Thăm lại Cựu chiến binh Nguyễn Thị Lạc

Đặng Sỹ Ngọc

07/01/2023 07:09

Theo dõi trên

Tôi ao ước đã mấy năm! nay có dịp ghé thăm lại chị Lạc ở 40 phố Nguyễn Du (trên đường 1) phía bắc cầu Bến Thủy,Thành phố Vinh. Điện thoại 091 280 9219. Lần này thấy chị chậm chạp hơn. Chị đi lại quanh nhà cùng chiếc gậy tre, tôi hỏi: chị có được khỏe không?

Chị cười tươi chào tôi rồi nói:

- Em bị đau hai khớp gối ; (khỏe) đi viện vì bệnh nhồi máu cơ tim thôi!

Chị vội vã mời tôi vào nhà, pha trà mời uống.

d1ah1q-1673024214.jpg
Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Nhớ tới những chiến công của chị trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Tôi hỏi?

Anh phi công Phạm Phú Thái đã có lần nào vào thăm chị chưa.

Chị nói vui ngay:

- Anh ấy là phi công luôn lái máy bay, bay trên trời. Chứ không tiếp xúc được với mặt đất. Chị cười nói tiếp:

Có phi công Mỹ đến gây tội ác, bị ta bắt. Được một cô dân quân Hà Tĩnh cầm súng dẫn đường, in trên các báo rồi in vào con tem. Phía dưới ảnh ghi câu thơ (Cô du kích nhỏ dương cao súng... ) Nổi tiếng một thời, cả thế giới đều biết. Vậy mà sau đó, người phi công này phải qua nửa vòng trái đất để trở lại Hà Tĩnh thăm lại cô du kích nhỏ.

Còn em may mắn được chăm sóc phi công Phạm Phú Thái. Khi anh ấy bị nạn đầy tình thương cảm một thời gian thì.. (chị ngưng lời)

Tôi tiếp lời chị: sau đó, anh Phú Thái làm tướng chỉ huy, có một lần về xã thăm lại chiến trường xưa, đầy tình nghĩa quân dân cơ mà!.

Chị nói: ở xã Thanh Trường, huyện Thanh Chương với em cũng là chiến trường xưa như phi công Thái. Bởi lúc ấy em cũng là bộ đội, xa nhà đóng quân ở đó… Ngoài việc sắp xếp chữ cho nhà in Quân khu 4, em còn làm văn nghệ, phục vụ mọi người. Ngày anh ấy về thăm thì em cũng đã ra quân, về quê xây dựng gia đình. Không được gặp, em được biết cán bộ địa phương và cả Phú Thái có nhắc đến tên em. Kỷ niệm đã hơn nửa thế kỷ, em vẫn nhớ. Thực ra em cũng muốn gặp lại phi công, xem người lính được mình chăm sóc qua cơn hoạn nạn, nay thế nào, mà nổi tiếng để được làm chỉ huy. Còn tướng bây giờ, anh biết không. Có nơi còn đề xuất, xin được làm hội tướng nữa.

Như vậy thời gian đã 53 năm kể từ tháng 7 năm 1968. Bản thân người viết bài này cũng đã được đọc nhiều tư liệu về đại đội 1 Trung đoàn 921 do Phạm Thanh Ngân chỉ huy. Trong đó có Phạm Phú Thái - từng xuất kích để hợp đồng bảo vệ tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn. Máy bay của Phạm Phú Thái bị tên lửa của máy bay Mỹ. Anh phải nhảy dù rơi xuống đất xã Thanh Trường. Anh bị chấn thương nặng. Cũng thời kỳ đó ở quê tôi xã Đức Ân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh cũng có máy bay Mích do phi công Nguyễn Phi Hùng quê Hà Nội xuất kích đánh chặn địch, cũng bị trúng đạn rơi xuống đất đã hi sinh anh dũng. Nhân dân cả vùng rộng lớn tưởng là máy bay của kẻ thù rơi thì vỗ tay hoan hô, lòng dạ phấn chấn. Khi mọi người tiếp xúc, biết đó là máy bay ta, phi công của ta thì cả làng, cả xã thương tiếc mà khóc.

Tôi cũng đã được đọc bút tích của Phạm Phú Thái (vì bị ngất và mệt mỏi sau khi bị thương nên không nhớ rõ họ tên của cô gái...)

Thì nay tác giả bài này đã tìm ra cụ thể chính xác cô bộ đội đã được chăm sóc anh. Nếu Phạm Phú Thái còn khỏe, tôi mong anh cũng có tâm tư tình cảm như những người lính Cụ Hồ của chúng tôi. Luôn muốn được thăm lại chiến trường xưa nghĩa tình. Thăm lại với đồng bào, đồng chí đã có công giúp mình hoàn thành nhiệm vụ và sống sót trở về.

Trái tim người lính

Bạn đang đọc bài viết "Thăm lại Cựu chiến binh Nguyễn Thị Lạc" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn