Kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2-9: Tưởng nhớ Người nữ anh hùng liệt sĩ trong bài thơ nổi tiếng "NÚI ĐÔI" của Nhà thơ Vũ Cao

01/09/2022 19:22

Theo dõi trên

Đây là di ảnh và mộ liệt sĩ anh hùng Trần thị Bắc,bà nổi tiếng trước khi bà được phong anh hùng! Bà là nguyên mẫu nhân vât “em” trong bài thơ Núi Đôi của Vũ Cao.Vũ Cao viết bài thơ này năm 1956 theo lời kể của dân địa phương khi sư đoàn 312 của ông về công tác tại xã Phù Linh.

dvh1de-1662034646.jpg
Anh hùng liệt sĩ Trần Thị Bắc
dvh2de-1662034747.jpg
 Nhà thơ Vũ Cao.thắp hương mộ Anh hùng liệt sĩ Trần Hhị Bắc

 

Đây là một trong những bài thơ hay nhất của thế kỷ hai mươi,ông đã hóa thân vào bài thơ rất tài tình đến nỗi ai cũng tưởng ông là nhân vật trong bài thơ! Trong một lần nói chuyện với sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Hà Nội,còn có một cô sinh viên nước mắt lưng tròng thầm thì với nhà thơ “Cháu thương bác quá”.

Vũ Cao bảo ông viết bài thơ Núi Đôi từ một chuyện tình có thật, bối cảnh có thật,theo đúng lời kể của người dân, duy nhất chỉ có câu “Bảy năm về trước em mười bảy/Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng” là chi tiết ông hư cấu.

Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, ông Khanh,chồng bà Bắc đã tới tìm gặp nhà thơ Vũ Cao, nhà thơ lúc đó mới bàng hoàng: "Thế Bắc có chồng rồi à?".

Về chuyện tình của bà Bắc và ông Khanh như sau:

Năm 1947, vừa tròn 17 tuổi, Trịnh Khanh xung phong vào bộ đội, trở thành chiến sĩ đại đội Trần Quốc Tuấn, đóng quân tại xã Bắc Sơn (Sóc Sơn). Một hôm, chiến sĩ Trần Nhu (biệt danh là Nhu bẻm mép), quê ở Hà Tây, nét mặt hớn hở đến gặp Khanh, bảo:

- Cậu có một cô gái đồng hương tên là Bắc rất xinh, hiện đang theo học tại lớp y tá. Nếu muốn “cưa” thì bọn mình sẽ giúp.

Nói vui thế nhưng phải đến gần hai năm sau, Khanh mới gặp lại Bắc khi cô tiếp tục theo học lớp y tá của tỉnh Vĩnh Phúc. Họ hẹn ước khi nào thắng trận ở Bắc Hồng (Đông Anh) sẽ về tổ chức đám cưới. Cuối năm 1953, trước lúc bước vào trận đánh tiêu diệt quân địch càn quét ở xã Bắc Hồng (Đông Anh), chính trị viên Nguyễn Viết Bát ghé sát tai Khanh nói: “Đánh xong trận này, tớ sẽ giải quyết cho cậu nghỉ ba ngày ra vùng tự do để cưới vợ”. Vốn đã từng làm công tác văn thư ở đại đội chuyên “nói có sách, mách có chứng”, Khanh liền rút giấy bút ở trong túi ra và tự tay thảo vội bức “công văn” ngắn gọn: “... Đại đội Trần Quốc Tuấn đồng ý giải quyết cho đồng chí Trịnh Khanh về quê tổ chức lễ cưới với cô Trần Thị Bắc, đề nghị gia đình và chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ đồng chí Khanh hoàn thành nhiệm vụ. Ký tên...”. Thảo xong bức thư, Khanh đưa ngay cho chính trị viên duyệt và được anh cầm bút ký liền. Không ngờ, sau trận đánh ấy, anh Bát đã hy sinh.

Ít lâu sau, Khanh xin phép thăm gia đình. Bắc xem lá thư có chữ ký của chính trị viên Nguyễn Viết Bát, cô im lặng không nói, mà hai hàng nước mắt cứ trào ra... Họ quyết định xin phép gia đình làm đám cưới. Nhưng khi bàn công việc cụ thể thì cả hai đứa đều khóc, vì hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, chẳng có điều kiện để mua kẹo bánh, thuốc, nước mời bạn bè. Bắc đành trở lại vùng địch hậu gặp mẹ và thật bất ngờ, ngay hôm sau mẹ Bắc đã quẩy đôi quang gánh nặng, một bên là cậu em út, một bên là bánh kẹo lên vùng tự do Hồng Kỳ để làm lễ cưới cho con. Đêm tân hôn, vợ chồng Khanh được mọi người chuẩn bị cho một ổ rơm lót đệm lá chuối khô trong một túp lều nhỏ trên sườn đồi. Hai ngày sau, hai người lại phải chia tay nhau. Ngờ đâu đó là cuộc chia ly vĩnh viễn...

Ba tháng sau ngày cưới, Khanh nhận được ba lá thư của vợ nhắn đã gửi cho anh chiếc đồng hồ và chiếc áo len. Niềm vui vừa thoảng qua thì anh lại nhận thư của gia đình báo tin vợ đã anh dũng hy sinh khi đang làm nhiệm vụ đưa đoàn cán bộ từ vùng địch hậu Lương Châu ra “vành đai trắng” Phù Linh. Cô đi trước để thăm dò, vừa đến chân Núi Đôi, không may rơi vào ổ phục kích của địch. Chúng bắt và bịt miệng cô lại với mưu đồ sẽ phục để “cất vó” toàn bộ số cán bộ đi sau. “Quyết không để cán bộ của ta sa vào tay giặc” - nghĩ vậy, Bắc đã chống cự quyết liệt, bất thình lình, cô lao vào tên quan Pháp, dùng hết sức bình sinh đạp vào chỗ hiểm của hắn. Bị đòn đau bất ngờ, tên quan Pháp kêu rống lên như con bò bị chọc tiết. Tên lính đứng cạnh đó vội dùng súng xả trọn một băng vào ngực cô. Thấy động, đoàn cán bộ của ta đã đi đường tránh an toàn.

Một chiều đông năm 1955, một anh bộ đội về bên gò cầu Cồn. Người em họ của liệt sĩ Trần Thị Bắc nhận ra anh rể của mình đã òa lên khóc: “Chị Bắc nát ngực, máu đọng khô, nhiều viên đạn còn nằm trong đó”.

Còn một chi tiết cảm động đó là vào cuối năm 1957, cả ba người mẹ là mẹ đẻ của nữ liệt sĩ Trần Thị Bắc, mẹ đẻ và mẹ nuôi của Trịnh Khanh đã đến thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung (Đông Anh) để hỏi vợ cho ông là bà Phan Thị Khuyến. Sau này, dù ở xa nhưng hằng năm, cứ đến ngày giỗ, tết, bà Khuyến lại cùng các con về thắp hương cho người nữ liệt sĩ Núi Đôi

Năm 2018 ,Chủ tịch Nước đã ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang cho liệt sĩ Trần thị Bắc.

Trái tim người lính