Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (Kỳ 42)

PGS TS Cao Văn Liên

19/06/2023 06:10

Theo dõi trên

Trân trọng giới thiệu tiếp "Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử" của PGS TS Cao Văn Liên do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành.    

 Kỳ 42

 Cùng với văn chương của dân tộc, văn học nghệ thuật của các dân tộc thiểu số  cũng phát triển. Đội ngũ văn nghệ sĩ của 53 thành phần dân tộc người thiểu số ngày càng đông đảo, nhiều tác phẩm có giá trị ra đời. Chỉ tính 4 năm từ năm 2003 đến năm 2007 có 281 tác phẩm được nhận giải thưởng của Hội văn nghệ dân tộc, của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số  và nhiều giải thưởng quốc gia, quốc tế. Văn thơ của các dân tộc thiểu số có bản sắc riêng, có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền văn học nước nhà với nhiều thể loại phong phú. Việc sưu tầm nghiên cứu văn hoá dân gian các dân tộc thiểu số được đẩy mạnh và kết quả đã ra đời hàng trăm công trình sưu tầm, biên soạn văn hoá dân gian của các dân tộc Tây Nguyên, Chăm , Tày, Nùng, Mông, Thái….

          Nghệ thuật sân khấu với những kịch gia xuất sắc như  Đào Hồng Cẩm,  Lưu Quang Vũ, Tào Mạt, Học Phi  v. v. Nghệ thuật điện ảnh cũng không ngừng lớn mạnh và gặt hái được nhiều thành công. Trong kháng chiến chống Pháp, ta đã sản xuất đựơc 15 bộ phim tài liệu. Từ 1954 đến năm 2007  nhiều bộ phim có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật  ra đời như “Đầu sóng ngọn  gió “ (1966), “Luỹ thép Vĩnh Linh “ (1971), “Tiếng nổ sau chiến tranh “(1976)”, “Vĩnh biệt khách không mời” (1973) của đạo diễn Ngọc Quỳnh . “Con mèo” (1965), “Con sáo biết nói” (1967), “Những chiếc áo ấm” (1968), “Chuyện ông Gióng”,  “Thạch Sanh” (1976) của đạo Diễn Ngô Mạnh Lân . “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” (1972) , “Thành phố lúc rạng đông” (1975), “Người chiến sĩ trẻ”. “Rừng o Thắm” (1967),  “Em bé Hà Nội” (1974), “Mối tình đầu” (1977) , “Đất mẹ” (1980) , “Bãi biển đời người” (1983 ) của đạo diến Nghệ sĩ nhân dân Hải Ninh. “Làng nổi” (1965),  “Khói”, (1967), “Chuyện vợ chồng anh Lực” (1971) “Đến hẹn lại lên” (1974), “Chuyến xe bão táp” (1977) “Những người đã gặp” của đạo diễn Trần Vũ . “Nước về Bắc Hưng Hải” (1959), “Nguyễn Văn Trỗi sống mãi”, (1965), “Nguyễn Ai Quốc đến với Lê Nin” (1979) “Đường về quê mẹ”  (1967), “Hoa thiên Lý” (1973) của đạo diễn nghệ sĩ nhân dân Bùi Đình Hạc. “Lửa trung tuyến” (1961), “Một ngày đầu thu” (1962), “Kim Đồng” (1964), “Mùa gió chướng” (1978), “Cánh đồng hoang” (1980), “Vùng gió xoáy” (1981) của đạo diễn nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hồng Sến. “Trần Quốc Toản ra quân” (1971), “Người về đồng cói” (1973), “Ngày lễ thánh” (1976), “Câu chuyện làng dừa” (1977), “Người chưa biết nói” (1979), “Ai giận ai thương” (1982) của nữ  đạo diễn Bạch Diệp. Điện ảnh trong thời kỳ đổi mới bắt đầu đi vào những góc cạnh đa dạng của cuộc sống thời mở cửa. Năm 2003 có nhiều phim dự giải Hội điện ảnh Việt Nam: Phim  “Hải Âu”, “Vai diễn đầu đời”, “Hướng nghiệp”, “Ngoại tình” của hãng phim truyện Thành phố Hồ Chí Minh, “Nguyễn Ai Quốc ở Hồng Công” của hãng phim Hội nhà văn Việt Nam, “Đêm Bến Tre” của điện ảnh quân đội , “Người đàn bà mộng du” của Hãng phim truyện Việt Nam, “Biên đội” của Hãng phim truyện Giải phóng. Từ 2003 đến 2007 điện ảnh Vịêt Nam đang cố gắng tìm tòi những bước đi mới và nhiều phim đã gây tiếng vang. Phim  “Võ lâm truyền kỳ”của hãng Phim Phước Sang, “Trai nhảy” của Hãng phim Thiên Ngân, “Chuông reo là bắn” của hàng phim Giải phóng, “Dòng máu anh hùng” của hãng phim Chánh Phương. Đặc biệt phim “Áo lụa Hà Đông” của Hội điện ảnh Việt Nam  đoạt giải Cánh diều vàng 2007 và nhiều giải thưởng giá trị khác. Điện ảnh tư nhân trong thời kỳ này dù nhiều khó khăn trở ngại cũng đã góp phần làm đặc sắc thêm nền địện ảnh nước nhà. Nhìn chung dù có bước phát triển nhưng điện ảnh Việt Nam chưa phản ánh được những góc cạnh phức tạp trong chuyển mình của đất nước khi đi vào nền kinh tế thị trường, chưa hội nhập được với điện ảnh thế giới. Mảng đề tài phim lịch sử đem lại cho người xem tri thức lịch sử dân tộc, mang tính giáo dục cao bởi tính triết lý cụ thể của nó hầu như còn bỏ trống, nhường  thị trường và màn ảnh cho phim nước ngoài tràn ngập . 

           Sau cách mạng tháng Tám nền âm nhạc mới của cách  mạng cũng ra đời và phát triển với những nhạc sĩ tài hoa, với những bài hát đầy âm hưởng cách mạng và nghệ thuật . “ Đêm  đông”, “Bình Trị Thiên khói lửa”, “Lý Hoài Nam”, giao hưởng “Đồng khởi” và nhiều bản nhạc phim của giáo sư nhạc sĩ Nguyễn Văn  Thương . “Sẽ về thủ đô”, “Những gác chuông giáo đường”, “Tôi yêu hoà bình”, “Miền Nam quê hương ta ơi”, “Anh vẫn hành quân”, “Tiếng kêu cứu nước”, “Tiếng hát pháo binh”, “Bạch Long Vĩ đảo quê hương”, “Có chúng tôi trên hải đảo xa xôi” của nhạc sĩ Huy Du (1926-2007) . “Mơ đời chiến sĩ”, “Thủ đô huyết thệ” của nhạc sĩ  Lương Ngọc Trác . “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi, “Tiếng chuông nhà thờ” của Nguyễn Xuân Khoát .  “Làng Tôi”, “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao . Đặc biệt Văn Cao có “Tiến quân ca”  thời kỳ tiền khởi nghĩa đã trở thành Quốc ca của Việt Nam dân chủ cộng hoà và ngày nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đỗ Nhuận nổi tiếng với bài hát “Giải phóng Điện Biên”, Lưu Hữu Phước với bài “Giải phóng miền Nam”, “Tiến về Sài Gòn”, Phạm Tuyên với bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, Hoàng Hà với “Đất nước trọn niềm vui” là những mốc son ghi lại những bước ngoặt chiến thắng hào hùng của lich sử dân tộc. Nền âm nhạc dân tộc nổi bật lên những nghệ sĩ tài năng như Đặng Thái Sơn, Tôn Nữ Nguyệt Minh. v. v.

          Tháng 12 năm 1967, Hội nhạc sĩ Việt Nam được thành lập có 50 hội viên. Năm 2007 kỷ niệm 50 năm ngày thành lập hội có 1.000 hội viên với 12 chi hội. Nửa thế kỷ Hội nhạc sĩ Việt Nam đã xuất bản hàng chục nghìn tác phẩm, những  công trình nghiên cứu, sưu tầm. Nền âm nhạc Việt Nam phát triển cả trên hai bình diện: Thanh nhạc và khí nhạc. Đây là đặc điểm của âm nhạc Việt Nam hiện đại, đã kết hợp tinh hoa âm nhạc dân tộc với tinh hoa  âm nhạc thế  giới. Năm 1956  một trường âm nhạc Việt Nam được thành lập. Nay đã có hàng chục trường  và nhiều cơ sở đào tạo cán bộ nhạc sĩ  trong ngành âm nhạc. Năm 1976 dàn nhạc giao hưởng Việt Nam được thành lập. Đến nay nhiều người được phong học hàm Giáo sư , Phó giáo sư , nhiều người nhận học vị Tiến sĩ, danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, nhiềù nhạc sĩ nhận giải thưởng Hồ Chí Minh như Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữư Phuớc, Văn Cao, Hoàng Việt, Huy Du, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn Văn Tý, Hoàng Vân, Trần Hòan, Xuân Hồng, Nguyễn Đức Toàn, Hoàng Hiệp, Nguyễn Văn Thương, 75 nhạc sĩ được tặng giải thưởng nhà nước, 50 nhạc sĩ được tặng thưởng Huân chương độc lập, Huân chuưong lao động các lọai. Hội nhạc sĩ Việt Nam nhận Huân chương Sao vàng nhân dịp 50 năm thành lập hội. (Đại đoàn kết số 179-2007).

          Ngoài âm nhạc hiện đại, công cuộc sưu tầm phát huy vốn cổ âm nhạc dân tộc cũng được đẩy mạnh. Các đoàn sân khấu cải lương, tuồng,   chèo, các đoàn dân ca được thành lập như dân ca quan họ Bắc Ninh. Sưu tầm và cho biểu diễn nhiều làn điệu dân ca của ba miền Trung-Nam- Bắc. Công việc này gắn với công lao của nhiều người, trong đó nổi bật là học giả Nghệ sĩ nhân Giáo sư  Trần Văn Khê với tác phẩm nổi tiếng của ông “Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam” . Âm nhạc cung đình Huế được Liên hợp quốc công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại. Ngoài các nhạc cụ hiện đại, các nhạc cụ cổ truyền của dân tộc cũng được tìm tòi và biểu diễn thành công như đàn bầu, đàn tì bà, đàn đá, đàn tơ rưng, nhị, sáo khèn, cồng, chiêng, đàn tính, rống, trống cơm v. v. Ngoài vũ đạo hiện đại còn nhiều điệu múa cổ truyền của dân tộc  được khôi phục và đầy tính nghệ thuật như múa của người Thái, người Chăm v. v. Kịch nói trên sân khấu một thời cũng là những món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân ở các đô thành lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

           (Còn nữa)

            CVL

Bạn đang đọc bài viết "Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (Kỳ 42)" tại chuyên mục Nghiên cứu. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn