Gs. Nguyễn Tài Cẩn sinh ngày 2/5/1926, mất ngày 25/2/2011 (23 tháng Giêng, Tân Mão). Lẽ ra, Hội thảo đã tiến hành sớm hơn, đúng ngày giỗ lần thứ 10 của ông. Nhưng vì dịch covid-19, mà đến hôm nay, khoa Ngôn ngữ học mới thực hiện được tâm nguyện đó.
Tuy nhiên, vì tình hình, hội thảo phải tiến hành song song hai hình thức: online và offline. Vì vậy mà số khách mời tham gia trực tiếp tại phòng họp là hạn chế. Chương trình dự định kéo dài 1 ngày cũng đã rút ngắn 1 buổi. Cũng may, BTC (với sự giúp đỡ của NXB Đại học Quốc gia HN) đã kịp thời in kỉ yếu (424 tr. 16x24, với 30 bài viết tham gia).
PGS TS Đào Thanh Trường, Phó Hiệu trưởng, đã thay mặt cho Lãnh đạo Trường tham dự và phát biểu khai mạc. Có mặt tại Hội trường, gồm (theo ABC): TS Nguyễn Ngọc Bình, PGS TS Nguyễn Hồng Cổn, PGS TS Nguyễn Tuấn Cường, GS TS Trần Trí Dõi, PGS TS Hoàng Dũng (TP HCM), TS Đỗ Hồng Dương, PGS TS Nguyễn Hữu Đạt, GS TS Đinh Văn Đức, GS TS Nguyễn Thiện Giáp, PGS TS Trần Hồng Hạnh, TS Phạm Hiển, GS TS Nguyễn Văn Hiệp, TS Lê Thị Thu Hoài, GS TS Nguyễn Văn Khang, PGS TS Phạm Văn Khoái, PGS TS Trịnh Cẩm Lan, PGS TS Đào Thanh Lan, GS TS Vũ Đức Nghiệu, GS TS Hoàng Trọng Phiến, PGS TS Trần Kim Phượng, TS Dương Xuân Quang, PGS TS Nguyễn Thị Việt Thanh, PGS TS Hoàng Anh Thi, GS TS Lê Quang Thiêm, PGS TS Nguyễn Thị Phương Thuỳ, PGS TS Phạm Văn Tình, TS Trương Gia Vinh… Ngoài ra, còn nhiều đại biểu tham dự online: GS TS Mark Alves (Mỹ), PGS TS Lâm Quang Đông, TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh (Trường ĐH KHXH&NV TP HCM), PGS TS Nguyễn Xuân Hoà (Hội Ngôn ngữ học HN), GS TSKH Nguyễn Quang Hồng, GS TS Đỗ Thị Kim Liên (ĐH Vinh), TS Nguyễn Hồng Nga (NXB ĐHQG HN),…
Đặc biệt, GS TS Nonna Stankevich (Phu nhân của GS Nguyễn Tài Cẩn), vì sức khỏe không dự online được, từ Liên bang Nga xa xôi, đã có đôi lời tâm sự của bà qua videoclip gửi tới Hội thảo. Đại diện Gia đình GS Nguyễn Tài Cẩn còn có: Chị Nguyễn Thị Nam Hoa (con gái, dự tại Hội trường) và anh Nguyễn Tài Việt (con trai, dự online). Đại diện Trung tâm Di sản các nhà Khoa học VN (chị Nguyễn Thị Điệp) cũng có mặt.
Sau lời phát biểu khai mạc của PGS TS Trịnh Cẩm Lan (Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học); Phát biểu chào mừng của PGS TS Đào Thanh Trường (P. Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV); Phát biểu của đại diện Gia đình GS Nguyễn Tài Cẩn (chị Nguyễn Thị Nam Hoa), Hội thảo lần lượt nghe các báo cáo: 1) GS TS M. Alves (Mỹ), 2) GS TS Trần Trí Dõi, 3) GS TS Lâm Minh Hoa (Trung Quốc), 4) GS TS Nguyễn Văn Hiệp, 5) PGS TS Nguyễn Tuấn Cường…
Hội thảo đã dành một thời lượng cho phần thứ hai: Nguyễn Tài Cẩn – Hồi ức và kỉ niệm với những phát biểu về suy nghĩ, lòng ngưỡng mộ, biết ơn đối với “Đại sư biểu Nguyễn Tài Cẩn” và những tâm tình, chia sẻ của: GS TS Hoàng Trọng Phiến, GS TS Lê Quang Thiêm, GS TS Đinh Văn Đức, GS TS Nguyễn Quang Hồng, GS TS Nguyễn Thiện Giáp, GS TS Nguyễn Văn Hiệp, PGS TS Phạm Văn Khoái, PGS TS Nguyễn Hữu Đạt, PGS TS Hoàng Dũng, PGS TS Phạm Văn Tình.
Sau đây là một số ảnh tôi chụp tại Hội thảo.
Các công trình tiêu biểu của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn
1. Nguyễn Tài Cẩn (1971), Cứ liệu ngữ âm lịch sử với vấn đề thời kì xuất hiện của chữ Nôm, in trong: Tạp chí Ngôn ngữ, số 1; in lại trong: Một số vấn đề về chữ Nôm, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985.
2. Nguyễn Tài Cẩn (1972), Bổ sung thêm một số cứ liệu ngữ âm lịch sử có liên quan đến vấn đề thời kì xuất hiện chữ Nôm //Thông báo khoa học Trường Đại học Tổng hợp (Văn học – Ngôn ngữ), tập V, Hà Nội, 1972; in lại trong // Một số vấn đề về chữ Nôm, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985.
3. Nguyễn Tài Cẩn (1974), Thử tìm cách đọc Nôm hai chữ "song viết", in trong Tạp chí Văn học, số 2/1974[5]; in lại trong: Một số vấn đề về chữ Nôm, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Bàn thêm về "song viết? song biết? song kiết?", in trong // Tạp chí Văn học, số 6/1975; in lại trong // Một số vấn đề về chữ Nôm, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985.
5. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại Danh từ trong tiếng Việt hiện đại. NXB Khoa học Xã hội.
6. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng, từ ghép, đoản ngữ. NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, 1975; NXB Đại học Quốc gia (tái bản nhiều lần).
7. Nguyễn Tài Cẩn, N.V. Stankevitch (1976), Điểm qua vài nét về tình hình cấu tạo chữ Nôm, in trong // Tạp chí Ngôn ngữ, số 2: tr. 15–25; số 3: tr. 14–24.[6]
8. Nguyễn Tài Cẩn (1979), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội; tái bản: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
9. Nguyễn Tài Cẩn, N.V. Stankevitch (1981), Chữ Nôm, một thành tựu văn hoá của thời đại Lý – Trần, in trong // Viện Sử học, Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý – Trần, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 476–516.
10. Nguyễn Tài Cẩn (1985), Một số vấn đề về chữ Nôm, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985.[7]
11. Nguyễn Tài Cẩn (1987), Văn hoá chữ Hán và ngôn ngữ Việt Nam: vai trò của các yếu tố gốc Hán trong tiếng Việt hiện đại, in lần đầu bằng tiếng Nhật trong cuốn Hán tự dân tộc quyết đoán, Tokyo, 1987; in lại bằng tiếng Việt trong: Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
12. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ảnh hưởng Hán văn Lý Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Tìm hiểu kỹ xảo hồi văn liên hoàn trong bài Vũ trung sơn thuỷ của Thiệu Trị, NXB Thuận Hoá.
15. Nguyễn Tài Cẩn (2001), Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Tài Cẩn (2002), Tư liệu Truyện Kiều: Bản Duy Minh Thị 1872, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Tài Cẩn (2004), Tư liệu Truyện Kiều: Từ bản Duy Minh Thị đến bản Kiều Oánh Mậu, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học & NXB Văn học, Hà Nội.
18. Nguyễn Tài Cẩn (2008), Tư liệu Truyện Kiều: Thử tìm hiểu bản sơ thảo Đoạn trường tân thanh, NXB Giáo dục, Hà Nội.]
Phạm Văn Tình
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/hoi-thao-khoa-hoc-ve-gs-nguyen-tai-can-a8188.html