Qua sông Nậm Rốm đến xứ Áo Cóm  của người Thái, Điện Biên

Nguyễn Văn Thùy

06/05/2022 04:18

Theo dõi trên

Về trận đánh Điện Biên Phủ lịch sử, đã có văn thơ, các nhà nghiên cứu, viết rất nhiều rồi và vẫn còn nhiều tác giả tiếp tục viết, để cho mọi người  đọc, tìm hiểu.

Bước chân lên Điện Biên, đến miền Tây Bắc xa xôi bằng nhiều con đường khác nhau, mỗi người sẽ tìm thấy một điều nào đó có ấn tượng, một tâm trạng, một cảm xúc, chắc khá đa dạng.

  Tôi đã đến, cũng đã tìm hiểu được phần nào về Điện Biên,  về địa lý, lịch sử.

   Khi đi qua cây cầu sắt Mường Thanh, bắc qua sông Nậm Rốm, thấy cầu còn giữ lại hình dáng nguyên vẹn, chắc như hồi đánh nhau với người Pháp.

nguoi-thai-1651782455.png
Ảnh do tác giả cung cấp

 

Sông Nậm Rốm bên dưới, dòng nước uốn lượn chảy qua thung lũng Mường Thanh.

  NẬM RỐM, theo tiếng người Thái:

  - Nậm: là sông, là suối.

  - Rốm: có nhiều nghĩa. Trong đó có nghĩa hiểu Rốm là gỗ Lát.

  NẬM RỐM: nghĩa là dòng sông bắt nguồn từ rừng cây gỗ Lát.

   Người Thái bản địa gọi dòng sông của mình với ý nghĩa như vậy.

    Sông miên man chảy qua núi rừng, biên giới sang Lào sau đó nhập vào dòng Mê- kông.

   Hầu hết các sông suối của tỉnh Điện Biên, nằm trong vùng lưu vực của sông Mê-kông.

  Vì vậy từng giọt, từng giọt nước ở đất Điện Biên, tụ hợp với nhau lớn dần, theo dòng chảy qua đất Lào, xuôi về đến miệt vườn,đồng bằng Nam bộ.

   Đến đây người Việt gọi là sông Cửu Long.

   Tỉnh Điện Biên, có nhiều địa danh Điện Biên như:

  - Thành phố Điện Biên, tỉnh lỵ.

  - Có huyện Điện Biên Đông.     

  - Lại có huyện Điện Biên.

    Vùng đất của người Thái - MƯỜNG THEN ( Mường Thanh, tức là Mường Trời ), ở đấy người ta gọi:

  - Inh LẢ: chỉ cô gái mới chớm độ tuổi thanh niên

. - Sao NOỌNG: là con gái có tuổi lớn hơn Inh Lả.

   Inh Lả và Sao Noọng ( Xao Noọng): gọi chung người con gái chưa có chồng.

   Ăn ngủ tại Homstay của người Thái ( hình thức mình cùng sinh hoạt, ăn ngủ với dân bản địa).

  Uống rượu, chai rượu có nút ống nứa quay ngang để rót rượu. Cá suối nướng, xôi nếp bốc tay, hào hứng vẫn cứ zô zô... trăm phần trăm. Ngủ nệm thổ cẩm có rèm riêng, trên sàn nhà. Nhất là các Homestay ở huyện Điện Biên, cách thành phố khoảng 5,7 cây số, khá chu đáo nhiệt tình.

   Phụ nữ, thiếu nữ Thái mặc áo Cóm, 2 bên mỗi bên có 13 hàng khuy cúc bạc, tượng trưng cho có nếp tẻ, cho có đực, có cái.

  Áo CÓM bó sát người, dài vừa chạm cạp váy, trông nổi và nền nã.

   Nhìn người con gái Thái ngồi trên chiếc ghế mây thấp, mông ôm tròn ghế, đầu đội khăn PIÊU, thấy Xao Noọng đẹp và đẹp rất gợi. Giá như là họa sĩ cảm xúc dâng lên, vẽ ngay một bức nét bao trùm thì tuyệt.

   Xôi nếp, RƯỢU mềm môi.

   Nghe tiếng nhạc rộn rã bài  dân ca Thái, lời hát chỉ ngắn có mấy câu. Sao tâm trạng vui vẻ bình an, lan tỏa đến từng mi-li, như trải rộng khắp vùng tự trị Thái- Mèo trước đây, miên man cảm xúc:

  - " Inh lả ơi,  Sao Noọng ời

  Khắp núi rừng Tây Bắc sáng ngời ơi

  Mùa xuân đến ngàn hoa hé cười.

  Inh lả ơi,  Sao Noọng ơi

  Inh lả ơi, Sao Noọng ời

  Inh lả ơi..."

    Mới biết lên đây cái vui ngậy ngậy.

 Chuyện làng quê

Bạn đang đọc bài viết "Qua sông Nậm Rốm đến xứ Áo Cóm  của người Thái, Điện Biên" tại chuyên mục Phát triển. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn