Chàng và  nàng trong Ca khúc

CHÀNG & NÀNG là 2 từ được dùng rất phổ biến trong Văn học (cổ ), ít nhất là từ đầu thế kỷ 20 trở về trước.( Trong Nam phong tạp chí, Trung bắc Tân văn, Mín cổ thời đàm, Tiểu thuyết thứ Bẩy…và ngay cả trong một số tác phẩm Tự lực văn đoàn ).Từ giữa Thế kỷ trước, 2 từ này dần được thay bằng ANH & EM.Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập CHÀNG & NÀNG trong ca khúc Tân nhạc.
chang-va-nang-1663472828.png
Ảnh do tác giả cung cấp

 

Trong “ Buồn tàn thu “, N/s Văn Cao bênh người đẹp. Kẻ bạc tình ấy là “ CHÀNG “ đã quên người đan áo rét Nàng Bân cho mình :
“Em ngồi đan áo/ Em thương nhớ CHÀNG ….Tình xưa còn đó xa xôi lòng/ Nhờ bóng chim uyên, nhờ gió đưa duyên/ Chim với gió / Bay về CHÀNG người quên hết lời thề …”
Nhưng rồi với ca khúc lãng mạn nhất của mình,   Văn Cao lại  cho một hình bóng khác : CHÀNG khoác áo hào hoa ngự trị Thiên Thai :
“….Thiên thai chúng em xin dâng hai CHÀNG trái đào thơm “ ( Thiên thai )
Và nữa, “ Chàng “ Trương Chi  đánh cá thương cảm, ngậm ngùi, nằm trong huyền thọại dân gian:
“ Chiều năm nay / Tiếng người khơi thương / Tiếng đàn giao hoan / Giấc mộng CHÀNG Trương …”
( Trương Chi )
Còn N/s  Phạm Duy đặt NÀNG của mình trong khung cảnh Thần tiên :
“….Trời cao xanh ngắt ô kìa,ô kìa / Hai con Hạc trắng bay về ( về ) Bồng lai…NÀNG Ngọc Chân tưởng nhớ, tiếng lòng bay xa…”( Tiếng sáo Thiên thai- Thế Lữ- Phạm Duy )
Rồi si mê Thái Hằng, gọi cô là Giáng Hương và đặt NÀNG lên cung trăng :
“…Một đàn chim tóc trắng bay về qua trần gian / Báo tin rằng có NÀNG Giáng Hương / NÀNG ngồi trên cung vắng trong một đêm đầy trăng …” (Cành hoa trắng )
…và Phạm Duy, người N/s đào hoa, ngoài những NÀNG trên, ông còn  có CHÀNG cho Nàng tìm mộng:
“ Em yêu câu hát buồn / Lả lướt trong màn trăng / Yêu trời thanh vắng / Đón đưa em tới CHÀNG “
( Đêm xuân dạ khúc )
Với N/s Lê Thương, CHÀNG & NÀNG là hiện thân của thiên sử thi bi tráng :
“…Có ai xuôi Vạn lý / Nhắn đôi câu giúp NÀNG/ Lấy cây hương thật quý /Thắp lên thương nhớ CHÀNG “ (Ai xuôi Vạn lý )
Đó là những CHÀNG & NÀNG trong truyền thuyết, trong mơ, còn đời thường thì sao ?
…Là N /s Đoàn Chuẩn, lạc hồn mình vào Thu quyến rũ, song lại rất thực khi ngắm người yêu dấu nhón gót Hài trong bụi Hồng trần :
“ … Nhưng một sớm mùa Thu, khép giữa trời trời tím ngắt / NÀNG đi gót Hài xanh / Đường quen lối cũ ân tình nghĩa xưa…”(Gửi người em gái )
Và CHÀNG của Phạm Duy là ai đó bình rượu túi thơ, lang thang nơi đồng nội :
“ Có một CHÀNG thi sỹ miền quê/ Ngắt bông hoa biếu người xuân thì…” ( Hoa xuân )
Nhưng CHÀNG của N/s Tử Phác lại là một chiến binh chốn sa trường :
“… Quay quay xiêm áo quấn vào tơ / Quay quay chăn ấm quấn thân CHÀNG / Mỗi một đường tơ là mối duyên tình / Em dâng người hiên ngang “ ( Quay tơ )
Còn N/sỹ Thông Đạt gọi người yêu dấu là NÀNG có dư vị đắng cay vì đã bị ruồng bỏ :
“…NÀNG say tình mới hồn tôi tơi bời / Ngàn hoa cười đón mừng vui duyên NÀNG …”( Ai về sông Tương)
Nhưng NÀNG của Tô Hải 9 năm kháng chiến chống Pháp trên Việt bắc, lại là một bông hoa rừng sơn nữ được chôn chặt vào trái tim mình :
“Ai về sau rãy núi xanh lơ/ Nhắn rằng tim tôi chưa phai mờ/ Hình dung một chiếc thắt lưng xanh…/ Một chiếc vòng sang long lánh/ Với một nụ cười NÀNG quá xinh / Đờì đời không tàn với khuc nhạc lòng tôi…” (Nụ cười sơn cước )
Và Ngô thụy Miên ( thơ N. Sa ), NÀNG được nhìn dưới con mắt nhà thơ tu nghiệp ở Paris. NÀNG không thục nữ yêu kiều, mà mang áo hào hoa khoáng đạt của kinh thành Paris, mới thiên thần duyên dáng làm sao:
“ Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng/ Cho tôi trả về bong bóng vỡ đầy tay/ Nắng ngạt ngào tôi ở lại đây / Như một lần hiên nhà NÀNG lại sáng….Ngày hôm ấy 15 hay 18/ Tuổi của NÀNG tôi nhớ chỉ 13.. “ và “…Áo NÀNG vàng anh liền yêu hoa cúc/ aó NÀNG xanh anh mến lá sân trường …” ( Tuổi 13 )
Rồi một Canh Thân với Cô hàng Cà Phê : NÀNG có sắc khuynh thành, còn CHÀNG là kẻ đắm đuối tình si :
“…Cho hay cái sắc khuynh thành / làm bao anh CHÀNG chết mê mệt/Đi đâu cũng ghé qua hàng /Mong trông thấy bóng cô NÀNG / Là lúc anh CHÀNG  mới yên …”
Nhưng rồi N/s Vũ Minh dường như chưa thỏa mãn với CHÀNG & NÀNG như vậy, mà “nâng tầm cao mới cho  Đậm đà bản sắc dân tộc “ CHÀNG & NÀNG  ”  trong Cô hàng Chè xanh , chiếm lĩnh thị trường mùi vị Cải lương, và dân dã còn hơn cả thơ “Chân quê” của Nguyễn Bính :
“ Anh còn có mỗi cây đàn/ Anh đem bán nốt / Anh theo cô hàng, NÀNG chè xanh
Tình tính tang/ Tang tính tình/ Cô NÀNG rằng/ Cô NÀNG ơi/ Rằng có nhớ là nhớ anh chăng
Lẳng lặng mà nghe tôi kể đôi lời
Tôi kể rằng
Đầu làng Ngũ xá có cô NÀNG/ một NÀNG bán nước chè xanh/ Người đâu trông mà duyên dáng/ và cô em chừng đôi tám
Miệng cô như là hoa / đóa hoa thật tươi /trông càng say đắm/ Mắt cô đưa tình/ Khiến bao CHÀNG trai/ngất ngây vì cô / mỗi khi qua hàng
Hò ơi hò ơi/ Đôi mắt nhung huyền
Ơi hỡi NÀNG hàng xinh tươi ơi/ Má lúm đồng tiền trông duyên ghê/ Chiếc áo nhuộm màu nâu non a/ Với dáng người NÀNG tho thon a/ Làm ta say đắm bao tháng ngày/ Vì em xinh quá xinh là xinh
NÀNG ơi anh đã yêu NÀNG / Quyết chí cùng NÀNG nên duyên a/Bõ lúc vì NÀNG thâu đêm a /Rồi đây rồi đây anh sẽ về /Nói với cùng Mẹ Cha anh a/ Sẽ tới hỏi NÀNG cho anh a/ Cùng nhau chung sống bao ngày tháng /Cùng nhau chung sống bao ngày xanh
lNÀNG ơi anh đã mơ rằng / Đám cưới vợ chồng đôi ta a/Khắp xóm cùng làng ra xem a /Người ra xem đứng và nối rằng /Đám cưới thật là to ghê a /Đámcưới thật là xinh đôi a /Người ta cầu chúc chú rể mới/ Cùng cô dâu sống đên bạc đầu
……
Rồi ngày qua xa vắng quán làng/ Lúc trở về trở về để kiếm cô NÀNG/ Cùng NÀNG chắp mối tình xưa/ thì em đã rời chốn ấy/ Để cho quán hàng lạnh lẽo
Ơi hỡi NÀNG ơi/ biết cho lòng anh/Đã bao năm trước /anh đã yêu NÀNG / đến bây giờ đây/ biết đâu tìm em/ hỡi ơi cô NÀNG…”
Đó là những phác thảo CHÀNG & NÀNG trong ca khúc tân nhạc,chen với sắc mầu ANH & EM , tựa như “Tân cổ giao duyên “, cho ta biết bao  cảm xúc Nhân gian về tình yêu đôi lứa.

Chuyện làng quê