Ở Liên bang Nga, bài hát này nổi tiếng đến mức người ta đã lập một Bảo tàng bài hát “Kachiusa” tại Nhà văn hóa quê hương ông (làng Vskhody, tỉnh Smolensk, LB Nga). Bài hát “Kachiusa” được mệnh danh là một trong những biểu tượng của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941 - 1945). Cho tới tận bây giờ, Kachiusha vẫn được nhiều dàn nhạc, ca sĩ danh tiếng trên thế giới trình diễn. Có thể nói, đi đâu trên thế gian cũng có thể nghe thấy Kachiusa.
Kachiusa
Táo lê vào vụ mùa bừng nở
Sương giăng giăng mờ ảo trên sông
Ra bờ sông dốc cao dựng đứng
Kachiusa lặng lẽ đứng trông.
Bên bờ sông ngân nga cô hát
Về đại bàng xám chốn thảo nguyên
Về người cô yêu hằng hẹn ước
Về những lá thư cô cất giữ trong tim.
Ôi, bài ca từ thời con gái
Hãy bay xa theo ánh mặt trời
Tới anh lính biên cương xa ngái
Rằng Kachiusa nhắn gửi lời thăm.
Để anh mãi nhớ về cô gái
Để anh nghe tiếng hát Kachiusa
Quê hương yêu quý anh gìn giữ
Kachiusa chung thủy với tình yêu.
Táo lê vào vụ mùa bừng nở
Sương giăng giăng mờ ảo trên sông
Ra bờ sông dốc cao dựng đứng
Kachiusa lặng lẽ đứng trông.
1938
Катюша
Расцветали яблони и груши,
Поплыли туманы над рекой.
Выходила на берег Катюша,
На высокий берег на крутой.
Выходила, песню заводила
Про степного сизого орла,
Про того, которого любила,
Про того, чьи письма берегла.
Ой, ты, песня, песенка девичья,
Ты лети за ясным солнцем вслед
И бойцу на дальнем пограничье
От Катюши передай привет.
Пусть он вспомнит девушку простую,
Пусть услышит, как она поет,
Пусть он землю бережет родную,
А любовь Катюша сбережет.
Расцветали яблони и груши,
Поплыли туманы над рекой.
Выходила на берег Катюша,
На высокий берег на крутой.
1938
Kachiusha
Đây là lời bài hát khá phổ biến ở Việt Nam (khuyết danh), ca từ dựa theo nội dung bài thơ Kachiusha của M. Isakovsky:
Đào vừa ra hoa, cành theo gió đưa vườn trăng tà
Ngoài dòng sông màn sương trắng buông lững lờ
Từ bến sông thoáng bóng ai in trên màn sương mờ
Cất cao lời ca làm rung cỏ cây ven bờ.
Gửi về anh lời hát thiết tha từ tấm lòng
Từ bờ sông gửi đến cánh chim đại bàng
Lời hát trong vút bay đi ngân qua màn sương mờ
Biết không chàng ơi! Rằng xa xôi em mong chờ.
Ngày này năm qua chàng đi ra nơi miền biên thùy
Vì quê hương, dù mấy khó nguy không lùi
Người chiến sĩ mến thương có hay chăng tấm lòng
Chốn làng quê có ai ngày nhớ đêm mong.
Dàn nhạc Paul Mauriat - Katioucha (1965)
Năm 1970, nhân kỷ niệm 25 năm Ngày chiến thắng phát xít Đức (9/5/1945 - 9/5/1970), báo “Sao Đỏ” của Liên Xô trước đây có đăng bài thơ Gửi người phụ nữ Nga của nhà thơ M. Isakovsky (1900 - 1973) theo yêu cầu của một số bạn đọc là sĩ quan Quân đội Xô viết đã tham gia Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941-1945). Bài thơ đã phản ánh chân thực chiến công của phụ nữ Xô viết ở hậu phương ngày đêm cùng chồng con, cha anh trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ đã góp phần làm nên chiến thắng kỳ diệu. Trả lời bạn đọc báo “Sao Đỏ”, nhà thơ M. Isakovsky nói rằng: “Tôi không thể không viết bài thơ đó, bởi vì trong thời gian chiến tranh phụ nữ chúng ta đã chịu đựng một gánh nặng khó lòng tưởng tượng nổi. Tôi những muốn quỳ xuống và cúi đầu ngưỡng mộ những con người ấy với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ này”. Cố nhiên không phải chỉ riêng phụ nữ mà cả nam giới cũng chịu đựng gian khổ trong chiến tranh. Nhưng nếu trong một hoàn cảnh như nhau thì phụ nữ bao giờ cũng chịu đựng gian khổ nhiều hơn: họ phải làm việc nặng nhọc hơn, nỗi đau khổ của họ xót xa, sâu lắng hơn, nỗi buồn của họ da diết hơn, khiến trong tôi dấy lên một đòi hỏi tự bên trong là phải làm một điều gì đó để bù đắp lại những chiến công của những người phụ nữ Nga”.
