Những vấn đề Lịch sử Trung Đông và Châu Phi (Kỳ 5)

PGS TS Cao Văn Liên

01/02/2024 06:02

Theo dõi trên

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc sách “Những vấn đề Lịch sử Trung Đông và Châu Phi” của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành.

Kỳ 5

2. Ai Cập trong đế quốc phong kiến Ảrập (641-1517) .

Trong cơn lốc bành trường của đế quốc Hồi giáo Ảrập[1]  xuống Bắc Phi thế kỷ thứ VII, đạo quân của tướng Hồi giáo Amribn-Al-As đã tràn xuống Ai Cập và năm 641 đã đánh bại quân Byzantin. Tháng 9 năm 642 quân đội Hồi giáo xây thành Fustot (nay là một phần của thủ đô Cairo) làm thủ phủ cai trị của đế quốc .

Đế quốc Hồi giáo Ảrập là đế quốc phong kiến nên việc họ xâm lược và thống trị Ai Cập đã tạo nên bước ngoặt trong lịch sử của quốc gia Bắc Phi này, Chấm dứt chế độ nô lệ, bước sang thời kỳ phong kiến hóa và trở thành xã hội phong kiến nhưng con đường phong kiến hóa chậm chạp và tàn khốc. Ai Cập còn tiếp nhận tôn giáo mới và trở thành quốc gia Hồi giáo lớn ở Bắc Phi.

Năm 661 triều đại đầu tiên của đế quốc Hồi giáo Ảrập ở Ai Cập là vương triều Omayat được thiết lập. Ai Cập được coi là một thành bang của đế quốc, của vương triều Abbasid. Năm 800, triều đình Abbasid mất quyền kiểm soát trên toàn bộ Ai Cập vì cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc  của nhân dân bùng lên mạnh mẽ. Mãi tới năm 905 vương triều Abbasid mới giành lại được quyền thống trị Ai Cập.

Những năm 30 của thế kỷ IX vương triều Ikhshiddid thay thế vương triều Abbasid thống trị Ai Cập và Nam Syria. Người đầu tiên của vương triều này là Muhamad ibn Tughj (935-946). Ông được vương triều Abbasid cử đến Ai Cập làm Tổng trấn vùng Fustat. Muhamad ibn Tughj đã tổ chức Ai Cập đánh bại cuộc tấn công của quân Fatimid và thành lập vương triều Ikhsshiddid  ở Ai Cập. Vào thời gian này Ai Cập đã vươn lên thành một trung tâm kinh tế chính trị ở Bắc Phi trong thời kỳ trung đại. Nhiều ràng buộc của triều đình trung ương (Babasid) của đế quốc không còn giá trị đối với Ai Cập. Triều đình Ai Cập được giữ lại phần lớn nguồn thu ngân sách để chi tiêu. Quân đội Ai Cập được độc lập hơn. Năm 945 quân Hamdanid tấn công Ai Cập và chiếm được Aleppon nhưng triều đình Ikhshidid vẫn giữ được Damascus và Palestine.

Trong thời gian này, một triều đại mới ở Bắc Phi là Fatimid ngày càng lớn mạnh và đang trên đường bành trướng. Năm 969, đế chế này đánh bại vương triều Ikhshidid và thống trị Ai Cập. Vương triều Fatimid cổ xuý cho việc phát triển mạnh mẽ của đạo Hồi phái cấp tiến là Ixlamili thuộc Hồi giáo Shiite. Họ cố nắm giữ cả vương quyền và thần quyền. Nhưng mưu đồ làm cho triều đình trung ương Abbasid suy yếu của vương triều Fatamid không thành công. Tuy nhiên dưới vương triều Fatamid, kinh tế nông nghiệp, thương nghiệp Ai Cập phát triển rực rỡ. Ai Cập là một trong những nơi đi qua của con đường vận chuyển buôn bán gia vị, hương liệu từ vịnh Ba Tư sang Ấn Độ. Cùng với sự phát triển kinh tế, chính trị của vương triều cũng thịnh trị. Lãnh thổ của đế chế bao gồm Ai Cập, Bắc Phi, Hijaz và hầu hết Syria.

Năm 969 thành Cairo được xây dựng theo lệnh của hoàng đế Fatimid thay cho thủ phủ Fustat, cách Fustat 3 dặm (1,5km) về phía Bắc. Cairo trở thành kinh đô của nhiều hoàng đế triều Fatamid. Tuy nhiên Fustat vẫn là trung tâm thương mại, thủ công nghiệp và phát triển dân số.

Sang thế kỷ XII vương triều Fustat ngày càng suy yếu.

Thế kỷ XIII cuộc xâm lăng của đế quốc Mông Cổ làm chấn động thế giới, trong đó có thế giới Ảrập và Bắc Phi. Năm 1260 Ai Cập đã chặn được bước tiến của quân Mông Cổ vào đất nước Kim tự tháp.  Vó ngựa xâm lăng cuốn theo máu bụi và chết chóc dữ dội của đế quốc Mông Cổ thúc đẩy sự sụp đổ nhanh chóng của đế quốc Hồi giáo Ảrập. Đế quốc này chính thức tan rã năm 1132 sau 6 thế kỷ tồn tại xâm lược bành trướng (661-1232).

Ở Ai Cập năm 1171 vị hoàng đế cuối cùng của vương triều Fatimid qua đời, Ai Cập trở thành căn cứ của triều đại Saladin. Saladin đã sáng lập triều đại Ayayubid. Sử liệu Hồi giáo mô tả Saladin ladf một chiến binh thần thánh, kiên định bậc nhất về tín ngưỡng. Ông có công lớn trong cuộc đấu tranh thống nhất vương quốc Nuraldin.

Năm 1218 quân Thập tự chinh của những tín đồ theo Thiên chúa giáo ở phương Tây đã tiến về Trung Đông để giải phóng mộ chúa Jesu đã tràn vào Ai Cập nhưng bị quân Hồi giáo đẩy lui. Năm 1261 lễ đăng quang ngôi vị hoàng đế của  hoàng thân Al Mustansir được tiến hành tại Cairo. Ông thuộc vương tộc triều đại Abbasidm, là lãnh tụ Hồi giáo có uy tín của vương quốc. Uy thế của đế chế này càng tăng lên khi Mecca chuyển quyền tôn giáo cho Cairo. Lực lượng Mamluk trở thành những kẻ bảo vệ cho các thành phố thánh thần. Năm 1291 Mamluk thâu tóm toàn bộ quyền lực ở Ai Cập và Syria.

(Còn nữa)

CVL

 

[1] Xem Tạp chớ NC châu Phi và Trung Đông số tháng 1-2009.

Bạn đang đọc bài viết "Những vấn đề Lịch sử Trung Đông và Châu Phi (Kỳ 5)" tại chuyên mục Nghiên cứu. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn