Nhớ lại thời gian đầu của đại dịch covid_19

Phải nói.lần đầu tiên tui mới chứng kiến đại dịch là như thế nào. Đúng là con vi rút này tuy nhỏ mà có võ, chưa có thuốc đặc trị, phương tiện khoa học hiện đại chưa phát hiện được chúng kịp thời, đến khi phát bệnh thì chúng đã nhiễm nhiều người qua tiếp xúc theo cấp số nhân. Khi cô lập nó thì mọi hoạt động kinh tế - văn hoá – giáo dục - tín ngưỡng – tôn giáo - thể thao... đều bị ngưng trệ,  nguy hiểm thật! 

khu-pho-van-hoa-1634672403.jpg
 

Trước khi tuần giãn cách xã hội trôi qua, vào buổi sáng sớm tôi mạo muội mang khẩu trang bước khỏi nhà, cuốc bộ một vòng trên đường phố thay cho các buổi tập dưỡng sinh trước đó để hít thở bầu không khí trong lành.

Cảm nhận đầu tiên của tôi là đường phố hôm đó dậy muộn, từ ngày xảy ra đại dịch Covid_19, phải nói mọi hoạt động đều bị ảnh hưởng nặng nề. Bng nghe tiếng gọi từ sau lưng:

- Hai, đợi một chút

Tôi quay lại, thì ra là Ba An đang đi nhanh về phía tôi vừa nói:

- Hổm rày, sao không thấy “lên” Facebook!

Tôi cười trả lời:

- Máy tôi bị Vi rút phá hỏng Men bo (Mainboird) hồi cận Tết đang tìm cái khác thay thế đây, làm sao “lên” được? Nhưng mà sao ông không đeo khẩu trang ?

- Nhằm nhò gì. Tnh mình chưa có ai bị nhiễm mà! (Ba An thản nhiên trả lời).

Tôi trách nhẹ:

- Đúng là ông chủ quan quá! Giá như có người đã nhiễm ờ vùng dịch chưa được phát hiện về đây dạo chơi nơi này thì sao?

- Ông lo xa quá! Thế giới còn công nhận Việt Nam mình kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ mà...

Tôi cắt ngang:

- Đành rằng mình quản lý tốt, nhưng cũng có vài kẻ vô tình hay cố ý gieo rắc dịch bệnh này ra cộng đồng, gây khó cho Nhà nước hoặc khu dân cư, ông muốn thoải mái hay là bị buộc cách ly 14 ngày tuỳ ông vậy. Thôi, không tranh cãi với ông nữa, mình nói chuyện khác đi!

Ba An cười huề:

 - Nói đùa với ông cho vui, khẩu trang có đem theo đây, thấy vắng vẻ nên chưa đeo thôi, tôi không muốn bị phạt một cách vô duyên đâu!

 Cả hai chúng tôi, vừa đi vừa trò chuyện, trời đã rạng sáng mà phố phường còn chìm vào giấc ngủ khác hẳn so với trước đây. Chúng tôi rủ nhau tìm một quán cà phê để nghỉ chân trò chuyện, nhưng cũng chẳng thấy, kể cả những quán quen thuộc. Tôi quay qua tâm sự với Ba An.

- Từ 1975 đến nay, tôi chứng kiến 3 sự kiện ấn tượng không thể nào quên được: Một là khung cảnh tỉnh mình sáng ngày 01 tháng 05 năm 1975, mọi hoạt động mua bán, sản xuất đều tạm ngưng như mùng. Mồng Một Tết, phố xá đông người, cờ đỏ sao vàng rợp mọi nơi. Hai là sự kiện khánh thành cầu Mỹ Thuận, đoàn người xe chật ních kéo dài hơn 8 cây số, để rồi muốn trở về cũng không được, vác xe đạp trên vai chen về cũng khó khăn, hộ kinh doanh gần nơi khánh thành cầu ban đầu rất vui vẻ vì được mùa, sau đó lại nhăn nhó gọi điện hối hả cho đại lý hàng chục cuộc, nhưng hàng hoá bổ sung không chuyển đến được, nhất là mặt hàng nước đóng chai và nước đá, giá cả đột biến tăng vọt gấp mấy lần cũng có người mua, nhưng không có hàng để bán, một số người có sáng kiến thuê ghe để chở về nhưng ghe cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu... Ngày hôm sau nếu ai đi tham quan muộn để ý sẽ thấy bãi cỏ hai bên Quốc lộ 1A vàng vọt xơ xác không một chấm xanh màu cỏ. Sự kiện thứ ba là thời gian giãn cách xã hội để chống dịch Covid_19 lây lan, hoạt động mua bán (nhất là quán ăn uống, giải khát tập trung đông người) trên đường phố hầu như đình trệ, nhiều bảng thông báo nghỉ bán do dịch được treo trước những cửa hiệu lớn, phố xá thưa người, đội ngũ bán vé số vắng bóng...

