Được vài năm thì Hương Dạ Lý tan rã, thế là sẵn đào kép còn nguyên xi Sỹ Phú nhảy ra làm Bầu đăng ký ban đầu với tên là: Đoàn Cải Lương xã Phú Thành (Tam Nông, Đồng Tháp) với sự tham mưu của người anh vợ là anh Ba Thọ cùng hết gia đình nhà vợ là:
* Hoàng Nguyên (hề Xí Được)
* Tám Y cho tiền góp cùng chồng là tay kép độc Trường Xuân Vũ
* Út Điền (bán vé)... vì vậy trong đoàn hầu hết là phe cánh của gia đình bên vợ Bầu.
Sỹ Phú có nước da ngâm, nhỏ con, tay cán vá có giọng ca tân nhạc rất truyền cảm, đêm nào cũng tranh thủ nhảy lên sân khấu hát phụ diễn ít nhất cũng hai bài hát trữ tình Bolero. Nhưng anh là một ông Bầu dám nghĩ dám làm, thời điểm đó lực lượng diễn viên của anh rất mạnh như:
* Huỳnh thái Thanh.
* Huỳnh Thái Dũng.
* Minh Kỳ.
* Mạc Huyền Thi.
* Vương Thanh Tuấn.
* Hùng Minh Tâm,
* Hùng Minh Thanh.
* Thanh như Thủy.
*Kim Huệ.
* Văn Bảnh ...
Nhưng chuyện tăng cường Tài Danh cho đoàn có lẽ Sỹ Phú là người đầu tiên kêu những nghệ sĩ tài danh liên tục. Nhũng Nghệ Sỹ thường xuyên được mời cộng tác với đoàn có:
* Minh Cảnh.
*Tấn Tài.
*Linh Huệ.
*Lương Tuấn...
Thời đó đoàn hát cấp xã có ông Bầu nào dám bỏ tiền ra liều mạng như vậy. Chắc cũng vì lý do đó nên năm 1985 anh về đăng ký bảng hiệu Hương Bình Đồng Tháp.
Lúc đó Đồng Tháp có rất nhiều đoàn Cải lương như :
Văn Công cải lương Đồng Tháp, Tháp Mười A, Tháp Mười B, Hương Sen, Châu Thành...
Tuy mang tiếng là đoàn trung ban nhưng diễn viên ai muốn làm gì thì làm, Sỹ Phú tánh xuề xòa lại hiền nên chẳng rầy la ai, được cái là lương hợp đồng giá bấy nhiêu là phát đủ không kỳ kèo thêm bớt gì.
Từ lúc trương bảng hiệu Hương Bình bầu Sỹ Phú thường xuyên tăng cường nữ nghệ sỹ đang lên Linh Huệ về hát với kép trẻ Minh Kỳ, cũng là kép ca thuộc dạng hơi dài cao vút như Châu Thanh, có lẽ nhờ vậy mà Minh Kỳ ngày càng nổi tiếng và được nhiều Bầu gánh hát săn đón sẵn sàng trả hợp đồng cao để có Minh Kỳ về dưới bảng hiệu của mình. Có Linh Huệ nên tuồng tích cũng tập theo những kịch bản đang ăn khách của Linh Huệ như:
- Cổ xe độc mã.
- Phấn hương đoạt nhản,
- Nguyệt hổ Vương...
Sỹ Phú có hai đứa con, một gái, một trai. Bé Trang ham hát và chỉ thích hát hơi dài theo Linh Huệ, 15 tuổi Sỹ Phú đã cho con gái mình hát đào chánh trên sân khấu nhà với nghệ danh là Thiên Trang. (Nếu được học hành đào tạo bài bản thì cháu Trang sẽ rất triển vọng)
Sỹ Phú mắc bệnh lao phổi, vì vậy khoảng năm 2000 anh mất vì cơn bệnh kéo dài. Sau khi anh mất, bảng hiệu Hương Bình một thời nổi danh miền Đồng Tháp phải xếp gánh. Người anh vợ là anh Ba Thọ phải ra tay cứu vớt đám nghệ sỹ trong đoàn (đa số cũng là gia đình của anh Ba Thọ) kéo về Bạc Liêu đăng ký bảng hiệu đoàn nghệ thuật cải lương CVL.
( Thiệt hay giả thì người viết không chắc lắm nghen vì anh Ba Thọ cũng có biệt danh là Ba Đu hay Ba nổ ).
Theo Chuyện làng quê
Bùi Trung
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/nhung-ong-bau-mien-tay-a7949.html