Tại sao cần phải kể chuyện? Mỗi câu chuyện là một cuộc đời
Con người chúng ta ai cũng vậy, tất cả đều thích nghe kể chuyện. Khi nghe một câu chuyện, mỗi người đều sẽ hình dung ra viễn cảnh, cả về Thanh – Hình – Sắc – Vị và tự đưa mình vào trong câu chuyện đó. Những câu chuyện kể như vậy càng thêm phần thú vị, có sức sống hơn, và gắn kết con người hơn.
Điều quan trong nhất mà mỗi câu chuyện đem lại cho người nghe, đó chính là cảm xúc. Không ai có thể quên được cảm xúc mà câu chuyện bạn kể đem đến cho họ. Có thể là một kỉ niệm từ ấu thơ, một dịp đặc biệt nào đó, một lần bạn được tặng quà, hay khi bạn khóc vì chia tay mối tình đầu. Tất cả đều sẽ được tái hiện trong câu chuyện kể mà bạn đem đến cho họ.
Đặc biệt, những người viết content đều biết rằng: “Content is the King” (Content là vua) và câu chuyện chính là nền tảng cho content mà các nhà quảng cáo hiện tại đang làm.
Chính vì thế, khoảng thời gian 5 năm dài với nội dung từ hàng trăm cuốn sách và hàng nghìn bài viết thông qua các hoạt động nghiên cứu về tâm lý, con người, tiếp thị và bán hàng thực chiến, tác giả Bát Nhã đã cho ra đời cuốn sách Content và Nghệ thuật Storytelling. 600 trang sách được sắp xếp công phu như một tấm bản đồ tâm hồn, với những tri thức bí mật nhất về tâm lí con người và phương pháp thú vị, tuyệt vời nhất để có được trái tim người khác.
Tìm những câu chuyện ở đâu?
Tìm ý tưởng để kể chuyện dựa trên việc quan sát, nhặt nhạnh cuộc sốmg hàng ngày. Ngoài các nguồn như mạng xã hội, diễn đàn, đọc báo, xem phim, nói chuyện với trẻ con… có thể đọc thêm văn học kinh điển, đi du lịch để tìm hiểu, khám phá, thậm chí nghe lỏm chuyện của mọi người xung quanh.
Bạn quan sát càng nhiều, tích luỹ càng chi tiết, học cách tư duy của những nhóm công chúng khác nhau thì bạn càng có nhiều chất liệu cho câu chuyện của mình và khiến câu chuyện trở nên gần gũi, thân thuộc hơn.
Nếu bạn đọc một giáo trình về cách quan sát qua các giác quan, bạn sẽ thấy chúng ta có sáu cách để tiếp nhận một tri thức bất kỳ, thông qua: Tai, Mắt, Mũi, Miệng, Thân và cuối cùng là Ý – tức là những lời người khác gợi ý cho chúng ta. Tất cả những giác quan này là thứ ta dùng để nhìn nhận cuộc đời, để phân biệt và lựa chọn nhân vật, cách kể chuyện và mọi thứ đi qua sáu giác quan sẽ đi thẳng trực tiếp vào trong hệ thống nhận diện của tâm trí con người, hay khách hàng. Sáu giác quan cũng chính là sáu cánh cửa, sáu phương pháp kiến tạo Content khiến nội dung truyền đạt đi thẳng vào nhận thức và trái tim con người. Đây cũng là điểm rất độc đáo mà cuốn sách Content và Nghệ thuật Storytelling của tác giả Bát Nhã đề cập đến.
Bên cạnh đó, cuốn sách đưa ra một tấm bản đồ xuyên suốt và bao quát về con người. Đọc cuốn sách này, người ta sẽ hiểu ra mối liên kết chặt chẽ giữa thói quen sử dụng giác quan của một người với tâm lí, tính cách và vị thế xã hội của người ấy. Nhờ thế, biết cách chữa lành, trị liệu, chi phối nhận thức và hành vi qua Content một cách tinh tế.
Canabis – Phương pháp content độc đáo nhất, lần đầu xuất hiện tại Việt Nam
Có rất nhiều cách mà các nhà quảng cáo hay tiếp thị dùng để viết content, tuy nhiên thông qua cuốn sách Content và Nghệ thuật Storytelling, độc giả lần đầu tiên được biết đến Phương pháp Canabis – phương pháp kiến tạo Content xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam.
Ý tưởng đầu tiên của phương pháp Canabis là: Gỡ bỏ mọi gánh nặng của nhận thức, làm cho mọi thứ trở nên phi logic và hướng đến siêu lý (một giá trị vượt thoát và phi thường, đánh động đến điều tốt đẹp nhất nơi sâu thẳm tâm hồn con người).
Những ai còn mông lung về chính mình và cuộc đời, luôn thấy mọi thứ dường như dang dở và đầy gánh nặng, những ai muốn chữa lành vết thương trong trái tim mình và trái tim người khác, thông qua mọi hoạt động giao tiếp thường ngày, những ai đang muốn giảng dạy và tìm cho mình một lối đi riêng, xây dựng cộng động vững mạnh, lan tỏa giá trị đến với đại chúng thì nhất định cần biết cách học để nắm bắt tâm lý con người, cách viết content và dẫn dắt câu chuyện. Hơn hết, chúng ta đều biết rằng: Người biết kể chuyện bao giờ cũng là người chiến thắng.
Lan Anh
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/storytelling-kham-pha-nghe-thuat-ke-chuyen-trong-content-marketing-a9319.html