Xuân 1975 - Bài ca non sông thống nhất (Tiểu thuyết lịch sử) (Kỳ 25)

PGS TS Cao Văn Liên

17/04/2024 06:05

Theo dõi trên

Hướng tới kỷ niệm 49 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc Tiểu thuyết lịch sử “Xuân 1975 - Bài ca non sông thống nhất” của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Thanh Niên ấn hành năm 2023.

Kỳ 25

Sư đoàn 312 cùng một Tiểu đoàn bộ đội địa phương phối hợp đã bao vây Sư đoàn 5 ngụy ở Lai Khê. Hai bên giáp chiến, đạn nổ vang trời xả đạn vào nhau như mưa, gần trưa quân ngụy bị đánh bại kéo cờ trắng đầu hàng.

Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312 gọi cho Trung đoàn trưởng Trung đoàn 165:

-A lô, chào đồng chí Sư đoàn trưởng, tôi Trung đoàn 165 xin nghe:

-A lô, tôi ra lệnh cho Trung đoàn đồng chí tiêu diệt cứ điểm Phú Lợi.

-Xin tuân lệnh đồng chí.

Tiêu diệt xong cứ điểm Phú Lợi, Trung đoàn 165 phối hợp với hai Đại đội địa phương đánh chiếm thị xã, Tiểu khu Bình Dương, mở đột kích vào nội đô. Sư đoàn 312 làm chủ quốc lộ 13, tạo điều kiện cho Sư 320B đập tan Chi khu quân sự Lái Thiêu, mở toang cánh cửa vào Sài Gòn

Trong khi đó, Sư đoàn 312 do Thiếu tướng Nguyễn Chuông, Chính ủy Nguyễn Văn Xuyên chỉ huy tấn công căn cứ Phú Lợi, Lai Khê. Thiếu tướng Lê Nguyên Vĩ, Tư lệnh Sư đoàn 5 ngụy sử dụng Chiến đoàn 7 và xe tăng chống cự quyết liệt. Cho xe tăng tăng cường cho cứ điểm An Lai. Khi đoàn xe đến khu vực Tam Giáo bị rơi vào mũi tấn công của Sư đoàn 312 có lữ đoàn tăng 202 yểm trợ. Khi ba xe tăng bị bắn cháy, Chiến đoàn 7 bị tách khỏi Sư đoàn 5 và bị bao vây ở bắc Thủ Dầu Một. Sư đoàn 312 đánh chiếm xong các cứ điểm Lai Khê, Bến Cát, Lái Thiêu. Cụm phòng thủ phía bắc Sài Gòn sụp đổ.

3 giờ sáng ngày 30 tháng 4, Sư đoàn 312, đánh chiếm Trung tâm huấn luyện Quân sự Huỳnh Văn Lương, bắt 2.000 sĩ quan, binh sĩ làm tù binh, trong đó có Trung tá Nguyễn Văn Hinh, chỉ huy Trung tâm và Trung tá Nguyễn Thái Bình, chỉ huy trưởng Chi khu quân sự Lái Thiêu. Ngày 29 tháng 4 Chuẩn tướng Lê Nguyên Vĩ, Tư lệnh Sư đoàn 5 ngụy tự sát chết trong căn cứ. Đại tá Nguyễn Mạnh Tương, phó Tư lệnh Sư đoàn 5, Tiểu khu trưởng Bình Dương cùng các viên Trung đoàn trưởng 7, 8, 9 kéo cờ trắng ra hàng.

