Tính chân thật là thuộc tính quan trọng nhất của ảnh báo chí         

Cùng khoảng thời gian phát minh ra nhiếp ảnh (19/8/1839), báo chí đã có ảnh đăng tải.  Nhưng để in được ảnh lên báo, họa sỹ phải dựa vào ảnh vẽ lại bằng đường nét (giống như tranh vẽ bút sắt), rồi người thợ khắc dựa vào bản vẽ khắc thành hình ảnh trên gỗ và đưa in, vì bấy giờ kỹ thuật bản kẽm chưa ra đời.

        

chuy1q-1639052421.jpg
Mẹ của em. Không. Cô bộ đội trên đường ra trận cứu em bé, mẹ của em bị giặc bắn trọng thương tháng 2/1979 tại biên giới Cao Bằng. Ảnh Trần Mạnh Thường

                        

Bản in chất lượng kém, mất nhiều chi tiết, không đáp ứng được đòi hỏi của ảnh và tất nhiên cách thể hiện ảnh cùng chưa thật sinh động, do độ nhạy của phim quá thấp, thời gian lộ sáng rất lâu. Vì vậy, thời đó nhiếp ảnh chưa có ảnh hưởng nhiều đối với báo chí.

Tuy vậy, tuần báo ảnhđầu tiên của nhân loại ra đời, dành sự ưu tiên đăng nhiều ảnh hơn so với bài viết, đó là tờ “Tin ảnh London”  (Illustrated Lndon News), thành lập năm 1842 và chỉ ít lâu sau, một loạt báo ảnh ra mắt bạn đọc như tờ “Báoảnh Paris” (L’Illustrtipon Paris), “Báo ảnh Leipzig” (Illustrierte Leipzig-Đức), “Báo ảnh Italia”  ở Mailand (Illustrsion Italia-Mailand) và tờ “Harper Weekly New York”, Hoa Kỳ…

khoi-bom-hoi-nhat-1639053079.JPG
Khói bom hơi nhạt

 

Khi kỹ thuật bản kẽm xuất hiện, đặc biệt khi Fox Talbot ( một kỹ sư người Anh) tìm ra tấm “in bán sắc” (autotyp – chụp bức ảnh qua tấm kính có “tram”), việc in ảnh lên mặt báo dễ dàng hơn và đạt độ chính xác cao. Do đó ảnh được đăng trên báo ngày càng phổ biến. Tờ “Báo ảnh Leipzig” Đức số ra ngày 15/3/1884 là tờ báo đầu tiên áp dụng phương pháp autotyp của Fox Talbot để in ảnh. Ở Việt Nam mãi đến năm 1930, ở Hà Nội  và Sài Gòn đã có một số cơ sở làm bản kẽm. Các tờ báo “Loa”, “Phong hoá”, “Trung Bắc Chủ nhật”, “Ngày nay”, “Phụ nữ thời đàm”… đều đăng tải ảnh. Đặc biệt tờ “Dân chúng”, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) xuất bản công khai trong những năm 1938 – 1939 ở Sài Gòn sử dụng nhiều ảnh in báo, như bức ảnh “Cuộc biểutình của đoàn Phụ nữ”, “Đoàn Báo giới” của nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Khoản… ngày 1/5/1938 tại quảng trường trước nhà Đấu xảo Hà Nội (nay là cùng Hữu nghị) của phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương và đăng ảnh cảnh sống cơ cực  của quần chúng lao động, không nhà cửa, sống đầu đường xó chợ như bức “Đẳng cấp muôn năm”. Báo còn đăng ảnh các đảng viên Cộng sản, cấc nhà trí thức yêu nước ra tranh cử “Hội đồng quản hạt Nam Kỳ”.

chuy1q2-1639053257.jpg
Dùng Photoshop làm đậm khói bom

 

Ảnh báo chí là một loại loại hình ảnh có chức năng phản ảnh, cùng cấp những thông tin nóng hổi của sự kiện vừa xẩy ra một cách độc lập khách quan nhằm ngợi ca những hành động đẹp, điển hình đầy nhân bản… hoặc phê phán, những thiếu sót, khuyết điểm…Đồng thời nó còn có chức năng phát hiện, phân tích các điển hình tiên tiến và cực lực lên án những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, tham ô lãng phí, những việc làm vô nhân tính…Vì vậy, Phóng viên ảnh trước hết và trên hết phải là người trung thực.Ảnh báo chí quyết không được dàn dựng, bố trí, sắp đặt, thêm bớt…Tính chân thật là một thuộc tính quan trọng nhất của ảnh báo chí.

