Nghề hàng xáo

Thời bao cấp ở các chợ nông thôn Bắc bộ  có hàng buôn bán khá quen thuộc: nghề hàng xáo. Nghề hàng xáo  thường buôn bán chủ yếu  cám và gạo là chính, người buôn thường thu mua gạo cám từ chợ này sang bán chợ khác, hoặc mua từ các chợ vùng quê lên thành phố bán.

Ngày ấy lương thực do nhà nước quản lý nên việc vận chuyển lương thực từ vùng này sang vùng khác bị cấm đoán. Người nhà quê khi ra thành phố muốn biếu người thân vài chục cân gạo rất khó khăn  vì nếu đi đường không may bị quản lý thị trường  bắt  gặp coi như là xong, gạo mất mà đôi khi lại phiền toái. Việc vận chuyển này chỉ có những người  buôn hàng xáo  với những kinh nghiệm và khôn khéo mới trót lọt được.

hang-xao-1641602689.jpg
Ảnh minh họa do tác giả lựa chọn

 

Việc trao đổi  thóc gạo ngày ấy không dùng cân như bây giờ  mà chủ yếu dùng thúng , hoặc ống  bơ. Những hộp sữa khi dùng  hết sữa  được người dân  cắt bằng phần miệng ống dùng để  đong  gạo, cám  với khối lượng chừng khoảng   800-900gam. Chính vì dùng ống bơ nên  khối lượng chỉ là tương đối đây cũng là điểm được các người buôn  lợi dụng  các tiểu xảo  để lợi nhuận  cao như  mua ống  cao hơn bán ống thấp hơn hoặc khi mua thì đắp miệng ống cao hơn bán thì buông tay ….vv.

Để làm ra hạt gạo người dân đổ bao mồ hôi, sương nắng nên hạt gạo  được người dân  trân trọng ,hạt cơm rơi vãi ra đất không được dẫm lên phải hót sạch  hoặc nhặt từng hạt  mang cho gia súc, gia cầm ăn.

Người nông dân  thời HTX  làm ruộng  khi đi làm  được kế toán ghi công rồi cuối vụ cộng điểm chia theo công  nên  thóc lúa cũng không dư dả là bao nhiêu. Khi có việc lớn trong thường mang  thóc gạo ra chợ bán  để lấy tiền trang trải. Tiểu thương thu mua lượng thóc lúa về xay sát  lấy gạo cám đi tiêu thụ. Lương thực mang ra thành phố tiêu thụ  tuy được giá cao hơn  ,nhanh hơn vì cán bộ  nhân dân trong thành phố thường phải ăn độn mỳ, khoai, ngô, sắn.. nhưng  quả là kỳ công và vất vẩ.Trốn  chui, trốn lủi qua bao trạm quản lý thị trường  cố định,  lưu động  rồi đường  xá  mới tới được tay người tiêu thụ.

Nghề hàng xáo tạo cho người nông dân tiêu thụ  lương thực dư thừa ở những vùng nông thôn cung cấp cho người dân trong vùng thành thị vượt qua những thiếu thốn lương thực  trong thời bao cấp. Nhất là  những năm sau  chiến tranh  biên giới  việc thiếu thốn lương thực ở thành thị khá nghiêm trọng  mà việc vận chuyển lương thực  lại bị ngăn cấm  không thể vận chuyển lượng nhiều nên chủ yếu là nhờ vào những tiểu thương. Dù có những mánh lới. tiểu xảo trong buôn bán  đấy nhưng những hạt gạo thấm đẫm mồ hôi ấy đã tới kịp thời bao gia đình trong  cảnh thiếu thốn. Ngày nay giao thương phát triển mạnh hơn  việc đi lại tự do chính sách mở cửa của Nhà nước thông thoáng hơn người tiêu dùng  tiếp cận với hàng hoá dễ dàng  ta càng trân trọng  nghề kinh doanh , đặc biệt nghề kinh doanh lương thực.

Theo Chuyện làng quê

Dang ngọc Vinh

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/nghe-hang-xao-a9577.html