Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về đã cùng tiểu đoàn đánh chiếm căn cứ Vườn Dừa Lon Non thuộc tỉnh Cămpot, chốt chặn địch, cho đến tháng 6 /1971 thì cùng đội hình trung đoàn 3 vượt qua phía bắc lộ 4 đến tỉnh Công pông sa năng đóng quân. Tại đây E3 hợp nhất với E2 thành E44 trực thuộc F1, có thêm một tiểu đoàn 7 vừa tham gia đánh sân bay Pô Chen Tông hủy diệt lực lượng không quân của chính quyền Lon Non. Tiểu đoàn tôi vẫn mang bí danh T50.
Đầu thánh 8/1971 được lệnh quay về lộ 4 đoạn cây số 96 chặn đánh một đoàn xe địch chở hàng từ cảng Xi ha núc vin về Nông pênh, bắn cháy, phá hủy 3 xe, ta không có thương vong.
Cho đến đầu tháng 11/1971, chúng tôi hành quân vượt qua quốc lộ 5 về ém quân hướng tây nam, sát thủ đô Nông pênh chuẩn bị tham gia một chiến dịch lớn của Sư 1. Trận mở màn chiến dịch diễn ra đêm 6, rạng 7/11/1971, tiểu đoàn sử dụng hai đại đội c1 và c2 bất ngờ tấn công đánh chiếm cao điểm đồi Ba Sét, còn c3 và hỏa lực đánh địch dưới chân đồi. Sau khi DKZ phát hỏa, c1 và c2 chúng tôi đã bí mật ém sát căn cứ từ trước đồng loạt xông lên, địch bị bất ngờ chống trả yếu ớt nên chỉ 10 phút sau đã chiếm và làm chủ trận địa, bắt tù binh, thu toàn bộ vũ khí không có thương vong, nhưng mũi đánh địch của c3 dưới chân đồi gặp khó khăn do địch cố thủ trong các công sự gần dẫy nhà và chùa nên không dứt điểm được. Trên máy vô tuyến điện 2w cầm tay, tôi và đại đội trưởng Bùi Văn Mới nhận được lệnh của Tiểu đoàn trưởng Hà Văn Sảo cho bộ đội xung phong xuống chân đồi, chi viện cho c3 diệt địch. Đại đội trưởng Bùi Văn Mới ( quê nam bộ) cho thu gom tù binh lại một chỗ, cử người coi và huy động toàn bộ lực lượng còn lại, cùng đại đội 1 tổ chức xung phon,, bất ngờ địch dùng đại liên, lựu đạn và súng các loại bắn chặn quyết liệt, chát chúa. Trung đội trưởng b2 Hoàng Quang Hiến ((Lạng Sơn) bị trúng đạn hy sinh, rồi một số chiến sĩ bị thương, đội hình bị hất ngược trở lại đỉnh đồi. Thẩy tình hình khó có thể dứt điểm trong đêm, tiểu đoàn lệnh dùng bộc phá, thủ pháo cho phá hủy căn cứ trên đồi và rút, chờ trời sáng phối hợp cùng c3 bao vây, tiêu diệt không cho chúng rút chạy. Chúng tôi chuẩn bị điều quân đến cùng c3 thì được tin chúng đã bỏ chạy trong đêm, để lại nhiều xác chết.
Ngày 14/11/71 được lệnh phục kích vận động đánh địch giả tỏa gần khu vực căn cứ Tuôn Liếp, toán dẫn đường của địch men theo đường xe lửa lọt vào trận địa của đại đội. Từ hai bên đường các trung đội xung phong ra, bọn chúng bỏ chạy tán loạn, do vậy đội hình lớn của địch ở phía sau phải bỏ cuộc giải tỏa.
Ngày 18/11/71, địch huy động lực lượng bảo vệ từ Thủ đô ra tổ chức một cuộc càn giải tỏa qui mô lớn ở đông căn cứ Tuôn Liếp. Ngay trong đêm 16/11 đại đội tôi cùng đội hình tiểu đoàn được lệnh chốt chặn, sẵn sàng đánh địch gần một khu dân cư. Công sự được khẩn chương đào và làm nắp kiên cố, chúng tôi bố trí đội hình chũ V, hai trung đội phía trước, một trung đội, chỉ huy đại đội và cối 60 ở giữa. Tôi, chính trị viên chốt tại một hầm cùng tổ cối 60, đại đội trưởng và liên lạc, thông tin ở một hầm, hai đại đội phó trực tiếp cùng trung đội. Hiệp đồng chiến đấu được phổ biến tận chiến sĩ là để cho địch lọt vào trận địa, tôi là ngưòi phát hỏa bằng Ak không ai được bắn trước (trận này tôi trang bị cho mình một AK, một M79 với 10 quả đạn, một súng ngắn). Cũng trong đêm đó, địch bắt đầu hành quân. Trời mờ sáng, chúng đã triển khai đội hình, bao vây kín trước mặt, cách vị trí phục của chúng tôi khoảng 500m, trên địa hình bằng phẳng, toàn ruộng lúa. Suốt từ sáng đến 12h trưa, chúng không hề bắn một phát súng nào, chỉ hì hục đào công sự và điều quân đến mỗi lúc một đông
Đúng 13h30 chiều , một tốp máy bay khu trục bắt đầu xuất hiện và nhằm vào đội hình thả các loại bom phá, bom napan, bom bi. Khi rứt tiếng máy bay thì các loại pháo , đạn cối cấp tập bắn vào , nhưng chúng tôi vô sự vì công sự kiên cố , khi thấy pháo địch chuyển làn bắn sâu và phía trong , kinh nghiệm cho biết là bộ binh địch chuẩn bị xung phong . Quả nhiên, khi vừa nô lê khỏi công sự quan sát đã thấy địch dàn hàng ngang đang lũ lượt tiến vào trận địa , hầu như chúng đã biết trước chúng tôi đang ở đây không còn gì bí mật . Khi tên chỉ huy địch đi đầu chỉ còn chat công sự của chỉ huy khoảng 70 m, chúng dừng lại bắn sối xả , sau đó bắt đầu hô hoán ầm ĩ và ào ạt xông lên, Tôi ghì súng bắn hết một loạt AK và thấy tất cả trận địa của ta đồng loạt nổ súng , xạ thủ Cẩn phụ trách cối 60 của Đại đội nằm cùng công sự chỉ kịp đưa một quả đạn vào súng đã bị trúng đạn gẫy ngón tay . Tuy nhiên sau khid đánh trả , bọn địch kinh hoảng bỏ chạy tán loạn , để lại nhiều xác chết và một số tên bị thương nằm rên la trước mặt . Thấy rất nhiều toán bộ đội xung phong truy kích địch , đại đội trưởng tổ chức xung phong, nhưng không thấy lực lượng của các trung đội xuất kích , vì vậy tôi kiểm tra lại quân số thì mất 3 đồng chí hy sinh , trong đó có một cán bộ trung đội , đồng chí liên lạc choddaij đội trưởng cũng hy sinh trong hầm chỉ huy nê đã báo cáo tiểu đoàn là bị thương vong , không thể truy kích địch . An hem đưa tất cả tử sỹ đến , nhưng tôi không thong báo cho đại đội , sợ ảnh hưởng tinh thần chiến đấu , vì trước mặt địch đang phản kích .
Đúng 15 giờ , địch tổ chức tấn công đợt 2 , nhưng lần này thì chúng rè dặt , mang theo toàn cáng thương vào lấy xác chết và những tên bị thương . Trời xẩm tối tiểu đoàn cho bộ phận chính sách đến nhận tử sỹ và cho lệnh rút về căn cứ , kết thúc trận đánh .
Vừa củng cố lại đội hình sau trận phục kích đánh địch càn, rồi đánh địch giải tỏa đồi Ba Sét vào những ngày cuối tháng 11/1971, chúng tôi nhận lệnh cùng các đại đội trong tiểu đoàn vây ép căn cứ hậu cần ở ga Bat Đăng, căn cứ này có một tiểu đoàn bảo vệ, có hàng rào kẽm gai xung quanh. Đây là lần đầu tiên lính đặc công thực hiện cách đánh bộ binh với chiến thuật vây ép, tuy nhiên chúng tôi tận dụng tối đa cách đánh đồn của đặc công, đó là bí mật phá rào và áp sát hàng rào ngay từ khi bắt đầu trận đánh. Các lối địch chi viện và lối rút đã có Trung đoàn 46 bố trí chặn đánh.
