Kỳ 9,
Đại tướng hỏi Thiếu tướng Hoàng Văn Thái:
-Việc vận chuyển pháo hạng nặng vào mặt trận đã hoàn tất chưa đồng chí Tham mưu trưởng?
Hoàng Văn Thái đáp:
-Thưa đồng chí Đại tướng, bộ đội pháo binh của ta đã có sáng kiến tháo rời các bộ phận của pháo như bệ pháo, tấm chắn, quy lát.v.v rồi dùng sức người để vận chuyển. Khi đến trận địa lại tiến hành lắp ráp lại với nhau nhanh chóng và chính xác. Bằng cách đó bộ đội ta đã đưa được những khẩu pháo 105 ly nặng tới 2,2 tấn, những khẩu pháo cao xạ 37 ly nặng 2,1 tấn. Hiện nay tất cả các pháo của ta được đưa vào trong các hầm pháo đã được công binh đào khoét sâu vào sườn đồi, an toàn và bí mật nhưng lại rất nguy hiểm đối với quân Pháp. Từ trên cao, pháo binh ta khống chế tốt lòng chảo Điện Biên Phủ. Các khẩu pháo của ta được đặt chỉ cách mục tiêu từ 5 đến 7 km, chỉ bằng nửa tầm bắn tối đa và như vậy bảo đảm bắn chính xác để tiết kiệm đạn, lại an toàn trước pháo và bom của máy bay địch, lại thực hiện được phương châm của Đại tướng là “Hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung". Kho đạn pháo của ta ở mặt trận hiện đã lên đến 10.000 viên đạn pháo 105 ly và hàng nghìn viên đạn cối các cỡ khác nhau.
-Đại tướng nói:
-Như vậy mọi điều kiện cho chiến dịch đã chuẩn bị xong. Riêng công tác hậu cần phải duy trì liên tục để bảo đảm cho toàn bộ chiến dịch.
Thiếu tướng Đặng Kim Giang đáp:
-Tuân lệnh Đại tướng.
-Đồng chí Lê Liêm chuẩn bị công tác tư tưởng chính trị, nâng cao khí thế và quyết tâm chiến thắng cho toàn thể bộ đội để bắt đầu nổ súng.
Lê Liêm đáp:
-Tuân lệnh Đại tướng.
-Bây giờ mời các đồng chí nghe và nắm chắc sơ đồ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và kế hoạch tác chiến.
Mọi người đứng dậy lại vây quanh sa bàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đại tướng cầm cây que tròn bằng tre chỉ vào và nói:
-Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành bốn phân khu, mỗi phân khu có nhiều cứ điểm. Đây là phân khu Bắc. Chỉ huy trưởng là Trung tá Andr Trarcart. Phân khu Bắc gồm hai cứ điểm, cứ điểm Đồi Độc Lập, Pháp gọi là Gabrielle. Phòng thủ đồi Độc Lập có Tiều đoàn 5, Trung đoàn bộ binh thuộc địa Alaerie số 7, Tiểu đoàn trưởng là Thiếu tá Roland De Mecquenem.
Cứ điểm thứ 2 của Phân khu Bắc là Bản Kéo, Pháp gọi là Annemarie. Phòng thủ ở đây có Tiểu đoàn Thái số 3 do Thiếu tá Leopolơ Thim0nniel. Phân khu Bắc có tầm quan trọng, án ngữ phía bắc, ngăn chặn con đường từ Lai Châu về Điện Biên Phủ.
Cứ điểm Him Lam thuộc phân khu Trung tâm, Pháp gọi là Beatrice. Phòng thủ Him Lam là Tiểu đoàn bán Lữ đoàn Lê Dương số 13, chỉ huy là Thiếu tá Paul Pegot. Him Lam là trung tâm đề kháng thuộc phân khu Trung tâm nhưng lại cùng các cứ điểm Đồi Độc Lập và Bản Kéo là những vị trí cùng án ngữ phía đông - bắc, ngăn chặn còn đường từ Tuần Giáo đi Điện Biên Phủ.
Phân khu thứ hai là phân khu Trung tâm, chỉ huy trưởng là Trung tá pierre Lamlaistnay. Đây là phân khu mạnh nhất của Tập đoàn cứ điểm, tập trung tới 2/3 lực lượng của Pháp ở Điện Biên Phủ, tới 8 Tiểu đoàn gồm 5 Tiểu đoàn chốt giữ và 3 Tiểu đoàn cơ động.
Phân khu Trung tâm bao gồm cứ điểm Him Lam như tôi đã nói và 5 cao điểm phía đông, đó là A1 (Huguett), chốt giữ là Tiểu đoàn 3, Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 2 Algieri do Thiếu tá tiểu đoàn trưởng Chemencon chỉ huy. Thứ 2 là cứ điểm Francoise do binh đoàn biệt kích cơ động Thái số 1, chỉ huy là Trung úy Reginald Wieme. Cứ điểm này còn có quân phụ lực Thái trắng do Đại úy Clacsam chỉ huy
Phân khu Trung tâm có sân bay Mương Thanh, có sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm của De Castories.
Phân khu thứ ba là phân khu Hồng Cúm.
Chỉ huy tập đoàn cứ điểm là Đại tá Christan De Castorirs, Phó Tư lệnh là Andre Trancart, Jules Gaucher, Pierre Langlais, Andre Lalande.
Lực lượng của Pháp hiện có tại Điện Biên Phủ là 16 Tiểu đoàn bộ binh, 7 Đại đội pháo binh, 1 Đại đội xe tăng, 1 phi đội máy bay. Tính tổng quân số hiện nay 10.814 người, 3.000 cu ly vận tải hậu cần, 30.000 công nhân kỹ thuật chuyên vận hành lực lượng không quân tại các sân bay đồng bằng Bắc bộ như Gia Lâm Hà Nội, Cát Bi, Đồ Sơn Hải Phòng. Khoảng 420 máy bay yểm trợ thả hàng. Đã thả 4.000 tấn hàng tới 5.000 tấn.
Về lực lượng tham chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện có 4 Đại đoàn bộ binh, trong đó có 10 trung đoàn, tổng số chiến sĩ hiện có là 53.800, 1 Đại đoàn công binh, Pháo binh, cao xạ, trong đó có 2 Trung đoàn Cao xạ, 1 Trung đoàn Pháo binh, 1 Đại đội công binh, 261.451 dân công vận tải hậu cần.
-Tôi đã trình bày xong sơ đồ và thế trận của Điện Biên Phủ giữa ta và địch. Có đồng chí nào có ý kiến?
Im lặng. Đại tướng nói tiếp:
-Không đồng chí nào có ý kiến tại sa bàn, vậy mời các đồng chí lại bàn nhận nhiệm vụ.
Sau khi đã an tọa và mọi người uống nước xong, Đại tướng nói:
-Về phương pháp tác chiến, lúc đầu chúng ta đã chuẩn bị phương án “Đánh nhanh thắng nhanh", nhưng sau khi nghiên cứu kỹ, tôi thấy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là một tập đoàn rất mạnh, vũ khí súng đạn bố trí nhiều tầng, nhiều lớp. Đánh theo phương án này chúng ta sẽ tổn thất binh lực rất to lớn mà không chắc thắng, có thể lại rơi vào cái bẫy và sự mong muốn của Pháp. Sau suốt đêm suy nghĩ, tôi quyết định chuyển sang phương án “Đánh chắc tiến chắc”, có nghĩa là chúng ta dồn ưu thế binh lực lần lượt tiêu diệt từng cứ điểm, từng phân khu một và cuối cùng mở toang cánh cửa tiêu diệt phân khu Trung tâm, trong đó có Sở chỉ huy Điện Biên Phủ của De Castries. Cả chiến dịch có thể chia làm 3 đợt tấn công: Nhiệm vụ của đợt 1 là tiêu diệt phân khu phía Bắc gồm Đồi Độc lập, Him Lam, Bản Kéo, Đợt 2 có nhiệm vụ tiêu diệt A1 và các cứ điểm phía đông và Hồng Cúm. Đợt 3 có nhiệm vụ tiêu diệt Phân khu Trung tâm. Thay đổi phương án tác chiến là một quyết định khó khăn nhất trong đời cầm quân của tôi. Nhưng vì bảo đảm chắc chắn cho thắng lợi, các đồng chí và toàn quân phải tuân thủ.
Đại tướng nói tiếp:
-Trên toàn chiến trường, số lượng quân và vũ khí của Pháp là ưu thế hơn ta, nhưng đây là trận đánh mà Pháp cố thủ, ta tấn công. Điều đó cho phép ta trong mỗi trận đánh ở mỗi cứ điểm, mỗi phân khu, ta phải bảo đảm binh lực và hỏa lực hơn nhiều lần, chiếm ưu thế áp đảo để tiêu diệt địch. Các đồng chí Đại đoàn trưởng, Tham mưu trưởng, Chính ủy về phải quán triệt cho các đồng chí từ Trung đoàn, Tiểu đoàn, Đại đội, Trung đội, Tiểu đội và từng chiến sĩ phải dũng cảm và sáng tạo trong cách đánh, trong chiến thuật, kỹ thuật thật linh hoạt để giành thắng lợi. Về nhiệm vụ của 4 Đại đoàn bộ binh, Bộ chỉ huy chiến dịch sẽ giao cho các đồng chí sau. Nay giao nhiệm vụ cho Đại Đoàn Công-pháo binh 351. Đồng chí Đại Đoàn trưởng Đào Văn Trường nghe lệnh:
Đại tá Đào Văn Trường bước ra:
-Có tôi, thưa Đại tướng:
-Nay giao cho đại đoàn đồng chí phải hoàn thành những nhiệm vụ công binh mà các trận đánh yêu cầu, pháo binh phải chi viện tốt và hỗ trợ cho các Đại Đoàn bộ binh chiến đấu, phải bắn chính xác phá tan các lô cốt, hầm ngầm, bắn tiêu diệt pháo binh và máy bay ở sân bay của địch ở Mường Thanh và Hồng Cúm, pháo cao xạ phải bắn rới máy bay địch từ Gia Lâm, Cát Bi, Đồ Sơn lên ném bom, thả dù tiếp tế lương thực, đạn dược, thuốc men cho Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Phải tuân theo nguyên tắc bố trí phân tán nhưng hỏa lực tập trung, bắn chính xác và có hiệu quả, phải tiết kiệm đạn, bắn bao nhiêu, bắn vào đâu phải được Bộ chi huy chiến dịch cho phép.
Đào Văn Trường đáp:
-Thưa đồng chí Đại tướng, chúng tôi kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ mà Đại tướng đã giao phó.
Đại tướng đứng dậy và nói:
-Trước khi chúng ta ra mặt trận, Bác Hồ có trao cho mỗi Đại đoàn một lá cờ mang dòng chữ “Quyết chiến quyết thắng” để các đồng chí đem theo ra trận và cắm trên các nóc cứ điểm mà chúng ta chiếm được. Lá cờ như là Bác kính yêu cùng ra trận với các đồng chí và các chiến sĩ, là nguồn động viên to lớn đối với chúng ta.
Rồi Đại tướng lần lượt trao cờ cho các đồng chí Đại đoàn trưởng và bắt chặt tay:
-Chúc các đồng chí thắng lợi.
Tất cả cùng đáp:
-Chúng tôi sẽ thực hiện mệnh lệnh của đồng chí Đại tướng và Bộ chỉ huy chiến dịch, sẽ đem thắng lợi về dâng Bác kính yêu nhân ngày 19 tháng 5 năm 1954.
(Còn nữa)
CVL