Loại cán bộ.. xã

Số là khi Yên Thành chưa bị dịch lây lan, phải thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ, cuộc sống yên bình làm sao, chiều chiều tản bộ trên triền đê của con sông đào, người toát mồ hôi, xuống đầm mình dưới dòng nước mát của con sông quê sao mà sướng thế.

        Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

                                        Nguyễn Đình Chiểu

Nhà thơ Sóng Hồng lại có câu “lấy cán bút làm đòn xoay chế độ, mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền. Tôi không phải là anh hùng cái thế, cũng không phải người lấy cán bút làm đòn xoay chế độ, nhưng không thể không viết ra, bởi tôi là một công dân, mong muốn xã hội tốt đẹp hơn, cán bộ lại là người dẫn dắt, người có ảnh hưởng nhất trong quần chúng nhân dân.

Số là khi Yên Thành chưa bị dịch lây lan, chưa thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ, cuộc sống yên bình làm sao, chiều chiều tản bộ trên triền đê của con sông đào, người toát mồ hôi xuống đầm mình dưới dòng nước mát của con sông quê sao mà sướng thế. Chuyện đáng nói ở đây là hôm đó, người bạn xấu số của tôi đột ngột qua đời, cả đêm thức trắng, nên sáng ra không dậy đi bộ như mọi hôm được. Chiều đi đưa tang rồi gặp bạn bè hàn huyên. Gần tối vợ nhắc khéo, bố không đi bơi à, sáng cũng không thấy đi bộ rồi, nhìn đồng hồ trời cũng gần tối, tôi vội vã chạy ra ngoài đồng để đi bộ. Đằng xa hai ông bạn thấy tôi, liền vẫy tay dục nhanh lên cho kịp. Ba chúng tôi thường đi bộ với nhau, tuy mỗi người mỗi tầng lớp, nhưng nói chuyện về nhân tình thế thái rất hợp. Ông H là cán bộ cấp tá ở bộ công an về hưu, ông Q thì nhà báo cũng về hưu, còn tôi thì như mọi người đã biết, là lão bán nông dân kiêm bán nội thất ở phố huyện, tôi cũng giống như hai ông kia, nhưng hưu lại không bao giờ về. Tôi vừa thở vừa chạy cho kịp hai ông đang đứng đợi, đầu xa hai người cứ chỉ chỉ nơi cái xe màu đỏ đang đậu gần đấy, sau lại chỉ chỉ vào miệng của tôi, tôi hiểu ra là khẩu trang, định thò tay xuống túi quần lấy khẩu trang thì không thấy, vừa lúc đó tôi cũng đi đến cái xe màu đỏ, một người bước trong xe ra là chủ tịch Long, trách gì hai anh bạn cứ chỉ chỉ vào xe, ý nói xe chủ tịch đeo khẩu trang vào hoặc tránh đi, nào tôi có biết gì đâu, đến lúc chạm trán thì đã muộn, tôi định cúi đầu bước qua coi như không biết, bổng tôi khựng lại bởi tiếng gọi, anh Phùng đến đây tôi gặp một chút. Thôi rồi lượm ơi, sờ xuống túi thì khẩu trang không có, thôi cứ đến gặp muốn ra sao thì ra. Tôi chợt suy tưởng đến lão phó chủ tịch phường trong thành phố miền Nam, hoạnh hoẹ đủ điều, còn đòi đuổi việc anh công nhân tội nghiệp, vì cho rằng bánh mỳ không phải là hàng thiết yếu.

Đến nơi chủ tịch bảo, bác đi bộ mà không mang khẩu trang, ma hớp hồn không bằng..! Tôi nóng mặt định bảo, không phải thấy dân sai, cậy thế làm chủ tịch mà nói tục đâu nhé, nhưng tôi chưa kịp mở miệng, thì thấy anh mở cửa xe, chắc lại lấy phiếu phạt chứ gì, ông đây đếch sợ. Nhưng không trên tay chủ tịch là một hộp khẩu trang, anh rút ra một cái đưa cho tôi, miệng ôn tồn bảo: ma hớp hồn không bằng con côvi nó hớp mất phổi đó bác. Tôi ngỡ ngàng thực sự, không một lời quát tháo, không một phiếu phạt nào mà tôi thấy mạnh hơn cả vạn hùng binh, làm cho tôi quy phục vì một từ không hơn không kém “nể”. Tôi ngượng chín người, may mà mình chưa nói câu nào. Lững thững bước lại hai người bạn, hai người hỏi tôi dồn dập, sao rồi có phạt không, ông Q với giọng ngang tàng vốn có của nhà báo bảo, lão chủ tịch trước làm văn hoá, giờ mới lên làm chủ tịch đó mà, đối với ông Q ai ông cũng kêu bằng lão. Tôi bảo trách gì mà chủ tịch xử sự như vậy, hai ông bạn đồng thanh bảo, xử sự làm sao? Tôi đỏ mặt bảo: Ông chủ tịch xử sự có tâm mà lại giàu văn hoá. Làm cán bộ như vậy dân mới nể, khi người ta nể rồi ắt phải sợ, gọi là nể sợ. Đành rằng quan nhất thời dân vạn đại, trăm cái lý nhiều khi không bằng một tý cái tình.

Thế nên các xã xung quanh thị trấn đều có ca mắc côvi, thị trấn là địa bàn phức tạp nhất của huyện, như một ốc đảo mà không có ca côvi nào. Ngoài nỗ lực của cơ quan chức năng và người dân, còn có những cán bộ như ông chủ tịch, nghe nói ngày nào ông cũng có mặt nơi các điểm nóng. Thấy thế ông H công an về hưu bảo, không bớt cho lão cán bộ huyện xã tôi, khi đương chức đương quyền thì hoạnh hoẹ, coi dân không ra gì, trước khi về hưu lão bán dự án ọt một cục. Về hưu rồi lão đi họ không ai chào, vào xóm chơi không ai hỏi, về hưu để về quê vui thú ruộng vườn, chơi cờ, cày mây cuốc nguyệt. Đường này về hưu lão lại dắt díu nhau ra Hà Nội ở, bởi nghe nói ở phố nhà nào biết nhà đó, cần gì họ hàng làng xóm, bởi quan tham chỉ cần tiền và tiền mà thôi.

 

Yên Thành 14/9/2021

 

Theo Chuyện Làng quê

Phùng Phan Quang

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/loai-can-bo-xa-a9233.html