Kỉ niệm khó quên của người thương binh

Pham Thúy Hậu

22/12/2021 09:21

Theo dõi trên

Trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chống quân Pôn pốt ở biện giới Tây Nam– người thương binh đại úy Nguyễn Xuân Oánh thuộc Lữ đoàn Pháo phòng không 573, Quân khu V có rất nhiều kỉ niệm về những năm tháng ác liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bảo vệ biên giới và cả những câu chuyện hậu chiến không bao giờ quên.

ki-niem-thuong-binh-1640139604.png
Ảnh do tác giả cung cấp

 

Ông bồi hồi xúc động kể lại những câu chuyện về năm tháng hào hùng, đau thương của dân tộc. Ngược dòng thời gian, ông nhớ lại: Ngày 10 tháng 4 năm 1968, rời mái trường phổ thông, chàng trai quê hương xứ Nghệ lên đường nhập ngũ với ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam như bao thanh niên Việt Nam thời bấy giờ... Hơn hai mươi năm trong quân ngũ, ông đã từng tham gia hai chiến dịch lớn là chiến dịch Nông Sơn Trung Phước hè thu 1974 và chiến dịch Mùa xuân 1975.

Hè thu năm 1974, quân ta mở chiến dịch Nông Sơn- Thượng Đức. Ông là Trung đội trưởng Trung đội chỉ huy Tiểu đoàn 36 (Tiểu đoàn cao xạ duy nhất ) của Trung đoàn 573 - Quân khu V. Trung đoàn tham gia Chiến dịch Hiệp đồng binh chủng với quy mô lớn nhất từ trước đến nay có pháo binh, cao xạ, xe tăng tham gia. Mặc dù anh em chiến sĩ là mới được bổ sung từ miền Bắc vào, chưa một ngày trải qua chiến đấu. Nhưng Trung đoàn có kế hoạch huấn luyện, chuẩn bị chu đáo, công tác kiểm tra đường dây xuống các đại đội cũng được kiểm tra kĩ lưỡng. Đêm 17 tháng 7 năm 1974, ta bắt đầu nổ súng mở đầu chiến dịch. Chiều 18 tháng 7 năm 1974, quân ta làm chủ hoàn toàn căn cứ Nông Sơn Trung Phước. Trực ban tác chiến trong ngày hôm ấy, ông trực tiếp nhận chỉ thị mệnh lệnh từ Sở chỉ huy tiền phương Quân khu 5 do Đại tướng Chu Huy Mân sau này là Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước (Phó Chủ tịch nước).

Mọi mệnh lệnh của Sở Chỉ huy tiền phương Quân khu chỉ thị xuống, ông truyền đạt đấy đủ chính xác cho Tiểu đoàn trưởng. Từ lúc máy bay trực thăng địch xuất hiện kiểm tra chiến sự đến máy bay địch ném bom các trận địa pháo binh.cho đến lúc bắn áp chế cho lực bộ binh xông lên làm chủ căn cứ trong chiến dịch đó Trung đội đã hoàn xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc cho Tiểu đoàn chỉ huy chiến đấu.

Chiến dịch xuân 1975, mỗi Tiểu đoàn đi tham gia một hướng Tiểu đoàn 36 có nhiệm vụ bảo vệ đội hình tấn công quận lỵ Tiên Phước của Sư đoàn 2 bộ binh và tiêu diệt máy bay địch, khi quân ta đánh chiếm thị xã Tam Kỳ.

Ngày 17 tháng ba năm 1975,  Đại đội 7, Tiểu đoàn 36 bắn rơi chiếc máy bay A37 của không quân VNCH tại núi Sấu quận Tiên Phước cách thị xã Tam kỳ 14 km về hướng Tây Nam …

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lùi dần xa. Phía Mỹ muốn tìm hài cốt của lính Mỹ tại Việt Nam, trong đó có lính dù trong vụ ta bắn rơi máy bay của chúng tại Seng fan. Họ rất ngạc nhiên khi ông vẽ bản đồ rất nhanh, xác định đúng vị trí, kể cho phía Mỹ nghe quân ta đánh Mỹ như thế nào. Ngạc nhiên hơn nữa là thiện chí của người Việt Nam:  nhân ái và khát khao hòa bình, thống nhất đất nước.  Ông trả lời  Kay ( đại diện phía Mỹ) với giọng chắc nịch : “Trên thế giới không có dân tộc nào khao khát hòa bình như Việt Nam của chúng tôi . Mà cũng không có một dân tộc nào dám sẵn sàng vì độc lập tự do mà dám hy sinh như chúng tôi đâu”...

Hơn ai hết, những người lính trực tiếp chiến đấu, sẵn sàng hy sinh tính mạng để  bảo vệ nền độc lập của dân tộc hiểu sâu sắc giá trị của hoà bình. ..

Rời quân ngũ trở về quê hương với bao thành tích trong chiến đấu,  CCB, thương binh Nguyễn Xuân Oánh vẫn luôn giữ vững bản lĩnh, phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ trong công cuộc xây dựng quê hương đổi mới.

Theo Trái tim người lính

Bạn đang đọc bài viết "Kỉ niệm khó quên của người thương binh" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn