Nhà bếp

Ngày ấy! Nhà nào cũng vậy, dù nhà gạch mái ngói hay nhà vách đất mái lá, rạ thì đều có cái nhà bếp làm riêng ở bên phải hay trái phía trên nhà chính, thường là bên trái vì nó vừa tránh gió mùa đông bắc thổi vào cửa vừa che gió đông thổi vào nhà.

Phía sau bếp ông Táo là chỗ chất củi, mùa đông này củi lúc nào cũng được chất đầy từ rơm rạ đến củi cành, củi gộc để sưởi những ngày giá rét.

Nhà nuôi lợn là phải nấu cám, chưa có TACN như bây giờ. U tôi dậy rất sớm để nấu cám lợn cho kịp giờ đi làm đồng sáng, cái nồi bằng đồng miệng cỡ 5 tấc đáy 7 tấc. Giờ mà còn bán đồ cổ nhỉ? Mùa đông rét nhưng chúng tôi cũng dậy sau một chút xuống ngồi cùng cho ấm, nhưng thực ra là nhặt theo mấy củ khoai (khoai lang, khoai tây) để bếp có than là nướng, chỉ một tý mùi thơm bốc lên nhức mũi, bụng đói ngay ấy.

nha-beo-1640856166.jpg
Ảnh minh họa do tác giả cung cấp

 

Rồi cả nhà quây quần bên bếp lửa ăn sáng trước giờ Bố Mẹ đi làm, chúng tôi đi học.

Cái bếp lửa nó gắn kết gia đình đơn giản mà thật là ấm cúng phải không các bạn? Bây giờ toàn nhà xây, sơn sáng loáng, bếp ga sạch sẽ. Gần như không còn bếp củi nữa, nên bọn trẻ cũng không tưởng tượng ra được.

Một thời của tôi cứ nhớ mãi!

Theo Chuyện làng quê

Lê Văn Sơn

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/nha-bep-a9389.html