M. ISAKOVSKY ( LB Nga)
GỬI NGƯỜI PHỤ NỮ NGA
… Về chuyện này có lẽ nào kể hết –
Những tháng năm gian khổ khó khăn
Các chị, các bà đã sống ngần ấy năm
Gánh nặng tột cùng kể sao cho xiết
Dồn lên vai người phụ nữ quê nhà!...
Sáng hôm đó chia tay các chị, các bà
Những người đàn ông rời tổ ấm ra đi
Người cha, người con trai, người chồng trụ cột
Để lại việc nhà cho phụ nữ lo toan.
Một thân một mình nước mắt chứa chan
Chăm sóc lúa mì trên cánh đồng chưa gặt
Cuộc chiến tranh này người phụ nữ Nga đối mặt
Ngóng người ra đi buồn nhớ triền miên
Tất bật ngày đêm trăm công nghìn việc
Một thân một mình gánh nặng chất chồng thêm.
Các bà, các chị dù muốn hay không muốn
Việc bếp núc hay việc ngoài đồng áng
Phải ráng sức kịp làm xong mọi việc
Mình hát mình nghe, thương nhớ chỉ khóc thầm.
Lơ lửng mây kéo về trời thấp xuống dần
Sấm chớp ì ầm ngày một gần hơn, dồn dập
Chắc hẳn có nhiều tin chẳng lành, tin dữ.
Cùng cả nước linh thiêng có các chị, các bà
Có mặt ngay khi chiến tranh bùng nổ
Như thế đó diện mạo người phụ nữ nước Nga!
Kìm nén khổ đau, trải qua bao tháng ngày khốc liệt
Quần quật hết mình chị làm quên giờ giấc.
Trồng lúa mì có các bà nuôi quân đánh giặc
Mặt trận khắp nơi, từ biển cả đến tiền duyên.
Mùa đông giá lạnh, bão tuyết thổi ngày đêm
Những người lính nơi biên cương xa thẳm
Nhận được tình thương chiếc áo choàng sưởi ấm
Các chị, các bà may áo gửi tiền phương.
Trong lửa khói gầm gào bom đạn
Vào trận xông lên anh lính Hồng quân
Bom nổ rung lên pháo đài thù sụp đổ
Bởi những quả bom phụ nữ tạo nên.
Mọi việc cứ phăng phăng làm, quên đi sợ hãi.
Như ngạn ngữ xưa nay thường nói
Thợ dệt giỏi lại khéo tay kéo sợi
Con dao pha người phụ nữ nước Nga.
Trăm thứ việc không tài nào đếm xuể
Chẳng nề hà việc nặng nhẹ luôn tay
Gửi ra tiền phương trong thư vẫn kể
Cuộc sống hậu phương vẫn đẹp tốt, đủ đầy
Nơi tiền phương những người lính đọc thư
Của các chị, các bà gửi đến
Họ rất hiểu tấm lòng thương mến
Chịu gian khổ, thư các bà vẫn nói bình yên.
Anh chiến binh lên đường vào trận chiến
Sẵn sàng đối mặt với nguy nan
Như lời nguyện cầu, như lời tuyên thệ
“Người phụ nữ Nga” - tên gọi xa xăm…
Anh thầm thì khe khẽ.
Báo Pravda, 1 tháng 11 năm 1945
Русской женщине
...Да разве об этом расскажешь – В какие ты годы жила! Какая безмерная тяжесть На женские плечи легла!..
В то утро простился с тобою Твой муж, или брат, или сын, И ты со своею судьбою Осталась один на один.
Один на один со слезами, С несжатыми в поле хлебами Ты встретила эту войну. И все - без конца и без счета – Печали, труды и заботы Пришлись на тебя на одну.
Одной тебе - волей-неволей – А надо повсюду поспеть; Одна ты и дома и в поле, Одной тебе плакать и петь.
А тучи свисают все ниже, А громы грохочут все ближе, Все чаще недобрая весть. И ты перед всею страною, И ты перед всею войною Сказалась - какая ты есть.
Ты шла, затаив свое горе, Суровым путем трудовым. Весь фронт, что от моря до моря, Кормила ты хлебом своим.
В холодные зимы, в метели, У той у далекой черты Солдат согревали шинели, Что сшила заботливо ты.
Бросалися в грохоте, в дыме Советские воины в бой, И рушились вражьи твердыни От бомб, начиненных тобой.
За все ты бралася без страха. И, как в поговорке какой, Была ты и пряхой и ткахой, Умела - иглой и пилой.
Рубила, возила, копала – Да разве всего перечтешь? А в письмах на фронт уверяла, Что будто б отлично живешь.
Бойцы твои письма читали, И там, на переднем краю, Они хорошо понимали Святую неправду твою.
И воин, идущий на битву И встретить готовый ее, Как клятву, шептал, как молитву, Далекое имя твое..
“Правда”, 1 ноября 1945 г.
Nguyễn Xuân Hòa giới thiệu và dịch
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/kachiusha-ngan-vang-khap-nhan-gian-a1929.html