Đêm 3 rạng 4/12/1971, C2 chúng tôi cùng C1 bắt đầu tiếp cận hàng rào, cắt rào và đặt mìn DH10, sau đó bí mật đào công sự cách hàng rào chừng 100m, trên chi viện thêm một khẩu ĐKZ, một khẩu 12,8mm là hỏa lực mạnh sẵn sàng diệt các ụ súng của địch.
Tại hướng C2, vào lúc 4 giờ sáng, đội hình rút ra ngoài 500m, do đại trưởng Bùi Văn Mới chỉ huy. Tôi, một liên lạc đại đội và Chính trị viên phó Hoàng Doãn Dung cùng bộ phận hỏa lực nằm lại dưới công sự chờ sư đoàn pháo kích bằng cối 120mm, DKB . Đúng 5 giờ sáng, một tiếng súng cối 120mm phát hỏa mở màn cho trận đánh, địch trong căn cứ nhốn nháo, báo động, rất tiếc một lúc sau đạn mơi rơi xuống, nhưng lại chệch không trúng căn cứ mà nổ ngay ngoài hàng rào, gần trúng khu vực đội hình ta. Tội gọi điện báo về sở chỉ huy cho điều chỉnh tầm. Sau khi điều chỉnh bắn thêm một quả nữa thì quả thứ ba trúng giữa căn cứ, thế là bát đầu bắn cấp tập phủ đầu bọn địch, trong lúc pháo ta bắn như vậy, thì ĐKZ bắn sập mấy chiếc lô cốt và các ụ súng bảo vệ, lúc đầu bị bất ngờ, địch không phản ứng kịp và chưa biết bị bao vây, một chiếc khu trục đến vòng lượn bên ngoài rồi bắn vài loạt đạn vu vơ xung quanh rồi bỏ đi. Pháo kích vừa dứt thì đội hình chiến đấu cũng tiếp cận các công sự chuẩn bị từ đêm qua, địch phát hiện bộ binh ta liền tập trung mọi hỏa lực bắn như mưa vào đội hình. Tiểu đoàn lệnh xuống đào công sự lấn vào hàng rào, thực hiện bắn tỉa không cho địch thò đầu khỏi lô cốt. Được sự chi viện trực tiếp, hiệu quả từ khẩu đội DKZ và 12,8mm chúng tôi dùng B40, B41, AK quần nhau với địch suốt ngày. Vất vả nhất là anh nuôi (Bùi Văn Đãi quê Hải Dương) tiếp cơm nắm phải bò đến từng hầm, trong khi đạn địch bắn ra chát chúa. Tụi địch hình như thiếu đạn và lương thực, lại bị cắt đứt đường chi viện trên bộ, chúng cho máy bay đến thả dù tiếp tế.
Quần nhau với địch đến xẩm tối ngày thứ ba, khi chúng tôi đã lấn tới sát hàng rào ngoài cùng, sở chỉ huy tiểu đoàn báo tin địch có triệu chứng chúng chuẩn bị tháo chạy và lệnh phải tiêu diệt trong đêm. Chúng tôi nghe thấy ta phát loa kêu gọi đầu hàng, bọn địch im súng lắng nghe, đột nhiên thấy chúng hô hoán ầm ĩ trong các công sự, rồi khoát tay ra các tín hiệu đừng bắn, thấy vậy chúng tôi cho một bộ phận bộ đội thoát khỏi công sự tiến vào cửa mở. Thấy lực lương ta ít, địch trở mặt bắn trả, liền bị xạ thủ B40, B41 bắn tới tấp, lúc đó đại đội trưởng điện báo lên tiểu đoàn xin tổ chức cho toàn đội hình đánh thẳng vào căn cứ. Trời tối hẳn, chúng tôi đang chuẩn bị phương án đánh chiếm, thì địch bắn và hô hoán loạn xạ trong căn cứ, hình như chúng bắn lẫn nhau hoặc có tình huống gì đó, rôi bỗng nhiên im hẳn, chúng tôi cho bộ đội tiến vào chiếm các công sự, chỉ thấy mấy xác chết và đồ đạc ngổn ngang, không thấy địch chống cự, sau khi bắt liên lạc với đại đội bạn trong căn cứ mới biết chúng bắn để nghi binh cho đội hình tháo chạy. Rất may sư đoàn đã bỏ ngỏ theo phương án 2 để cho chúng tháo chạy theo hướng Trung đoàn 46 phục chờ sẵn và bắt sống hầu như toàn bộ tụi địch. Đến đây thì trận vây ép kết thúc. Đại đội tôi không có ai hy sinh.
