Imhotep – Kiến trúc sư của Kim tự tháp Ai Cập cổ đại

An Vy (tổng hợp)

01/09/2021 13:17

Theo dõi trên

Imhotep được biết đến là một người đa tài. Ông có công lớn trong kiến trúc và các chuyên ngành khác của Ai Cập cổ đại, nhất là ở công trình Kim tự tháp. Sự nổi tiếng của ông khiến dân chúng Ai Cập coi ông như một vị thần.

imhotep-1630420201.jpg
Tượng Imhotep tại bảo tàng Louvre. Ảnh internet

Imhotep được cho là sinh sống vào khoảng 2650-2600 Trước Công Nguyên. Ông giúp việc cho vị vua vương triều thứ ba, Djoser, với chức vụ tể tướng của pharaoh.

Imhotep được coi là Tể tướng của Vua Ai Cập, Bác sĩ, Đứng đầu hàng sau Vua của Thượng Ai Cập, Đổng lý Đại Cung điện, Quý tộc gia truyền, Thầy tế cao cấp của Heliopolis, Người xây dựng, Trùm thợ mộc, Trùm điêu khắc và trùm phường thợ làm bình.

Imhotep là kiến trúc sư của Kim tự tháp Djoser và được xem là những công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới. Số lượng nhân công để xây các kim tự tháp này được ước tính vào khoảng từ vài nghìn, 20 nghìn cho tới 100 nghìn người.

kim-tu-thap-djoser-1630420419.jpg
Kim tự tháp Djoser. Ảnh internet

Kim tự tháp Djoser, hay còn gọi là kim tự tháp bậc thang. Djoser là một vị vua thuộc Vương triều thứ Ba, thời kỳ Cổ vương quốc. Ông cai trị trong 19 năm, đủ lâu để ngắm được tuyệt tác kiến trúc vốn được thực hiện trong quãng đời của mình.

Theo Wikipedia, Kim tự tháp Djoser  được khởi công xây dựng từ năm 2630 đến năm 2611 trước công nguyên Khu phức hợp có diện tích 15 ha và lớn gấp 2,5 lần thành phố Heirakonpolis, được bao quanh bởi một bờ tường bằng đá vôi, cao khoảng 10,5 mét và dài hơn 1.600 mét. Phức hợp kim tự tháp của Djoser có 13 cánh cửa giả và chỉ có duy nhất một lối vào ở phía đông.

Các cửa giả là nơi để linh hồn của vị vua đó có thể bước qua thế giới bên kia. Lối chính để vào rất hẹp, dọc hai bên là những trụ đá để đỡ mái trần bằng đá vôi, cao hơn 6 mét. Giữa mỗi cột là một phòng nhỏ, là đại diện cho 1 tỉnh của Thượng và Hạ Ai Cập. Lối vào dẫn đến một khoảng sân rộng. Bên phải của khoảng sân này khi đi hết lối vào chính là kim tự tháp của Djoser. Bên trái của sân là một phòng mộ, được gọi là Buồng mộ phía nam, được cho là nơi ẩn náu của linh hồn Djoser, xây bằng đá granite.

Đây cũng có thể là nơi cất giữ những bình nội tạng của xác ướp, nhưng điều này không mấy phù hợp vì những chiếc bình này luôn được chôn cùng với thi hài của nhà vua. Một cầu thang dẫn xuống dưới 3 căn phòng sơn màu xanh dương, một trong 3 phòng là nơi chứa những tấm bia đá khắc họa về ông. Nhiều bằng chứng cho thấy, ngôi mộ này đã được hoàn thành trước cả lăng mộ chính của Djoser. Kim tự tháp của Djoser được xây theo hình vuông, trong khi hầu hết tất cả các ngôi mộ theo phong cách mastaba thường là hình chữ nhật, do đó có thể từ đầu, Imhotep đã lên kế hoạch xây một kim tự tháp bậc thang. Jean-Philippe Lauer tin rằng phải trải qua 6 công đoạn thì ngôi mộ mới được xây xong. Khoảng 1 năm sau đó thì các công nhân sẽ trát vôi trắng lên kim tự tháp.

Imhotep là một trong số ít người đã chết được thể hiện như một phần tượng của pharaoh. Ông là một trong số rất ít người thường được tạc tượng thánh sau khi chết. Nơi ông được thờ phụng nhiều nhất là Memphis. Từ Thời kỳ Chuyển tiếp Thứ nhất về sau Imhotep còn được tôn sùng như một nhà thơ và một nhà triết học. Những lời nói của ông được gắn một cách nổi tiếng với câu thơ: 'Tôi đã nghe những lời của Imhotep và Hordedef" những người được kể nhiều nhất trong những bài nói của các nhà thuyết trình.

 

Bạn đang đọc bài viết "Imhotep – Kiến trúc sư của Kim tự tháp Ai Cập cổ đại" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn