Vân Sơn Garden và câu chuyện chiến tranh...

Hôm nay tại Vân Sơn Garden, trong phòng khách của căn nhà chính. Gần 30 người, một nửa là người Việt, còn lại là người Mỹ, chúng tôi trò chuyện với nhau đề tài chiến tranh và hòa bình, về người Việt và người Mỹ, câu chuyện xoay quanh cuốn "Nỗi buồn chiến tranh" của nhà văn Bảo Ninh.

bao-ninh2-1638104849.jpg
 

 

Một địa điểm vừa đẹp vừa hấp dẫn đối với tất cả những ai quan tâm đến văn học nghệ thuật, những ai thích một nơi nghỉ ngơi có ngôi nhà đẹp kiến trúc Bắc Mỹ, những căn phòng đẹp và một chủ nhà mến khách, phong cách tuyệt vời như ngôi nhà vậy.

Nhưng, tôi không PR cho Vân Sơn (vì nơi đây luôn kín phòng) tôi nói đến buổi gặp gỡ hôm nay tại đây, trong phòng khách của căn nhà chính. Gần 30 người, một nửa là người Việt, còn lại là người Mỹ, chúng tôi trò chuyện với nhau đề tài chiến tranh và hòa bình, về người Việt và người Mỹ, câu chuyện xoay quanh cuốn "Nỗi buồn chiến tranh" của nhà văn Bảo Ninh.

Bảo Ninh vốn ít nói, không thích nói, nhưng rồi cũng nói: "... chúng tôi là những người lính, cũng như những người lính Mỹ- mà sau chiến tranh tôi đã gặp lại, đều thấy rằng, đã ra trận thì phải đánh nhau, vì sống còn thôi, chứ bỏ súng xuống chúng tôi là những con người đều không thích đánh nhau... Giá mà không phải đánh nhau... Thời gian càng thấy rõ điều đó. Người Việt cơ bản là thoải mái trong tiếp nhận, trong quan hệ bạn bè, người Mỹ cũng vậy cũng có lối sống thoải mái, không như người ở nước lân cận, duờng như họ khác biệt với chúng tôi... Chiến tranh đã qua 40 năm, chúng ta ngày càng muốn hiểu nhau, gần lại với nhau, vui vẻ và tôn trọng nhau... Mất mát trong chiến tranh là điều đau đớn, mất con người là mất lớn nhất. Người Việt hay người Mỹ đều đau đớn, quên được nỗi đau không dễ nhưng chúng ta cùng nhìn về phía trước... Và hôm nay là một ví dụ, chúng ta đều vui ở chỗ này. Đều coi nhau là bạn...".

Những người bạn Mỹ đặt những câu hỏi rất thú vị. Những câu trả lời của những người tham gia trả lời cùng Bảo Ninh cũng thú vị không kém. Thú vị lắm. Trong stt này ko thể kể hết, nhiều và hay vô cùng. Tôi muốn dành trong một lần nào đó, nếu ai muốn nghe trực tiếp, sẽ có Bảo Ninh tại Vân Sơn Resot hoặc tại Studio Phố Hoài.

van-son-gardan-1638104850.jpg
 

Chắc hẳn trong chúng ta không có người nào chưa đọc "Nỗi buồn chiến tranh" cuốn tiểu thuyết được nói đến nhiều nhất thập kỷ 90 thế kỷ trước. Sở dĩ hôm nay nhắc lại, vì vừa có cuộc gặp gỡ của Bảo Ninh với những người quan tâm đến đề tài chiến tranh và hòa bình, yêu văn học Việt, dù họ đến từ Mỹ…

“Nỗi buồn chiến tranh” xuất bản lần đầu tại Việt Nam vào năm 1990 ( có tên là “Thân phận tình yêu”), lập tức gây "bão" trên văn đàn Việt Nam ở đủ mọi khía cạnh khác nhau, liên tiếp nhận các tặng thưởng, giải thưởng cùng những niềm vinh dự lớn lao. Bảo Ninh, tác giả của "Nỗi buồn chiến tranh" được nhiều nhà phê bình trong và ngoài nước tôn vinh là tác giả của "cuốn tiểu thuyết xúc động nhất về chiến tranh Việt Nam", "cuốn sách chạm vào mẫu số chung của nhân loại", "thành tựu lớn nhất của văn học đổi mới"…

Tác phẩm lần đầu tiên được ra mắt tại Trung Quốc, do nhà văn Hạ Lộ chuyển ngữ với tên gọi "Chiến Tranh Ai Ca".

" Thân phận tình yêu" bị cấm không được tái bản nhiều năm liền. Cho tới năm 2005, mới được xuất hiện trở lại với tên chính thức: "Nỗi buồn chiến tranh" đồng thời được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Tuy nhiên sách vẫn bị nhiều phiền toái bởi quan điểm cho là "chiến tranh phải cao đẹp và hào hùng, không thể có cái chuyện buồn đau vớ vẩn, không có những đắn đo về thân phận còn người. Chiến sĩ của ta là những người anh dũng, hiên ngang, không sợ chết... chỉ có địch mới bạo ngược, xấu xa...".

tran-thi-truong-bao-ninh-1638104849.jpg

Nhà văn Bảo Ninh và Nhà thơ, Họa sĩ Trần Thị Trường với bức tranh tĩnh vật của Trần Thị Trường

Mặc dù thế, nhưng tính đến năm 2011 “Nỗi buồn chiến tranh” đã được dịch và giới thiệu ở 18 quốc gia trên thế giới. Bản tiếng Anh được dịch bởi Frank Palmos, Võ Thị Băng Thanh, Phan Thanh Hảo.

Ngày 26 tháng 2 năm 2012, bản dịch tiếng Farsi (Ba Tư) của cuốn sách được giới thiệu ở Iran. Lần này "Nỗi buồn chiến tranh" được in với 2.000 bản, giá bán lẻ 52.000 rial.

Bảo Ninh sinh 1951, con trai nhà ngôn ngữ học Hoàng Tuệ, từng đi bộ đội. Đọc sách ta sẽ gặp những cánh rừng đại ngàn, những trận thảm sát xóa sổ cả một đơn vị, những cái chết buồn thảm, nhưng cái chết của đồng đội, của “phía bên kia”… sự ám ảnh khôn nguôi đối với những người đã tham dự chiến tranh và là “Một bức tranh trung thực và tàn nhẫn đến kinh ngạc”. Tác phẩm là dòng hồi ức của người lính về chiến tranh và thời tuổi trẻ đã trải qua trong bom đạn. Là lòng tiếc thương vô hạn đối với những người cùng thế hệ với mình đã nằm xuống, là ám ảnh về thân phận con người trong thời buổi loạn ly,  thông qua thân phận là sự tái hiện đầy xót xa  về quá khứ, những suy tư nghiền ngẫm về con đường dấn thân của cả một thế hệ sinh ra trong chiến tranh. Là nỗi buồn sâu xa gắn với từng mảnh đời riêng.

 “Nỗi buồn chiến tranh” là tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đầu tiên viết về chiến tranh có cái nhìn khác với quan niệm truyền thống... Một nỗi buồn mênh mang sâu thẳm bởi những ám ảnh của quá khứ.  Văn của Bảo Ninh đẹp như thơ. Đọc rồi, đọc nữa vẫn thấy cuốn hút. Sách không chỉ nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991 mà nhận giải thưởng lớn trong lòng bạn đọc ở nhiều quốc gia từng bị chiến tranh. Không chỉ dịch ra nhiều thứ tiếng mà một vài hãng phim của Mỹ cũng đặt vấn đề chuyển thể điện ảnh. Tuy nhiên, bình thường Bảo Ninh rất hiền, ít nói và luôn ngại nói. Nhưng anh lại rất kỹ, cả khi viết và nói, và cũng có thể vì thế nên chưa một kịch bản điện ảnh nào anh thấy chuyển tải đủ tinh thần của "Nỗi buồn chiến tranh".

bao-ninh1-1638104850.jpg
 

Ở đoan trước, tôi đã kể lại những câu nói của Bảo Ninh ở cuộc trò chuyện này. Có bạn đề nghị, hãy kể một câu hỏi và một câu trả lời. Thì đây:

Một người Mỹ hỏi: "Có phải các anh đi chiến đấu vì mục đích bảo vệ dân tộc, đất nước Việt Nam? ". Bảo Ninh, như lệ thường, anh  ngúc ngắc cái vai, ngọ nguậy cái đầu, một lát mới nói: "Hồi tôi 13 tuổi, 1964 đi theo người lớn xuống Quảng Ninh đã thực tận mắt nhìn thấy cuộc ném bom và những năm sau nữa thấy B52 rải thảm bom, tôi thấy thật là kinh khủng. Có khi các anh, và nhiều người Mỹ khác cũng không thể hình dung là bom rải thảm thì nó kinh khủng thế nào đâu. Lúc đó, tôi nghĩ, lớn lên tôi sẽ đi bộ đội và sẽ chiến đấu chống lại những điều đó... Nhưng, như tôi đã nói và ngay cả các cựu binh các anh cũng đã nói, sau này chúng tôi, chúng ta đã nhìn nhận lại, đã tìm hiểu về nguyên nhân của cuộc chiến đó... Chúng ta đều mong muốn nó đừng xảy ra... Tôi, và các anh đều thấy mất mát từ chiến tranh là không thể bù đắp nổi... Chúng ta đều không thể chia xẻ được nỗi đau của các bà mẹ mất con, họ và chúng ta cho đến bây giờ vẫn còn đi tìm kiếm các ngôi mộ..."

Còn nhiều câu hỏi và câu trả lời khác. hôm nay, dừng ở đây.

PS: Bảo Ninh đến Phố Hoài Studio và mang về một bức tĩnh vật nhỏ của Trần Thị Trường.

Những ảnh khác là ở cuộc trò chuyện sáng nay ở Vân Sơn Garden.

bao-ninh3-1638104848.jpg
 
van-son-garden2-1638104850.jpg
 

 

Trần Thị Trường

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/van-son-garden-va-cau-chuyen-chien-tranh-a8480.html