Ngày 27 tháng 4, Sư đoàn 320B do Đại tá Nguyễn Hòa chỉ huy, bộ binh có xe tăng, pháo binh và pháo cao xạ yểm trợ mở cuộc tấn công vào căn cứ quân sự cực mạnh của ngụy, đó là Chi khu Quân sự Tân Uyên, ngã tư giữa Thuần Giao, Bình Chuẩn, Bung-Tân Hiệp. Đóng giữ ở đây là Tiểu đoàn Bảo an 316, một Trung đội cảnh sát dã chiến. Quân ngụy dựa vào công sự dã chiến đánh trả, súng nổ vang như sấm, căn cứ Tân Uyên ngập chìm trong lửa đạn, xe tăng tiến lên theo sau là bộ binh Sư đoàn 320B. Quân ngụy cầm cự được suốt đêm 27-4 sau đó phần thì chết, phần khiếp sợ. Sáng 28-4, viên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 316 và 35 lính ngụy sống sót ra đầu hàng. Căn căn Tân Uyên bị tiêu diệt, khai thông con đường 16 qua Búng Lai, Lái Thiêu tiến về nội đô Sài Gòn. Do bị ngăn chặn nên tốc độ tiến quân của Sư đoàn đang bị chậm. Sư đoàn trưởng Nguyễn Hòa ra lệnh:

-Chỉ để lại 1/3 quân lực Sư đoàn bao vây các cứ điểm dọc đường của các Tiểu đoàn bảo an 317, 321, 346, còn 2/3 lực lượng của Sư đoàn tiến nhanh vào nội đô tham chiến.

-Tuân lệnh Đại tá.

 30-4 Trung đoàn 27 của Sư đoàn 320B đánh chiếm cầu Bình Phước và Bộ tư lệnh các binh chủng ngụy. Trung đoàn 27 còn giao chiến với địch ở cầu Vĩnh Bình. 8 giờ 30’ sau khi chiếm cầu Vĩnh Bình, Trung đoàn đánh chiếm Gò Vấp. Tại Gò vấp, Trung đoàn 27 dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu đánh chiếm Bộ tư lệnh thiết giáp, chiếm 13 căn cứ lục quân công xưởng Gò Vấp, Tổng y viện. Nguyễn Huy Hiệu nói với viên Chuẩn tướng Phạm Hà Thanh, Giám đốc Tổng Y viện:

-Các ông đã thua vô điều kiện. Tất cả máy móc và cơ sở của bệnh viện và đội ngũ thầy thuốc phải giữ lại để điều trị cho 200 thương binh của chúng tôi, không được để cho một thương binh nào bị chết. Ngài rõ chưa?

Phạm Hà Thanh đáp:

-Xin tuân lệnh ngài.

10 giờ 30 ngày 30 tháng 4 Trung đoàn 27 đã làm chủ toàn bộ Gò Vấp

Trong khi đó Trung đoàn 48 Sư 320B đánh cứ điểm cầu Bình Triệu, tiêu diệt Lữ đoàn kỵ binh 3, tiến vào ngã tư Phú Nhuận, theo đường Võ Tánh, tiến vào đường Bạch Đằng, Chi Lăng, tiến vào đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu. Tại Bộ Tổng tham mưu, Sư đoàn 10 của Quân đoàn 3 đã cắm cờ trên nóc nhà chính, Trung đoàn 48 Quân đoàn I tràn vào từ cổng 2, đánh chiếm khu điện toán, Trung tâm truyền tin, kéo cờ lên nóc nhà trung tâm hành quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

  Quân đoàn I tiến vào nội đô lúc 9 giờ ngày 30 tháng 4, Quân đoàn lần lượt đánh chiếm Bộ Tư lệnh Thiết giáp, Bộ Tư lệnh lục quân Công xưởng, Tổng Kho Quân nhu, Tổng Y viện Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Căn cứ 3, căn cứ 60 Gò Vấp, Trung tâm truyền tin điện tử. Đánh tan cụm phòng thủ bắc cầu Bình Triệu do các Thiết đoàn 15, 18, 22 và các Lữ đoàn 3 kỵ binh và hai Tiểu đoàn dù chấn giữ, thu 144 xe tăng, xe thiết giáp, bắt 15 tù binh. Lúc 10 giờ 30 phút, Quân đoàn tham gia đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu với Quân đoàn III, Đánh chiếm Bộ Quốc phòng (Sư 312), đánh chiếm Bộ Tư lệnh Hải quân, Tổng nha Cảnh sát. Ở các Bộ này Quân đoàn I thu được nhiều tài liệu bí mật quan trọng, sau đó giao cho Bộ Tổng Tham mưu Quân giải phóng quản lý, khai thác.