Bài học đau xót cho làng phóng viên ảnh vẫn còn đó: Tại Việt Nam trong những năm chống Mỹ rộ lên phong trào “săn máy bày giặc Mỹ cháy”, phóng viên ảnh VĐ, Nghệ An đã bố trí một khẩu đội súng đại liên 12,7 ly, bắn máy bay Mỹ  ban đêm ( nhưng không có máy bay Mỹ đến oanh tạc), nên tác giả vẽ thêm chiếc máy bay Mỹ đang lao xuống trong làn đạn 12, 7 ly, hay trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, phóng viên ảnh MĐ, cho đốt một chiếc máy kéo, bánh xích vào ban đêm và bố trí mấy chiến sỹ cầm súng B40 xông lên, rồi chú thích “Xe tăng địch bị bộ đội ta bán cháy”, cả hai tác phẩm đó đều bị phát hiện. Hai phóng viên bị treo máy một thời gian. Hoặc chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào dinh Độc lập vào hồi 11 giờ 30 ngày 30/4/1975, mang số hiệu 390, một nhà báo của ta không chụp được hình ảnh lịch sử đó, nhưng anh ta chụp một chiếc xe tăng khác vàđăng  trên tạp chí Nhiếp ảnh (Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam), số 40 ra tháng 2/1985, nhân kỷ niệm 10 năm miền Nam hoàn toàn giải phóng. Dưới đầu đề “CHIẾC XE TĂNG ĐẦU TIÊN CHIẾM DINH ĐỘC LẬP” (trang 9). Trong đó tác giả khẳng định như đinh đóng cột rằng: “…Tôi nhảy ra khỏi chiếc xe commăngca lúc này đã vào hẳn trong sân dinh, nhình ra phía cổng, tôi thấy xe tăng tiến vào. Một hình ảnh rất đẹp! Tôi chỉ kịp giơ máy lên, lấy nét rất nhanh, thì xe đã vào tới cổng. Cờ đỏ (sai: cở nửa đỏ nửa xanh và sao vàng) trên xe tung bay. Hai cánh cửa sắt không chịu nổi kích cỡ quá lớn, một bên đã bị đổ sập xuống. Tôi bấm máy khi chiếc xe chồm lên ngang cửa, trong tư thế hùng dũng nhất… ”.

chuy-q1x-1639056969.jpg
Phúc Tân (Hà Nội) kêu gọi trả thù chụp  ngày 17 tháng 5 năm 1966 được trao Giải thưởng lớn của báo Sự thật Liên Xô và là một trong chùm tác phẩm của nghệ sĩ Vũ Ba được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học, Nghệ thuật năm 2007.

 

Hai mươi năm sau, năm 1995, bà F. Mulder, nhà báo người Pháp (lúc bấy giờ có mặt trong dinh Độc lập) đã chụp được chiếc xe tăng đầu tiên của quân đội ta húc đổ cánh cổng dinh Độc lập, mang biển số 390, sang thăm Việt Nam và tặng lại bức ảnh đó cho Bảo tàng Khoa học Lịch sử Quân sự Việt Nam. Từ đó người ta mới biết bức ảnh do phóng viên Việt Nam chụp là không đúng sự thật.

Một trường hợp khác, trong cuộc chiến tranh ở ở Li Băng (Lebanon), một phóng viên kỳ cựu nổi tiếng của Hãng Reuter Adnan Hajj, chụp cảnh máy bay Israel ném bom ngoại ô thủ đô Beirut, nhưng khói bom bay lên hơi mờ nhạt, để cho cảnh bom nổ rùng rợn hơn, tác giả đã dùng phần mềm Photoshop làm tăng độ đậm của khói. Sự việc bị vỡ lở, ban lãnh đạo Hãng lập tức sa thải nhà báo này và toàn bộ ảnh lưu trữ trên 30 năm qua của anh ta, đều bị loại ra khỏi danh mục và vĩnh viễn không được sử dụng. Còn nhiều hiện tượng tiêu cực khác, nhưng không thể nêu lên hết trong phạm vi bài viết. Nhưng rõ ràng rằng yếu tố hàng dầu và là yếu tố bất biến của báo chí là mang tính trung thực. Nói một cách khác là câu chuyện mô tả về con người, sự kiện, sự việc bằng hình ảnh được in lên báo để những ai không có mặt , không được chứng kiến sự kiện đó vẫn thấy được, hiểu được và nhận thức được một cách đúng đắn nhất.

