- Trường hợp thứ nhất, bạn không được biết tên các loại bánh đó trước khi nếm chúng, tôi chắc phần lớn các bạn sẽ thích món bánh Xèo (Nam Bộ);
- Trường hợp thứ hai, bạn được biết tên các loại bánh đó trước khi nếm chúng. Tôi chắc phần lớn các bạn sẽ nói là thích bánh Piza (vì chúng nổi tiếng thế cơ mà).
Nếu ai đó mời bạn nếm thử dưa chua Việt Nam (mẹ muối) và món kimchi của xứ Hàn và đề nghị bạn đưa ra ý kiến đánh giá?
- Trường hợp thứ nhất, bạn không được biết xuất xứ các món dưa trên, tôi chắc hẳn phần lớn các bạn sẽ thích món dưa chua (mẹ muối);
- Trường hợp còn lại, bạn đã biết xuất xứ các món dưa nói trên, tôi cũng dám chắc rằng phần lớn sự yêu thích sẽ dành cho món kim chi của xứ Hàn; nhất là các fan của K-pop và "Hậu duệ mặt trời", nếu ai dám chê món kim chi thì coi chừng bị ném đá tới tấp.
Ai đã từng nếm món bánh phu thê của Việt Nam sẽ có cảm giác khác nhau nếu không được biết tên hoặc được biết tên trước khi nếm. Khi biết được nếm thử bánh Phu thê thì độ ngon tăng lên rất nhiều. Những cái đó tôi nghĩ nó chính là văn hóa ẩm thực, sự ngon của mỗi món ăn không chỉ nằm trong hương vị của nó mà còn nằm ở tên gọi, truyền thuyết và cả sự quảng bá về nó. Người thưởng thức bị rối trí, bị nhầm lẫn khi bị văn hóa ẩm thực chi phối.
Tôi cũng như phần lớn người Việt Nam và không ít người nước ngoài luôn coi Phở Hà Nội (Việt Nam) là món đặc sản tuyệt vời nhất về ẩm thực mà không nước nào có được. Đi đâu cũng chỉ mong về Hà Nội để ăn Phở. Nhà văn Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng đã dành những áng văn hay nhất, cảm xúc nhất cho Phở. Tại sao vậy?
- Tôi đã từng được ăn Phở của người Việt tại Parri, Praha, Vacsava, Motscow, Bangkok và thú thật tôi thấy vị phở ở những nơi ấy chẳng kém gì Hà Nội, thậm chí còn ngon hơn vì các chất liệu ở những nơi ấy thường chất hơn, đầy đủ hơn ở Hà Nội. Một anh bạn từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội công tác đi tìm ăn phở ngon Hà Nội mà không thấy đã đưa ra một nhận xét giật mình "Phở ở TP Hồ Chí Minh" ngon hơn. Phở Hà Nội (VN) ngon, nổi tiếng có lẽ vì ai đó đã gắn nó với "người yêu" không bao giờ trở thành vợ của cánh đàn ông VN. Mấy ông nhà văn (chưa thấy nhà văn nữ nào ca ngợi món phở) sở dĩ dùng được nhiều áng văn hay để nói về Phở cõ lẽ là do trong lúc sáng tác đã nhân cách hóa cho Phở. Thông thường cánh đàn ông hay rủ vợ, người yêu đi ăn Phở chứ Phụ nữ ít khi làm điều ngược lại. Phụ nữ thường thích đi ăn bún chả, bún nem, bún đậu nhiều hơn. Đàn ông thích đi ăn Phở không hẳn vì Phở ngon mà còn vì được "ngoại tình" về tinh thần, nhất là những ông hay bị vợ hoặc người yêu kìm kẹp. Phụ nữ không thích đi ăn Phở cũng không hẳn vì Phở không ngon mà vì ghét hình bóng của Phở và ghét nhìn thấy chồng mình, người yêu của mình ăn Phở một cách ngon lành trước mặt mình.
Nhân dịp 30/4 - 1/5, tôi muốn viết vài dòng để minh oan cho Phở Hà Nội (VN). Tôi muốn chị em hãy vượt qua sự đố kỵ với Phở để cho Phở có một vị trí xứng đáng trong lòng chị em. Hãy nhắm mắt lại và nghĩ món phở trước mặt là món bún Nem, chị em sẽ thấy vị ngon tuyệt vời của nó. Chúc chị em sẽ có những bát Phở ngon dành cho chồng, con, người yêu trong dịp lế tết. Phở muôn năm - Phở Hà Nội vẫn là nhất.
Theo Chuyện Làng quê
Nguyen van Noi
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/pho-ha-noi-ngon-den-muc-nao-a7180.html