    Cùng thời gian đó, Quân đoàn 4 từ hướng đông sau khi đã đánh chiếm thành phố và sân bay Biên Hòa. Tại Biên Hòa, sáng 3-4 Bộ Tư lệnh Quân đoàn gọi cho Sư đoàn 6:

-A lô, tôi Hoàng Cầm đây, tôi ra lệnh cho Sư đoàn 6 của đồng chí đánh chiếm Sở chỉ huy Quân đoàn III ngụy.

-Tuân lệnh Thiếu tướng.

-A lô, tôi Hoàng Cầm đây, tôi ra lệnh cho Sư đoàn 341 của đồng chí  tiêu diệt các cứ điểm trên đường đi, tiến vào đánh chiếm Thủ Đức.

-Tuân lệnh Thiếu tướng.

Sư đoàn 6 được tăng cường Trung đoàn 3 của Sư 341 đã đánh chiếm Sở chỉ huy Quân đoàn III ngụy. Sư đoàn 341 đánh chiếm cứ điểm Hốc Bà Thức, tiến vào tiêu diệt địch và chiếm Thủ Đức. 10 giờ  Trung đoàn 209 đánh chiếm Sở chỉ huy Sư đoàn 18 ngụy và Khu biệt động quân. 11 giờ Trung đoàn 3 vượt cầu Ghềnh, tiến vào nội đô Sài Gòn. Trong khi đó Sư đoàn 7 có sự phối hợp của Trung đoàn 52 Quân khu 5 đã cùng binh chủng hợp thành xe tăng, pháo binh đánh địch ở ngã ba Tam Hiệp, vượt qua cầu Ghềnh theo xa lộ Đồng Nai tiến vào nội đô theo hướng Quân đoàn II. Tại cứ điểm Tam Hiệp, cùng Trung đoàn đặc công 113 chiếm được cầu Ghềnh, cầu Hòa An thì bộ đội của Quân đoàn IV thẳng tiến vào nội đô Sài Gòn, cùng Quân đoàn II, Quân đoàn III, Quân đoàn I đánh chiếm Bộ tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng, Đài phát thanh Sài Gòn, đánh chiếm Bộ tư lệnh thủy quân lục chiến, căn cứ Hải quân, cảng Bạch Đằng, Biệt khu Thủ đô và cuối cùng góp phần đánh chiếm Dinh Độc Lập.

  Trong khi đó ngày 28-4 năm 1975, tại hành dinh quân đoàn II, Thiếu tướng Nguyễn Hữu An nhận cuộc gọi:

-A lô, tôi Nguyễn Hữu An xin nghe.

-A lô, tôi Văn Tiến Dũng đây, tôi giao mục tiêu cho Quân đoàn đồng chí là đánh chiếm Đài phát thanh Sài Gòn và đánh chiếm Dinh Độc Lập, tức là Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.

-Tuân lệnh Đại Tướng.

Nguyễn Hữu An gọi cho Sư đoàn 325:

-A lô, tôi Sư đoàn trưởng Phạm Minh Tâm xin nghe:

-Tôi ra lệnh cho Sư đoàn đồng chí đánh chiếm Nhơn Trạch và phát triển về nội đô.

-Tuân lệnh đồng chí Thiếu tướng.

Nhận được lệnh Quân đoàn, Sư 325 tổ chức Sở chỉ huy nhẹ Sư đoàn do Nguyễn Đức Huy, phó Tư lệnh Sư đoàn và Nguyễn Văn Rinh, Tham mưu phó Sư đoàn phụ trách. Nguyễn Đức Huy gọi cho Trung đoàn 46:

-A lô, tôi Nguyễn Đức Huy đây. Tôi ra lệnh cho Trung đoàn đồng chí nhanh chóng đánh chiếm căn cứ Nhơn Trạch.

-Tuân lệnh đồng chí.

