Hà Nội: Một số giải pháp phát triển sản phẩm OCOP để phát huy thế mạnh của huyện Ba Vì

Thanh Hằng

05/07/2022 20:05

Theo dõi trên

Theo báo cáo của phòng kinh tế huyện Ba Vì, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã góp phần quảng bá, nâng cao giá trị các sản phẩm thế mạnh của địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay huyện đã phát triển nhiều sản phẩm đặc trưng như: Sữa Ba Vì, rượu mơ Núi Tản, chè Ba Trại, miến dong Minh Hồng, gà đồi Ba Vì, mật ong núi Ba Vì, tinh bột nghệ Ba Vì, Tố Tâm chay, vv…

Trao đổi về nội dung này, ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội cho biết, Ba Vì cần chủ trọng hơn vào công tác giới thiệu và quảng bá với người tiêu dùng một số sản phẩm OCOP đặc trưng như: mật ong núi Ba Vì, nam dược liệu Tản Liên Sơn, dược liệu của đồng bào dân tộc Dao, gà đồi Ba Vì, các sản phẩm chế biến từ sữa Ba Vì.

 Bên cạnh, Ba Vì đã tích cực quy hoạch vùng sản xuất tập trung, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, an toàn, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm sữa, chè Ba Vì, miến dong Minh Hồng, khoai lang Đồng Thái, gà đồi Ba Vì…huyện cần chú trọng xây dựng 103 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng trên cơ sở sản phẩm truyền thống của địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm, quảng bá đến người tiêu dùng và du khách. Để đưa sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng và du khách, huyện cần phối hợp với các sở ngành liên quan vận động các đơn vị trên địa bàn có vị trí, mặt bằng đăng ký tham gia mạng lưới Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội sẽ tích cực chỉ đạo, đồng hành và phối hợp cùng các đơn vị trong việc phát triển sản phẩm OCOP, điểm OCOP, qua đó, hỗ trợ người dân, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP quảng bá, tiêu thụ sản phẩm” - ông Nguyễn Văn Chí chia sẻ.

bv-1jpg-1671454711.crdownload

Ba Vì hiện tại phát triển nhiều thương hiệu sữa đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên

Theo Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội, Ba Vì có 20 làng nghề với nhiều sản phẩm sử dụng từ nguồn nguyên liệu tại chỗ, 108 Hợp tác xã tổ chức sản xuấtm điều hành các hoạt động của các làng nghề, 180 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy cầm đang hoạt động, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị thương mại cao. Đây là một trong những lợi thế để các địa phương xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn.

Tại huyện Ba Vì, mô hình HTX chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Ba Vì đang từMôtng bước xây dựng sản phẩm vịt trời hữu cơ và thành phẩm OCOP, qua đó góp phần đa dạng các sản phẩm cho địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công ty CP Sữa Nông trại Ba Vì, tại thôn Việt Hòa, Xã Vân Hòa, Huyện Ba Vì, TP Hà Nội Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm đặc sản từ sữa, như: Sữa tươi thanh trùng, Sữa chua, Caramen bánh sữa và các lọai đồ uống có sữa mang thương hiệu sữa nông trại Myfarm với những sản phẩm mang lợi thế địa phương, giải quyết được bài toán kinh tế cho nhiều hộ gia đình. 

ps1-1670646420.jpg
Nhiều thương hiệu sửa của Ba Vì nổi tiếng khắp cả nước được người tiêu dùng tin yêu sử dụng

Theo Bà Nguyễn Thị Mai  - Tổng giám đốc công ty cổ phần sữa Nông Trại Ba Vì: Với nền tảng công nghệ hiện đại kép kín, công suất chế biến sấp sỉ 2.000 tấn/năm, hiện nay chúng tôi đã cho ra đời hơn 20 loại sản phẩm khác nhau và được tiêu thụ tại một số tỉnh thành trong cả nước như: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Phú thọ, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Hà Tỉnh, Đà Nẵng, Gia lai và một số tỉnh thành khác. Hàng năm, công ty tạo công ăn việc làm cho khoảng 40 lao động địa phương, trong đó có 70% là lao động nữ. Với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.

Được thành lập từ năm 2018, nhờ xây dựng thành công nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao của TP Hà Nội, Công ty CP Sữa Nông trại Ba Vì đã nâng được vị thế trên thị trường, sản phẩm sửa  nông trại Myfarm được nhiều khách hàng ưa chuộng 

Với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, và sự tham gia tích cực của các chủ thể, kết thúc năm 2021, toàn huyện có tổng số 101 sản phẩm được đánh giá phân hạng đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó 60 sản phẩm chất lượng 4 sao, 41 sản phẩm chất lượng 3 sao. Sản phẩm OCOP được phân theo các nhóm ngành chủ yếu là thực phẩm: 98 sản phẩm; ngành đồ uống: 01 sản phẩm; ngành thủ công mỹ nghệ, trang trí: 02 sản phẩm. 

Mục tiêu năm 2022, huyện Ba Vì phấn đấu có thêm 30 sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng năm. Để thực hiện có hiệu quả chương trình OCOP trong thời gian tới đây, huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, trực tiếp là Phòng Kinh tế huyện đẩy mạnh phối hợp với các xã, thị trấn tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn người dân tham gia chương trình, tăng cường mở các lớp tập huấn xây dựng các sản phẩm OCOP; tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm đã được công nhận; bố trí các điểm trưng bày, quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP, giới thiệu các tổ chức, các chuỗi liên kết tiêu thụ các sản phẩm; tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài thành phố.

p1-1671455057.jpg
 

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Nội mang đặc trưng của địa phương có nhiều lợi thế cạnh tranh

Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Quang Trung nêu rõ, Để hỗ trợ người sản xuất tiêu thụ sản phẩm OCOP, thời gian tới huyện Ba Vì sẽ chú trọng công tác phát triển sản phẩm, phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chí theo quy định hiện hành; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu quảng bá sản phẩm. Đồng thời, tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện được tham gia giao lưu, học hỏi đơn vị bạn, mô hình kinh tế hiệu quả, ứng dụng công nghệ cao gắn với chương trình nông thôn mới nâng cao.

"Ba Vì có 20 làng nghề với nhiều sản phẩm sử dụng từ nguồn nguyên liệu tại chỗ, 108 Hợp tác xã tổ chức sản xuấtm điều hành các hoạt động của các làng nghề, 180 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy cầm đang hoạt động, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị thương mại cao. Đây là một trong những lợi thế để các địa phương xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn. Với những lợi thế, tiềm năng sẵn có trong những năm qua huyện Ba Vì đã tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung tuyên truyền, vận động người dân, tổ sản xuất, HTX, doanh nghiệp về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả từ chương trình OCOP. Kết thúc năm 2021, toàn huyện có tổng số 101 sản phẩm được đánh giá phân hạng đạt từ 3 sao trở lên...", ông Đỗ Quang trung cho biết. 

---

BÀI VIẾT CÓ SỰ PHỐI HỢP CỦA VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HÀ NỘI

Bạn đang đọc bài viết "Hà Nội: Một số giải pháp phát triển sản phẩm OCOP để phát huy thế mạnh của huyện Ba Vì" tại chuyên mục Nông nghiệp mới. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn