Trong “ Buồn tàn thu “, N/s Văn Cao bênh người đẹp. Kẻ bạc tình ấy là “ CHÀNG “ đã quên người đan áo rét Nàng Bân cho mình :
“Em ngồi đan áo/ Em thương nhớ CHÀNG ….Tình xưa còn đó xa xôi lòng/ Nhờ bóng chim uyên, nhờ gió đưa duyên/ Chim với gió / Bay về CHÀNG người quên hết lời thề …”
Nhưng rồi với ca khúc lãng mạn nhất của mình, Văn Cao lại cho một hình bóng khác : CHÀNG khoác áo hào hoa ngự trị Thiên Thai :
“….Thiên thai chúng em xin dâng hai CHÀNG trái đào thơm “ ( Thiên thai )
Và nữa, “ Chàng “ Trương Chi đánh cá thương cảm, ngậm ngùi, nằm trong huyền thọại dân gian:
“ Chiều năm nay / Tiếng người khơi thương / Tiếng đàn giao hoan / Giấc mộng CHÀNG Trương …”
( Trương Chi )
Còn N/s Phạm Duy đặt NÀNG của mình trong khung cảnh Thần tiên :
“….Trời cao xanh ngắt ô kìa,ô kìa / Hai con Hạc trắng bay về ( về ) Bồng lai…NÀNG Ngọc Chân tưởng nhớ, tiếng lòng bay xa…”( Tiếng sáo Thiên thai- Thế Lữ- Phạm Duy )
Rồi si mê Thái Hằng, gọi cô là Giáng Hương và đặt NÀNG lên cung trăng :
“…Một đàn chim tóc trắng bay về qua trần gian / Báo tin rằng có NÀNG Giáng Hương / NÀNG ngồi trên cung vắng trong một đêm đầy trăng …” (Cành hoa trắng )
…và Phạm Duy, người N/s đào hoa, ngoài những NÀNG trên, ông còn có CHÀNG cho Nàng tìm mộng:
“ Em yêu câu hát buồn / Lả lướt trong màn trăng / Yêu trời thanh vắng / Đón đưa em tới CHÀNG “
( Đêm xuân dạ khúc )
Với N/s Lê Thương, CHÀNG & NÀNG là hiện thân của thiên sử thi bi tráng :
“…Có ai xuôi Vạn lý / Nhắn đôi câu giúp NÀNG/ Lấy cây hương thật quý /Thắp lên thương nhớ CHÀNG “ (Ai xuôi Vạn lý )
Đó là những CHÀNG & NÀNG trong truyền thuyết, trong mơ, còn đời thường thì sao ?
…Là N /s Đoàn Chuẩn, lạc hồn mình vào Thu quyến rũ, song lại rất thực khi ngắm người yêu dấu nhón gót Hài trong bụi Hồng trần :
“ … Nhưng một sớm mùa Thu, khép giữa trời trời tím ngắt / NÀNG đi gót Hài xanh / Đường quen lối cũ ân tình nghĩa xưa…”(Gửi người em gái )
Và CHÀNG của Phạm Duy là ai đó bình rượu túi thơ, lang thang nơi đồng nội :
“ Có một CHÀNG thi sỹ miền quê/ Ngắt bông hoa biếu người xuân thì…” ( Hoa xuân )
Nhưng CHÀNG của N/s Tử Phác lại là một chiến binh chốn sa trường :
“… Quay quay xiêm áo quấn vào tơ / Quay quay chăn ấm quấn thân CHÀNG / Mỗi một đường tơ là mối duyên tình / Em dâng người hiên ngang “ ( Quay tơ )
Còn N/sỹ Thông Đạt gọi người yêu dấu là NÀNG có dư vị đắng cay vì đã bị ruồng bỏ :
“…NÀNG say tình mới hồn tôi tơi bời / Ngàn hoa cười đón mừng vui duyên NÀNG …”( Ai về sông Tương)
Nhưng NÀNG của Tô Hải 9 năm kháng chiến chống Pháp trên Việt bắc, lại là một bông hoa rừng sơn nữ được chôn chặt vào trái tim mình :
“Ai về sau rãy núi xanh lơ/ Nhắn rằng tim tôi chưa phai mờ/ Hình dung một chiếc thắt lưng xanh…/ Một chiếc vòng sang long lánh/ Với một nụ cười NÀNG quá xinh / Đờì đời không tàn với khuc nhạc lòng tôi…” (Nụ cười sơn cước )