Ảnh báo chí, hình ảnh cô đọng, điển hình, kiệm lời nhưng đủ lượng thông tin cần thiết, giúp cho độc giả hiểu rõ thực chất nội dung sự kiện xẩy ra. Vì vậy người ta nói “Ảnh báo chí là một lát cắt tiêu biểu của sự kiện ”.

Một phóng viên ảnh phải luôn luôn có ý thức sâu sắc, đưa ảnh lên báo là cùng cấp thông tin mà bạn đọc quan tâm, đó là tin tức bằng ảnh. Những bức ảnh thời sự được cập nhật trong ngày  đăng báo là loại ảnh mang ý nghĩa lịch sử, được tồn tại qua năm tháng và sẽ trở thành ảnh tư liệu. Ảnh tư liệu là một bộ phận của ảnh báo chí, rất có giá trị như ảnh: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945, Bác Hồ quan sát mặt trận Đông Khê, O du kích nhỏ…

Qua sự phân tích trên cho thấy, ảnh báo chí không phải để “trang trí” cho đẹp mặt báo và lại càng không phải để minh họa cho bài viết, mà ảnh báo chí mang đến thông tin cho mọi người những câu chuyện, bổ sung thêm yếu tố thị giác vào bài viết. Một bức ảnh báo chí tốt là một bức ảnh kể lại câu chuyện mà không cần ngôn từ gì, ngoài chú thích ảnh (nếu ảnh chưa thỏa mãn 5 W).

Hiện nay một số ảnh báo chí của ta còn nghèo thông tin, đã thế còn dùng Photoshop để tô vẽ, thêm bớt… thay hình đổi dạng, làm mất hẵn bản chất sự thật.

Trong báo chí hiện đại,việc nhìn nhận ảnh đã có sự thay đổi lớn.Bạn đọc hiểu rõ tầm quan trọng của ảnh đối với bài viết. Một bài viết có in ảnh càng khẳng định nội dung chân thật của câu chuyện.Ngôn ngữ của ảnh báo chí phải là chính luận.Trong ảnh phóng viên phải khẳng định được chính kiến của mình (ủng hộ hay phản đối).Để làm được điều đó, phóng viên ảnh càng không ngừng học tập, rèn luyện.Ngoài trách nhiệm cao, đòi hỏi phóng viên ảnh phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có học vấn tốt, hiểu biết sâu cuộc sống, mới có khả năng phân tích, đánh giá sự kiện đúng đắn. Mặt khác bạn đọc chúng ta hiện đại, muốn qua ảnh tiếp nhận được thông tin, mới có định hướng tư tưởng. Vì ảnh báo chí có nhiệm vụ mô tả điển hình trong lao động sản xuất, chiến đấu bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, chăm sóc sức khỏe nhân dân, tích cực chống mọi biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường…Trước mắt là chống nạn dịch covid-19.

Ảnh báo chí phản ảnh hiện thực khách quan, sinh động là “tiếng nói” hình ảnh, một binh chủng quan trọng hợp thành báo chí hiện đại.Ảnh báo chí ghi lại dòng thác sự kiện ở những giây phút điển hình nhất (khoảnh khắc vàng) của sự kiện.Trong mỗi tác phẩm ảnh báo chí phải bộc lộ được quan điểm, lập trường của mình.Báo chí của ta là báo chí cách mạng, vì lợi ích của nhân dân, lấy sự thật xã hội làm chân lý để thực hiện quyền làm chủ xã hội. Vì vậy, phóng viên ảnh phải nắm vững quan điểm duy vật biện chứng về nhận thức để chọn đề tài và nội dung phản ảnh./.

Trần Mạnh Thường

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/tinh-chan-that-la-thuoc-tinh-quan-trong-nhat-cua-anh-bao-chi-a8754.html