Lập xuân, xuân phân, giao thừa và tết nguyên đán khác nhau thế nào?

  Những ngày nói trên không ghi trong lịch Dương, mà thường chỉ ghi trong những cuốn lịch được gọi là Âm lịch, vì vậy dễ gây hiểu lầm rằng tất cả chúng được tính theo Âm lịch. Nhân dịp Xuân về, bài này góp phần giải thích ý nghĩa của những ngày đó.

tet-nguyen-dan1-1640128000.jpg

    

        1. Một năm Dương lịch, 365 ngày, là thời gian Trái Đất đi hết một vòng trên quỹ đạo gần tròn quanh Mặt Trời. Quỹ đạo đó được chia thành 12 tiết và 12 khí xen kẽ nhau, nhưng thường gộp lại gọi chung ngắn gọn là 24 tiết. Mỗi tiết cách nhau 15 độ (24 × 15 độ = 360 độ), đánh dấu 24 điểm chính xác vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo. Đó là những thời điểm không theo lịch Mặt Trăng. Vì vậy, các tiết luôn xảy ra vào ngày cố định theo Dương lịch (DL) mà không xảy ra vào ngày cố định theo Âm lịch (ÂL).

      Vì Trái Đất quay không ngừng nghỉ quanh Mặt Trời với tốc độ rất nhanh, gần 30 km/s, nên các tiết là những thời điểm có thể tính chính xác đến miligiây và qua đi trong chớp mắt. Thực tế, trên lịch không ghi chính xác thời điểm tiết, mà chỉ ghi ngày xảy ra khoảnh khắc đó, chẳng hạn nói “ngày Lập xuân” nghĩa là ngày đó chứa tiết Lập xuân.

Tuy nhiên, hầu hết tài liệu tiếng Việt viết rằng “Tiết … bắt đầu vào ngày ….và kết thúc vào ngày …. “, tức là kéo dài cả một thời khoảng, như ví dụ ở Hình 1! Sai lầm này có thể là do tên gọi trong ÂL của các tiết thường gắn liền với một kiểu thời tiết, dễ gây hiểu nhầm “tiết, solar terms” thành “tiết trời, weather”.

lap-xuan-1641563374.jpg
 

3.   Âm lịch, mà một số nước Đông Á và Việt Nam còn dùng, có nguồn gốc từ thời cổ Trung Hoa với cư dân làm nông nghiệp. Trong lịch này, ngày tháng năm được tính theo chu kì của Mặt Trăng; nhưng khi điều chỉnh tháng thiếu (29 ngày), tháng đủ (30 ngày) và tháng nhuận, hay khi nói về hoàng đạo và các tiết thì lại liên quan đến Mặt Trời. Vì vậy, thực ra nó là sự kết hợp Âm Dương lịch.

      Điểm đặc biệt của ÂL là ở tên gọi các tiết có liên quan đến thời tiết nghề nông vùng châu thổ các sông Hoàng Hà và Dương Tử. Ví dụ: Lập xuân Vào Xuân, Kinh trập Sâu nở, Thanh minh  – Trong sáng, Cốc vũ – Mưa rào, Đại thử – Nóng nực, Thu phân Giữa thu, Đại tuyết – Tuyết dày, vv. Tuy nhiên, các tên gọi này càng xuống phía Nam càng bớt dần ý nghĩa.

      Vì vậy, các mùa ở vùng Đông Á và Việt Nam bắt đầu vào các tiết “Lập”, như Lập xuân (4/2 DL), Lập hạ (5/5), Lập thu (7/8) và Lập đông (7/11); còn giữa mỗi mùa là các tiết “phân” và “chí”, lần lượt Xuân phân, Hạ chí, Thu phân và Đông chí.

Trong khi đó, ở các nước theo DL, các mùa bắt đầu vào các tiết “phân” và “chí”:

–  Phần Nam bán cầu ngược lại, bắt đầu các mùa như sau: 21/3 mùa Thu, 22/6 mùa Đông, 23/9 mùa Xuân và 22/12 mùa Hạ.

4.  Trong khi các tiết và mùa được tính theo lịch Mặt Trời (DL) thì Giao thừa và Tết Nguyên đán truyền thống ở Đông Á lại tính theo ngày tháng ÂL. Các điểm Sóc, Vọng và các ngày Tết, như Nguyên đán (mùng 1 tháng Giêng), Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng), Đoan ngọ (mùng 5 tháng Năm), Trung thu (rằm tháng Tám), vv. đều theo ÂL mà không rơi vào ngày cố định trong DL.

      Điểm Sóc (điểm không trăng) xảy ra lúc Mặt Trăng đi vào vùng giữa Mặt Trời và Trái Đất, tức là Mặt Trời và Mặt Trăng nằm về cùng một phía của Trái Đất, theo thứ tự Mặt Trời Mặt Trăng Trái Đất; trường hợp gần thẳng hàng hoặc thẳng hàng sẽ có nhật thực. Điểm Vọng (điểm trăng tròn), ngược lại, xảy ra lúc Mặt Trăng và Mặt Trời nằm về hai phía của Trái Đất, theo thứ tự: Mặt Trời Trái Đất  Mặt Trăng; trường hợp gần thẳng hàng hoặc thẳng hàng sẽ có nguyệt  thực.

Ở điểm Sóc, mặt nhìn thấy của Mặt Trăng hướng về Trái Đất hoàn toàn không được chiếu sáng. Đó là điểm bắt đầu của một chu kì Trăng mới hay bắt đầu một tháng ÂL, trung bình khoảng 29,5 ngày xảy ra một lần. Giao thừa là điểm Sóc của tháng Giêng ÂL, cũng là thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới ÂL.

      Tết Nguyên đán (Tết ÂL, Tết Ta) được hiểu là ngày đầu tiên của năm ÂL. Tuy dân gian vẫn gọi là “ngày đầu Xuân”, nhưng đó không phải là ngày Lập xuân, bắt đầu mùa Xuân, theo lịch. Do ý nghĩa văn hóa truyền thống của nó, tùy theo phong tục mỗi nước, Tết này thường kéo dài thành một dịp nhiều ngày xung quanh ngày mùng 1 tháng Giêng ÂL.

      Ở Trung Quốc, tên gọi “Nguyên đán” từ năm 1949 đã chính thức chuyển sang cho Tết DL; còn tên gọi “Xuân tiết” được dùng để chỉ Tết ÂL. Ở Nhật Bản, Tết Nguyên đán đã được loại bỏ từ năm 1873, thời Minh Trị; thay vào đó, họ đón Tết DL (Oshougatsu). Ở cả hai nước, Tết ÂL đã dần thay đổi thích ứng với xã hội công nghiệp, song vẫn là quan trọng và còn giữ lại những nét văn hóa cổ truyền.  

      Trong khi Trung Quốc rộng lớn lấy giờ toàn quốc theo giờ Bắc KInh thuộc GMT + 8, Triều Tiên và Hàn Quốc GMT + 9, Âm lịch của nước ta, theo Quyết định của Chính phủ số 121CP năm 1967, được tính theo mốc kinh tuyến 105 độ Đông, nằm giữa múi giờ 7, nên điểm Sóc ở các nước này có thể rơi vào một trong hai ngày DL liền kề nhau. Điều đó dẫn đến việc xê dịch ngày tháng ÂL, kéo theo ngày Tết ÂL cổ truyền ở các nước, có những năm, không xảy ra cùng một ngày DL.

Ghi chú: Do quỹ đạo Trái Đất quanh Mặt Trời có hình elip và một năm làm tròn 365 ngày nên những ngày tiết có thể lệch 1 ngày, so với những ngày tiết đã nêu trong bài.

7/1/2022 - PVK

 

 

 

 

PGS. TS. Phan Văn Khôi

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/lap-xuan-xuan-phan-giao-thua-va-tet-nguyen-dan-khac-nhau-the-nao-a9566.html