Sáng 7/12/1971 địch ở các căn cứ lân cận bị thối động sau thất bại ở căn cứ Bat Đăng đã bỏ chạy tán loạn, làm thủ đô Nông Pênh rung chuyển, chúng tôi được lệnh truy quyét địch co cụm ở khu vực đồi Ba Sét cho đến 17/12/1971 thì được lệnh rút về căn cứ, kết thúc chiến dịch, chuẩn bị bước và các trận đánh mới với tụi ngụy Sài Gòn ở khu vực biên giới Hà Tiên-CPC năm 1972./.
Ngày 30/12/1971 khi chưa kịp tổng kết rút kinh nghiệm chiến dịch tôi được gọi lên Trung đoàn 44 gặp Chính uỷ ( Đ/c Đàon tập ) và Chủ nhiệm chính trị ( Đ/c Miễn 0 tiếp , tỏ ý khen ngợi thành tích tổ chức đánh địch của đơn vị, sau đó ông công bố quyết định cho tôi đi học bổ túc chính trị thời hạn ba tháng với lời động viên là để bồi dưỡng , nang cao trình độ chỉ huy để phục vụ lâu dài , lúc này tôi thật quyến luyến , không muốn rời đơn vị , nơi mà tôi chiến đấu công tác , trưởng thành suốt từ khi đặt chân đến chiến trường ác liệt Miền Đông Nam bộ cho tới nay , biết bao nhiêu mồ hôi ,xương máu và nước mắt đồng đội , nhưng trên đã quyết thì không thể chống lệnh , tôi bàn giao tất cả công ciệc cho đại đội trưởng ròi chia tay an hem đi học , cảm tính người lính chiến tranh cho tôi biết có thể tôi sẽ không được trở về đại đội gặp lại các anh vì phía trước các trận chiến đấu ác liệt vẫn đang chờ đợi . Tôi cunhx không lường được , sự kiện này lại là bước ngoặt lớn của bản thân trong chiến trường . Tôi không được trực tiếp tham gia gia chiến đấu ngoài mặt trấn nữa .
Ngày 30/4/1972 , tốt nghiệp khoá học , tôi xin trở về T50 đặc công đơn vị cũ , nhưg cơ quan cán bộ sư đoàn và chỉ huy nhà trường giữ tôi ở lại với lý do cuộc chiến còn dài , đã điều động về ban chính trị giữ chức trợ lý tổ chức , theo dõi công tác đảng của Nhà trường .
Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 . Sư đoàn 1 mở mặt trận giáp biên giớ Hà Tiên , đã chặn đánh một thiết đoàn xe thiết giáp của Nguỵ Sài Gòn , giành thắng lợi lớn ta bắt được nhiều xe bọc thép M113 còn nguyên vẹn , nhưng không có người lái , sở chỉ huy sư đáon phát hiện tôi đã được đào tạo lái xe tăng cả của ta và của địch nên cho liên lạc đi xe máy về trường yêu cầu tôi ra mặt trận lái chiếc xe M113 về trường huấn luyện cho học viên . Sau 5 năm bỏ tay lái , lúc đầu lên xe địch còn gỡ ngáng nhưng chỉ ít phút sau khi được giới thiệu sơ bộ , tôi đã ấn nút khới động , nổ máy cho xe tiến lùi để thử , sau đó cùng tổ lái đưa xe hành quân về tới trường an toàn .
Trong những ngày cuối tháng 9 năm 1973 , sau hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh , lập lại hoà bình ở việt nam được ký kết , ta đang đấu tranh quyết liệt để buộc địch thi hành Hiệp Định thì Trường quân chính giải thể , chúng tôi được lệnh hành quân từ khu vực Túc Mía thuộc tỉnh Căm pốt trở lại chiến trường Miền Đông Nam bộ , đóng quân tại khu vực xóm giữa Tây ninh để nhận nhiệm vụ mới .
Theo dòng nhật ký còn giữ được từ chiến trận , ghi lại những kỷ niệm sâu sắc trong quá trình sống , chiến đấu ở chiến trường ác liệt để tưởng nhớ đồng đội và không quên đơn vị D5 đặc công đã chiến đấu trong đội hình Sư đoàn 1 anh hùng.
Theo Trái Tim Người Lính
Thành Đô
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/chien-dau-trong-doi-hinh-su-doan-1-ky-4-a8948.html