Nhưng nhiều nhất là loại sách viết về Bác Hồ cùng các vị lãnh đạo nhà nước và các tướng lĩnh trong quân đội nhân dân Việt Nam. Đã trên 95 tuổi, nhưng ông đọc sách không đeo kính. Hàng ngày, mọi người thấy ông vui vẻ, hiền lành và luôn đọc sách. Đến với ông, tôi được nghe ông kể một câu chuyện hiếm có trong đời mà ông thổ lộ: “Không bao giờ quên”.
Đó là giữa năm 1949 tỉnh Nghệ An có chọn một đội quân khoảng 100 người gồm các đoàn viên thanh niên ưu tú. Tổ chức như quân đội từ A (cấp tiểu đội) - B (cấp trung đội) thành một C (đại đội). Hành quân bộ bí mật ra chiến khu Việt Bắc giúp chính phủ (có thể gọi là đội quân công trình), làm được nhiều nghề. Đến thủ phủ Tuyên Quang (ATK) chừng một tuần, ông được chỉ định làm B trưởng vì ông là Đảng viên.
Một lần cán bộ phụ trách gọi ông lên cùng một số người để gọi là gặp lãnh đạo. Đến trước một ngôi nhà gỗ, lợp lá trong rừng sâu, sạch sẽ mát mẻ. Mọi người được gặp Bác Hồ. Bác xuất hiện từ trong nhà bước ra, giơ tay chào.
Lần đầu tiên ông bở ngỡ xúc động, chưa kịp chào Bác thì Bác đã cất tiếng hỏi: - Ai là người Nghệ An, giơ tay lên!
Bác hỏi tiếp: - Các cháu từ Nghệ An ra đã lâu chưa?
Ông Dị là người gần nhất, liền trả lời tự nhiên trong hồi hộp: - Một tuần ạ!
Bác lại hỏi Dị: - Ở nhà cháu làm việc gì?
Dị đang lúng túng thì Bác nói luôn: - Việc kháng chiến thì nhiều. Các cháu lên đây kháng chiến cần việc gì thì Bác cháu ta cùng làm nhé!
Giây phút này, ông mới cảm thấy bàng hoàng và vinh dự hơn. Bác giản dị, gần gũi như ông, cha ở quê, đã làm ông tự nhiên trả lời (một tuần ạ!) chứ không thưa Bác trước.
Sự băn khoăn trong người ông vẫn giữ tâm niệm đến ngày nay.
Sau đó, Bác căn dặn cả tốp người mà nay đã trên bảy mươi năm, ông vân nghe văng vẳng bên tai giọng nói ấm êm cùa Bác Hồ.
“…Các cháu nhớ! Làm việc thì phải thi đua, thi đua không phải là ganh đua. Các cháu phải giữ gìn sức khỏe để làm việc. Đoàn kết giúp đỡ nhau sinh hoạt. Có giờ nghỉ thì ra chơi với đồng bào và nói rõ với đồng bào: Vì sao ta phải đánh tây? Các cháu cố gắng học tập tiến bộ. Hiện tại chưa có trường lớp chủ yếu học, qua sách báo. Chỗ nào không hiểu thì đánh dấu, sau gặp Bác hay ai biết thì hỏi....”
Từ lần gặp Bác ấy, ông càng chăm chỉ đọc sách báo trong cơ quan, ông đã nhờ những người đọc thông viết thạo. Hướng dẫn - cái gì chưa hiểu hỏi họ cũng vui lòng giải thích, nên mau chóng hiểu biết. Công việc hàng ngày là cùng anh em làm nhà, sửa các công trình, làm đường xá vv....cần gì làm nấy.
Sau giờ làm việc là ông lại cần mẫn say sưa đọc sách. Việc đọc sách thành thói quen, không dứt ra được.
Khi rời quê hương, đi giúp kháng chiến ông Dị chưa được học lớp nào. Sau một năm với lòng yêu nước vâng lời bác dạy, ông đã đọc được nhiều sách báo. Bên khe suối, trong núi rừng Việt Bắc ông đã đọc được các tiểu thuyết của tác giả Ilya - Eren byrg hoặc tác phẩm “ Đội thanh niên cận vệ” của A pha deep. Thời gian học văn hóa được ít. Đọc sách báo là nhiều. Sách báo đã làm ông yêu
công việc kháng chiến nhiều hơn, yêu đất nước từ những công việc tầm thường như yêu rừng, yêu suối, yêu chim chóc…. ông nhớ nhất là tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy của N - OSTRVSKY”.
Ông đã say sưa công việc giúp chính phủ cho đến ngày nhân dân ta thắng thực dân Pháp. Nước nhà giành được độc lập - Ông cũng về tiếp quản thủ đô như bộ đội. Rồi chuyển về nhà máy cơ khí thủy lợi Gia Lâm lam việc.
1960 ông chuyển về ban quản lý Hợp tác xã mua bán tỉnh Nghệ An. 1980 Ông về hưu tại khối Trung Hưng, phường Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An cùng vợ là bà Trần Thị Hảo kém ông 15 tuổi. Ông bà có 3 người con (1trai, 2 gái) và 7 cháu nội, ngoại.
Ông nghỉ sinh hoạt Đảng do việc chuyển giấy tờ phức tạp trong thời kỳ bao cấp và biên giới có sự xung đột. Song ông vẫn luôn gương mẫu trong mọi hoạt động ở cộng đồng dân cư. Ông tham gia ban liên lạc cán bộ hưu trí. Hội trưởng hội người cao tuổi.
Làm việc gì ông củng luôn vui vẻ với mọi người. Đi đầu trong thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nưóc và hương ước. Bên người ông luôn có 1 cuốn sách. Bởi ông luôn nhớ lời Bác Hồ dạy học tập trong sách báo.
Theo Trái tim người lính
Đặng Sỹ Ngọc
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/ong-gia-doc-sach-a9424.html