Ba An xuýt xoa:

- Phải nói.lần đầu tiên tui mới chứng kiến đại dịch là như thế nào. Đúng là con vi rút này tuy nhỏ mà có võ, chưa có thuốc đặc trị, phương tiện khoa học hiện đại chưa phát hiện được chúng kịp thời, đến khi phát bệnh thì chúng đã nhiễm nhiều người qua tiếp xúc theo cấp số nhân. Khi cô lập nó thì mọi hoạt động kinh tế - văn hoá – giáo dục - tín ngưỡng – tôn giáo - thể thao... đều bị ngưng trệ,  nguy hiểm thật!  

Hai, tôi chen vào:

- Tổn thất to lớn thiệt, nhưng bù lại trong mùa đại dịch này mới thấy năng lực sản xuất vật tư y tế mình đâu có thua ai, trình độ tay nghề của y bác sĩ Việt Nam đâu có tệ, tấm lòng thiện nguyện của người dân Việt Nam đoàn kết giúp nhau vượt qua khó khăn được các nước khen ngợi, trên đường phố xuất hiện những phần cơm “Ai cần đến lấy”, “cây ATM gạo”, khẩu trang tặng miễn phí... diễn ra ở nhiều địa phương, mừng lắm chứ!

Ba An bỗng bực tức:

- Vậy mà còn có kẻ cố tình tránh cách ly, chống lại người thi hành công vụ  để dịch lây lan trong cộng đồng, gây khó cho việc quản lý, điều trị bệnh, có người là quan chức mới ác chứ! Rồi lại có người tích trữ khẩu trang, tái chế khẩu trang, bán nâng giá vật tư y tế để tư lợi; cán bộ điều tiết thông quan xuất khẩu gạo không minh bạch trong cơn đại dịch, nhà nước hỗ trợ miễn phí người cách ly, lại có cán bộ lợi dụng moi tiền từ người bị cách ly mới lạ... mặc dù là số ít, nhưng những hành vi trên đối với tui không thể nào tha thứ được!

Vừa đi, chúng tôi vừa nói chuyện với nhau rất nhiều đề tài trên đường phố ít náo nhiệt hơn mọi khi, có điều chúng tôi không biết mình đã đi bao nhiêu cây số, chỉ biết rằng đến giờ “G”, tôi phải chia tay để về nhà làm đầu bếp vì hôm nay vợ tôi vắng nhà (đang ở bên ngoại)!

***

Việc gì đến cũng sẽ đến! Hôm nay, ngày 22 tháng 04 năm 2020, thời gian giãn cách xã hội đã được nới lỏng, dù chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa mới chấm dứt thời hiệu, nhưng phố phường đã nhộn nhịp trở lại và hình ảnh quen thuộc vẫn còn lưu giữ là người đi đường luôn mang khẩu trang... Cả nước không xuất hiện ca nhiễm mới, vẫn dừng lại con số 268 người và chỉ còn hơn 50 ca đang điều trị, tôi ước tính nếu mỗi ngày có 5 ca xuất viện thì chỉ 11 ngày nữa thôi thì chúng ta sẽ khoá sổ. Trong các ca đang điều trị, tôi luôn chú ý đến tình trạng bệnh nặng của bệnh nhân 91, một phi công người Anh; dù không phải họ hàng gì, nhưng tôi luôn mong sức khoẻ anh bình phục để tôi hãnh diện rằng: Đất nước tôi có những lương y, bác sĩ giỏi như thế!.    

Hai tôi thầm nghĩ, Chính phủ mình có giải pháp “chống dịch như chống giặc” rất hay và hiệu quả gởi đi những hình ảnh thân thiện đối với thế giới, tạo được sự đoàn kết trong nhân dân, thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế trong sáng, có tinh thần cảnh giác cao. Trong đất liền nhân dân lo đoàn kết chống dịch, thì ngoài biển Đông xa xôi kia các chiến sĩ Hải quân vừa lo phòng chống dịch lại phải luôn nâng cao cảnh giác với “bọn cướp đảo”...!

Bùi Văn Hải

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/nho-lai-thoi-gian-dau-cua-dai-dich-covid-19-a7545.html