Tuy vậy, người ra vào trạm ngày nào cũng đông ,quân ra ,quân vào hết đợt này đợt khác. Nếu như những người được ra miền Bắc, là những được trở quê hương, được gặp người thân, đáng lẽ ra họ là những người vui vẻ, phấn khởi.
Nhưng không nhìn những khuôn mặt họ âu sầu ,mệt mỏi, thậm chí còn lo lắng. Liệu sức khỏe của mình còn có đủ sức để ra đến miền Bắc nữa không?
Cũng rất dễ hiểu, cuộc chiến đấu đã lấy đi của họ .Những chiến sỹ quân giải phóng, bao nhiêu sức lực, một thời trai trẻ, bệnh tật hoành hành, trên thân mình mang đầy vết thương, đói khát, thiếu thốn trăm bề, làm cho thân thể họ ốm yếu, tật nguyền, xanh xao vàng vọt. Làm sao mà vui được, làm sao mà có khí thế hừng hực xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước ,như những năm trước đây .Họ là những cán bộ chiến sỹ trong những đoàn quân đi vào các mặt trận.
Cứ thế họ lầm lũi ra đi, để rồi từng ngày, là qua được một trạm ,là gần thêm miền Bắc một ít.
Khác hoàn toàn với những đoàn người đi ra.Những đoàn quân đi vào, tiến ra mặt trận, với một khí thế hừng hực giải phóng miền Nam .
Không hiểu câu nói của những người đi ra , dặn dò người đi vào,
Là ai nói ra đầu tiên ? Vào những năm nào ?
Nhưng tôi đã nghe rất nhiều, là câu nói duy nhất họ dặn nhau
"Các đồng chí đi vào thật nhanh , giải phóng miền nam đến nơi rồi, không thì không kịp đấy ! Rồi ống lon ,không có mà nhặt" .
Câu dặn dò càng làm thêm cho các chiến đi vào một khí thế, một tinh thần mới.
Làm sao họ hiểu nổi ? Phía trước, cuộc chiến đấu ác liệt đang chờ họ .Đói khát, bệnh tật đang chờ họ. Họ có thể ngã xuống và nằm lại vĩnh viễn trên mọi chiến trường, với một mục đích vĩ đại : GIẢI PHÓNG MIỀN NAM.
Trong dịp làm nhà cho trạm giao liên lần này, chủ yếu là làm nhà cho thương bệnh binh, cán bộ v.v
Chứ đối với quân vào, nhà đâu mà ở cho hết , một ngày 500 đến 700 người ,duy nhất là bãi khách cả cánh rừng mênh mông ,cứ ra đó mà mắc tăng ,mắc võng.Bãi khách sẽ đáp ứng được tất cả.
Khác với những người thương binh ,bệnh binh và các cháu nhỏ. Đoàn quân rầm rập ,của cán bộ chiến sĩ sư đoàn 2 quân khu 5, được điều động từ mặt trận Quảng Đà cho một chiến dịch lớn. Chiến dịch đường chín nam Lào tháng ba năm 1971.Họ hành quân đi chiến đấu mà rất gọn nhẹ, quần áo chủ yếu là bà ba đen, mũ tai bèo, thỉnh thoảng mới có một người mang súng AK 47 .Đúng là quân giải phóng vẫn "Quần vợ, áo con,cơm ngon ống cóng* ".
Trong đội hình hành quân, không có súng B40,B41 ,ĐKZ, súng cối chỉ có M79 của Mỹ ta thu được.
Trực tiếp gặp họ lần đầu tiên tôi biết thế nào là nông trường**, công trường,*** là quân giải phóng miền trung trung bộ.
Trên khuôn mặt mọi người đều thể hiện một niềm lạc quan vào niềm tin chiến thắng. Niềm tin vào sức mạnh chiến đấu của sư đoàn. Niềm tin vào người sư đoàn trưởng Nguyễn Chơn anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Họ sẽ chiến thắng oanh liệt.Khi đối đầu với quân đội VNCH ,trong cuộc hành quân Lam Sơn 719.Tôi tin hoàn toàn như vậy.
Do đang là đỉnh điểm của mùa mưa thực phẩm cạn dần, rau rừng cũng khó tìm, thực phẩm duy nhất chỉ có măng ,mùa mưa đất ẩm măng mọc nhiều .Hàng ngày phải ăn cơm với măng bữa nào cũng như vậy.Mỗi người, mỗi bữa được hai bát cơm ăn với măng chấm nước muối, hoặc bát canh măng có thêm tý mì chính,.
Mưa .
Măng nhiều dễ đào. Nhưng mùa mưa ,nước mưa nhiều đất ẩm ,các loại vắt, và muỗi thì nhanh chóng phát triển. Vắt ở Lào chủ yếu có hai loại. Vắt Xanh và vắt Xám ,hình thù như con đĩa ở các cánh đồng lúa nước Việt Nam.Hai loại vắt đó có chung một đặc điểm là hút máu người, và gia súc.Khi leo lên người chúng dùng miệng bám chặt vào da bắt đầu hút máu , trong miệng nó tiết ra một loại chất làm cho máu không đông để cho dễ hút.
(Còn nữa)
*Ống cóng là một loại hộp đựng sữa bột Guy Gô của Pháp ,bằng nhôm ,phía trên có nắp đậy. Chiến sỹ ta thường hay nấu cơm vào đó, trong những cuộc hành quân.
** Công trường là danh từ để gọi cấp trung đoàn
*** Nông trường là danh từ để gọi cấp sư đoàn, thí dụ: Nông trường 2, có nghĩa là sư đoàn 2.
Theo Trái tim người lính
Nguyễn Xuân Oánh
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/hoi-ky-vuot-qua-tat-ca-mua-mua-o-lao-ky-3-a9128.html