Trung đoàn 46 được xe tăng và pháo binh chi viện, sau ba đợt xung phong đã hạ được Nhơn Trạch. Trong khi đó Tiểu đoàn 3 pháo binh 130 mm do Nguyễn Băng Hiến, Chủ nhiệm chính trị Lữ đoàn pháo binh 164 dội pháo vào sân bay Tân Sơn Nhất gây hoảng loạn cho quân ngụy. Sở chỉ huy của Sư đoàn 325 cùng Tiểu đoàn 3 pháo binh, Lữ đoàn pháo binh 164 tiến vào khu vực Long Tân, Phú Hội. Địch huy động hàng chục tàu chiến theo sông nã pháo dữ dội vào đường 15. Sư đoàn bộ Sư đoàn 325 cùng pháo binh Tiểu đoàn 3, pháo binh Lữ đoàn 164 đấu pháo với địch. Trung đoàn 101 Sư 325 đã tới  đánh địch. Địch yếu thế chạy về căn cứ Cát Lái.

Sáng 29 tháng 4, trên bốn hướng 5 Quân đoàn tấn công. Bộ Tư lệnh chiến dịch gọi cho pháo tầm xa đặt ở Nhơn Trạch:

-A lô, tôi ra lệnh cho Lữ đoàn bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất.

-Tuân lệnh đồng chí.

5giờ 30 ngày 30-4, Khẩu đội pháo do Nguyễn Văn Biền chỉ huy đã khai hỏa rót 330 quả đạn vào Tân Sơn Nhất. Sân bay chìm trong khói lửa, xác máy bay nổ bốc cháy bay lên không trung như những con quái vật bị chết. Tiếng đạn pháo nổ rung chuyển cả thành phố.

Sư đoàn trưởng Sư 325 Phạm Minh Tâm gọi cho Trung đoàn 46:

-A lô tôi hạ lệnh cho Trung đoàn đồng chí đánh chiếm thành Tuy Hạ.

-Tuân lệnh Đại tá.

Thành Tuy Hạ là một thành cổ, quân ngụy cải tạo thành kho chứa bom đạn vũ khí rất lớn. Ở đây địch có 1 Tiểu đoàn bộ binh, 1 Đại đội học viên sĩ quan. Hai bên đấu pháo. Xe tăng của quân giải phóng bất chấp xông lên, bộ binh theo sau. Hai bên trút đạn vào nhau như mưa. Quân ngụy trong thành bắn ra không tiếc đạn. Sau 6 giờ bắn nhau ác liệt, thành Tuy Hạ cuối cùng thất thủ. Bộ tư lệnh Sư đoàn 325 gọi cho Trung đoàn 46:

-A lô, tôi ra lệnh cho Trung đoàn đánh chiếm căn cứ Hải quân Cát Lái.

-Tuân lệnh đồng chí.

Trung đoàn 46 được tăng cường Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 101, 4 xe tăng, 2 pháo bắn thẳng 85mm. 16 giờ 29-4, Trung đoàn 46 xung phong, xe tăng và pháo đi đầu bắn tan các lô cốt. Xi măng cốt thép xác lính bay lên trời cao chìm trong khói lửa. Bộ binh xung phong dưới làn đạn vào cổng chính. Cát Lái thất thủ. 16 giờ, Trung đoàn 64 vượt sông đánh căn cứ Hải quân Cát Lái. Sư đoàn 325 đang đứng một nơi mà bên trái là sông Lòng Tàu, nơi giao nhau giữa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Sư đoàn trưởng Phạm Minh Tâm nhận được điện của Bộ tư lệnh Quân đoàn 2:

-A lô, tôi ra lệnh cho Sư đoàn đồng chí khống chế, không cho địch thoát ra Vũng Tàu theo đường sông.

-Tuân lệnh Thiếu tướng.

(Còn nữa)

CVL

Bạn đang đọc bài viết "Xuân 1975 - Bài ca non sông thống nhất (Tiểu thuyết lịch sử) (Kỳ 25)" tại chuyên mục Nghiên cứu. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn