chõng tre ba chị em đang ngồi ăn khoai, khoai bỏ trong rá và một bát cà muối. Thấy tôi vào các cháu đều đứng dậy rồi khoanh tay chào:
- Chào bác ạ!
Tôi bảo:
- Chào các cháu! đây có phải nhà anh cháu Tam không cháu?
- Dạ đúng bác ạ .
- Thế cha mẹ cháu đi đâu cả?
- Dạ. cha mẹ đi làm ngoài nương (vườn).
Nói xong con bé vụt chạy đi mất tôi chưa kịp hỏi gì thì một đứa nói tiếp:
- Chị Thanh đi gọi cha về đó bác ạ!
Nhìn trong nhà chẳng có gì cả ngoài hai cái chõng tre xiêu vẹo giữa có nhà có một bộ bàn ghế đã cũ mặt bàn nham nhở có nhiều lỗ thủng bốn cái ghế ọp ẹp, tôi không dám ngồi xuống mạnh sợ nó gãy .
Ngồi đợi một lúc, hai cha con anh cháu Tam về đến nhà, anh đi trước, con bé đi sau, thấy tôi anh reo lên:
- Ồ ! chắt Oánh lâu lắm rồi hẹ? Về phép ạ?
- Em về phép, lâu rồi không đến thăm gia đình anh chị được.
- Anh chị làm gì ngoài nương đó.
- Cuốc một mấy góc bò không cày được để mấy đứa nhỏ này trỉa lạc.
- Thế anh làm việc gì là chính?
Anh ta bảo: “chẳng có việc gì là chính cả, tiện đâu làm đấy "gà đậu tay bừa mà””
Nói xong anh với lấy cái điếu cày ở chân bàn, rồi đi vào trong nhà cầm ra gói thuốc lào cái bật lửa, và mấy cái lông gà. Anh cho cái lông gà vào nỏ điếu ngoáy liên tục rồi cho miệng vào hít thử. Điếu được thông trong điếu lại có nước, tiếng kêu lên sòng sọc.
Rồi anh ta rít xong một điềú thuốc lào nhả khói khắp nhà người có vẻ khoan khoái. Lúc này chị cháu Tam cũng đã về chị vác cuốc đi qua sân, thấy chị anh bảo:
- Này! có chú chắt Oánh đến chơi chuẩn bị lã củi nấu cơm.
(Lã là lửa, lã củi là lủi cả). Có nghĩa là bảo mấy đứa nhỏ đi chơi hết.
Một lúc sau, chẳng thấy đứa con nào nữa tôi mới biết là anh bảo các cháu đi chơi chỗ khác. Chị cháu Tam bưng lên một ấm nước Trâm (nước lá vối) và hai cái đọi (bát uống nước) để lên bàn rồi ghé tai nói nhỏ với anh cháu Tam cái gì đó tôi không nghe được.
"Thì cắt cổ, mổ ruột, làm ba món. Thế còn hỏi gì nữa." Chị im lặng đi xuống bếp.
Anh ta bảo với chị ta thế. "Cắt cổ, mổ ruột, làm ba món"
Đúng là: “khách đến nhà không gà thì vịt” các cụ xưa nói chí phải.
Nghĩ bụng thế, nhưng tôi vẫn băn khoăn, nhìn khắp vườn cũng chẳng thấy con gà, con vịt nào cả. Có lẽ nhà anh gần một cái hói (con lạch nhỏ) đàn vịt đi ăn ngoài đó. Tôi thấy cũng yên lòng. Uống xong bát nước Trâm tôi đi xem xung quanh vườn chẳng có cây cối gì cả chỉ duy nhất có một giàn bầu gáo (có nơi gọi là bầu đất) giàn bầu rất sai quả nhiều đến nỗi không đếm được.
Gần đến bữa cơm tôi lại nghĩ đến câu nói của anh cháu Tam nói với chị "cắt cổ, mổ ruột" thì chắc chắn là cắt cổ gà hoặc cổ vịt chứ không thể nào khác được.
Thế rồi, bữa cơm trưa nay cũng đã đến.
Chị cháu Tam bưng lên một mâm cơm trên mâm cơm có đậy một cái rá, chị nhẹ nhàng để xuống bàn, rồi cất vội cái rá. Trên mâm tôi chẳng thấy có thịt gà, thịt vịt đâu cả. Chỉ toàn là bầu: bầu luộc, chấm mắm tôm, ruột bầu nấu canh với một ít tép và một đĩa bầu xào.
Tôi bảo:
- Thế anh chị không gọi các cháu về cùng ăn cơm ạ?
- Chúng nó đi sang nhà bên rồi khi nào về ăn sau cũng được.
Ba chúng tôi ngồi ăn cơm ngồi ăm cơm chị cháu Tam xới cơm cho tôi ba chúng tôi ăn một cách ngon lành vì thức ăn lạ miệng. Ăn cơm xong ngồi uống nước tôi thầm nghĩ không có cái gì đáng vất đi cả chỉ có là chúng ta không biết sử dụng hợp lý mà thôi. Lại nhớ câu ca dao ngày xưa mẹ tôi thường hay đọc cho tôi nghe:
- Đầu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.
Ăn cơm xong tôi chào anh chị cháu Tam ra về anh Cháu Tam tiển tôi ra ngõ lên xe đạp, tôi đạp một mạch về nhà./.
Theo Trái tim người lính
Nguyễn Xuân Oánh
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/ban-toi-tiep-khach-a6389.html