Sau những ngày lưu lạc khi quân ta nổ súng, đánh chiếm Nông Sơn nhân dân bây giờ đã trở về các ấp.
Chúng tôi đóng quân trên một ngọn đồi thấp, gần ấp Khương Bình và ấp Khương Thượng xã Sơn Phúc huyện Quế Sơn. Dưới chân đồi có những tảng đá mồ côi to lắm nằm rải rác khắp nơi có những hòn đá chồng vào nhau tạo nên những cái hang ,cái hốc.
Vào một buổi trưa, Phương chiến sĩ trinh sát đang trực chiến chạy vào hầm anh ta nói to lắm:
"Báo cáo trung đội trưởng, có hai người dân đến dưới đồi .Một người đàn ông và một cô gái, họ đến đây nhiều lần rồi có vẻ khả nghi lắm " (vì hồi đó khu vực này có nhiều tề ngụy ,ác ôn chuyên môn dò la tin tức, xác định tọa độ chỉ điểm cho pháo bắn. )
Tôi bảo Phương:
Vào gọi Hiền dậy lấy AK và lựu đạn ra cảnh giới , tôi sẽ ra ngoài đó, trực tiếp hỏi họ đến đây làm gì ? Khu vực này là khu vực cấm người dân không được vào .
Từ chỗ chúng tôi đến chỗ hai người lạ chỉ cách nhau hơn 20 mét.
Sau khi phân công Phương và Hiền vào vị trí cảnh giới, tôi cố tình nói to ,để cho hai người lạ nghe được.
Nếu họ có biểu hiện chống đối các đồng chí cứ bắn bỏ.
Tay tôi cầm khẩu K54 xuống gặp hai người lạ. Thấy tôi tới gần người đàn ông đó ,chắp tay lại rồi quỳ xuống lạy tôi mấy cái. Cô gái cũng làm theo cũng lạy như thế.
Nhìn vào hai người khi gặp tôi,họ có vẻ hoảng sợ ,lo lắng.
Người đàn ông chừng hơn 50 tuổi mặc bộ đồ bà ba màu xám, đội mũ phớt màu trắng. Loại mũ này ấp trưởng và mấy ông hội đồng thường hay đội ,nên tôi lại càng cảnh giác. Còn cô gái đi với ông chừng 19 ,20 tuổi người dong dỏng ,khuôn mặt khá xinh ,chỉ có đôi mắt là có vẻ mệt mỏi ,có lẽ vì thiếu ngủ cô mặc một cái quần âu màu tím , may ống tuýt bó sát và cái áo chẽn , chắc cũng là dân ăn chơi ở vùng này.
Thấy hai người cúi xuống lạy, tôi bảo:
"Ông và chị đứng dậy ,chúng tôi là bộ đội cách mạng, là quân giải phóng ,là con em của nhân dân. Hai người không phải lạy "
Nghe tôi nói vậy hai người đứng dậy.
Tôi bảo:" ông và cô ra đây có việc gì mà đến cả buổi trưa như vậy. Ông không biết khu vực này là cấm người dân không được vào ạ ? "
Vẫn hai tay úp vào nhau để trước ngực ông ta bảo:"
"Hôm các ông nổ súng bà con trong ấp bỏ chạy cả ,đồ đạc không mang đi được đành dấu trong cái hốc đá đằng kia .(Nói xong ông chỉ tay về phía đó. )
Tôi bảo trong đó có những gì ? Có vũ khí gì không?
Ông nói :
" không có vũ khí ,mà chỉ có một cái đầu máy khâu một ít vải và quần áo may cho khách chưa kịp lấy."
Rồi ông ta nói tiếp :" Các ông muốn lấy cái gì cũng được , làm gì cũng được. Nhưng tôi xin các ông đừng lấy cái đầu máy khâu của con gái tôi ,vì cả nhà đều nhìn vào đó để sinh sống. Con gái tôi làm nghề thợ may ,nó nuôi cả nhà đấy.
Tôi bảo:
"Chúng tôi là bộ đội cách mạng không bao giờ lấy cái kim sợi chỉ của dân .Nếu là của nhà ông bỏ trong đó ông cứ vào lấy. "
Nghe tôi nói vậy hai cha con vào trong hốc đá lôi ra mấy bọc đồ và đầu một chiếc máy khâu nhãn hiệu Singer . Họ đưa cho tôi xem ,tôi bảo :
" ông về nhà ,nói với bà con trong ấp , nếu có ai giấu đồ trong ấy thì ra lấy , mà chỉ được hai người thôi .
Thấy tôi nói vậy ,ông ta :" dạ ".
Hai tay ông vẫn úp vào nhau để trước bụng .
Sau khi kiểm tra xong tôi bảo : "Bây giờ ông và chị có thể về được rồi."
Vẫn động tác như khi mới nhìn thấy tôi .Hai cha con cúi xuống lạy tôi , trước khi ra về.
Theo Chuyện làng quê
Nguyễn Xuân Oánh
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/chiec-may-khau-a7888.html