Và Ngô thụy Miên ( thơ N. Sa ), NÀNG được nhìn dưới con mắt nhà thơ tu nghiệp ở Paris. NÀNG không thục nữ yêu kiều, mà mang áo hào hoa khoáng đạt của kinh thành Paris, mới thiên thần duyên dáng làm sao:
“ Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng/ Cho tôi trả về bong bóng vỡ đầy tay/ Nắng ngạt ngào tôi ở lại đây / Như một lần hiên nhà NÀNG lại sáng….Ngày hôm ấy 15 hay 18/ Tuổi của NÀNG tôi nhớ chỉ 13.. “ và “…Áo NÀNG vàng anh liền yêu hoa cúc/ aó NÀNG xanh anh mến lá sân trường …” ( Tuổi 13 )
Rồi một Canh Thân với Cô hàng Cà Phê : NÀNG có sắc khuynh thành, còn CHÀNG là kẻ đắm đuối tình si :
“…Cho hay cái sắc khuynh thành / làm bao anh CHÀNG chết mê mệt/Đi đâu cũng ghé qua hàng /Mong trông thấy bóng cô NÀNG / Là lúc anh CHÀNG mới yên …”
Nhưng rồi N/s Vũ Minh dường như chưa thỏa mãn với CHÀNG & NÀNG như vậy, mà “nâng tầm cao mới cho Đậm đà bản sắc dân tộc “ CHÀNG & NÀNG ” trong Cô hàng Chè xanh , chiếm lĩnh thị trường mùi vị Cải lương, và dân dã còn hơn cả thơ “Chân quê” của Nguyễn Bính :
“ Anh còn có mỗi cây đàn/ Anh đem bán nốt / Anh theo cô hàng, NÀNG chè xanh
Tình tính tang/ Tang tính tình/ Cô NÀNG rằng/ Cô NÀNG ơi/ Rằng có nhớ là nhớ anh chăng
Lẳng lặng mà nghe tôi kể đôi lời
Tôi kể rằng
Đầu làng Ngũ xá có cô NÀNG/ một NÀNG bán nước chè xanh/ Người đâu trông mà duyên dáng/ và cô em chừng đôi tám
Miệng cô như là hoa / đóa hoa thật tươi /trông càng say đắm/ Mắt cô đưa tình/ Khiến bao CHÀNG trai/ngất ngây vì cô / mỗi khi qua hàng
Hò ơi hò ơi/ Đôi mắt nhung huyền
Ơi hỡi NÀNG hàng xinh tươi ơi/ Má lúm đồng tiền trông duyên ghê/ Chiếc áo nhuộm màu nâu non a/ Với dáng người NÀNG tho thon a/ Làm ta say đắm bao tháng ngày/ Vì em xinh quá xinh là xinh
NÀNG ơi anh đã yêu NÀNG / Quyết chí cùng NÀNG nên duyên a/Bõ lúc vì NÀNG thâu đêm a /Rồi đây rồi đây anh sẽ về /Nói với cùng Mẹ Cha anh a/ Sẽ tới hỏi NÀNG cho anh a/ Cùng nhau chung sống bao ngày tháng /Cùng nhau chung sống bao ngày xanh
lNÀNG ơi anh đã mơ rằng / Đám cưới vợ chồng đôi ta a/Khắp xóm cùng làng ra xem a /Người ra xem đứng và nối rằng /Đám cưới thật là to ghê a /Đámcưới thật là xinh đôi a /Người ta cầu chúc chú rể mới/ Cùng cô dâu sống đên bạc đầu
……
Rồi ngày qua xa vắng quán làng/ Lúc trở về trở về để kiếm cô NÀNG/ Cùng NÀNG chắp mối tình xưa/ thì em đã rời chốn ấy/ Để cho quán hàng lạnh lẽo
Ơi hỡi NÀNG ơi/ biết cho lòng anh/Đã bao năm trước /anh đã yêu NÀNG / đến bây giờ đây/ biết đâu tìm em/ hỡi ơi cô NÀNG…”
Đó là những phác thảo CHÀNG & NÀNG trong ca khúc tân nhạc,chen với sắc mầu ANH & EM , tựa như “Tân cổ giao duyên “, cho ta biết bao cảm xúc Nhân gian về tình yêu đôi lứa.
Chuyện làng quê
Lê Kiều
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/chang-va-nang-trong-ca-khuc-a15299.html