Nó vui lắm, vì gần tết nó được theo bố đi chợ Tỉnh bán các loại sản phẩm từ tre.
Cơm xong, bố mang cưa ra. Bố bảo con ngồi đầu kia cùng bố cưa từng đoạn theo dự định của bố. Đoạn gốc thường nhặt mắt bố cưa làm dổi (cái để cọ thùng nước). Đoạn tiếp bố áng chừng làm đòn gánh. Đoạn còn lại bố cưa làm đũa. Khúc mỏng làm tăm.
Khi phân định xong xuôi, tay bố thoăn thoắt. Đầu tiên là chẻ theo thớ tre để nó chẻ lại. Đồng thời nó chẻ lấy 2 bên cật của thanh tre vuông. Sản phẩm này bố bảo cho nó gom lại vót rồi bó thành thừng bó tăm bán. Tiền cũng không đáng là bao nhưng nó rất thích vì đó là sản phẩm do mình làm ra.
Việc của bố là chẻ dủa. Từ gốc tre già tay thoăn thoắt bố chẻ đường ngang, đường dọc tý một là ra sản phẩm. Tiếp theo bố đẽo đòn gánh. Khúc tre đã được định và cưa ra trước. Bố pha đôi theo chiều thuận của đòn gánh và lia đi lia lại mấy đường cơ bản rồi tỉa tót. Nhìn bố đẽo đòn gánh có vẻ điêu luyện. Nó hỏi: bố có nhiều nghề nhỉ. Nào câu cá, nào thái thuốc lào. Ông cười hiền hậu: thế mà vẫn nghèo con nhỉ.
Việc của tôi và chị gái là vót đũa, chẻ tăm. Có cái khâu mo nhỏ đeo vào ngón trỏ tay phải (để không sát vào ngón tay, mỏng da, chảy máu) cứ thế lia miếng tre đã chẻ lề vuông vức. Chẳng mấy chốc đống đũa to dần lên. Mẹ tôi ngồi soạn lại đầu nhỏ, to. Người bắt đầu lấy lạt giang bó từng bó 6 đôi.
Xong việc, chị em tôi chẻ tăm. Ngày ấy đâu có tăm đũa làm máy như bây giờ. Chẻ hết tăm của bố chị em tôi vót lại những lề miếng tre vuông chẻ cạnh, gom góp mỗi đứa cũng được mươi bó. Chị gái bảo: mai em theo bố đi chợ chị gửi em.
"Ai tăm, đũa, dũa, đòn gánh nào!". Bố quảy gánh phía trước. Con gánh quang ngắn đi sau nào tăm, nào ít đũa cả, đũa con và mấy cái dũa. Tiếng bố rao văng vẳng. Gần tết nhà nào cũng sắm mấy đồ mới. Bố con nó không vào chợ mà bán dọc các phố. Gần trưa bố dẫn vào quán ven đường, con làm mấy xu bánh đúc còn bố làm cút rượu.
Gần chiều, khi gánh bố con đã cạn. Bố bảo về thôi con, đường còn dài. Số ít còn lại chuyến sau ta bán.
Cây tre Việt Nam gắn với bao thế hệ, tạo ra bao sản phẩm trong cuộc sống con người (nào cối xay, thúng, mủng, dần, sàng, mẹt, rổ, rá. Và còn nhiều thứ nữa...) nhưng gắn mãi trong cuộc đời nó. Nhờ có cây tre mà nhà nó qua những ngày giáp hạt.
Ôi cây tre Việt Nam, không từ nào tả hết được.
Theo Chuyện làng quê
Phạm Nghị
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/cay-tre-a9754.html