Phúc Thọ - Hà Nội: Những nỗ lực tìm hướng đi nào cho các sản phẩm OCOP phát triển bền vững

Thu Loan

16/09/2022 21:41

Theo dõi trên

Cùng với phát triển về mặt số lượng, huyện Phúc Thọ cũng đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP. Sản phẩm OCOP của huyện thường xuyên góp mặt tại các hội chợ, sự kiện quảng bá, giới thiệu và kết nối giao thương do Sở NN&PTNT

Điều đáng ghi nhận là, khi được lựa chọn tham gia chương trình OCOP, chủ thể (HTX, tổ hợp tác, cá nhân) đều có hướng sản xuất ra các sản phẩm chất lượng, đạt chuẩn, thay đổi tư duy sản xuất từ manh mún, nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô và đặc biệt là liên kết chuỗi, tạo thành vùng hàng hóa đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Người sản xuất đều mong muốn, sản phẩm mình làm ra được công nhận, được đánh giá, được nâng hạng, gắn sao để nâng tầm, khẳng định thương hiệu và có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn, tính đến nay, toàn huyện đã có 53 sản phẩm được đánh giá, phân hạng đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, năm 2019 có 8 sản phẩm, năm 2020 có 20 sản phẩm, năm 2021 có 25 sản phẩm. Dự kiến năm 2022, huyện tham gia đánh giá, phân hạng đối với 17 - 20 sản phẩm.

Cùng với phát triển về mặt số lượng, huyện Phúc Thọ cũng đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP. Sản phẩm OCOP của huyện thường xuyên góp mặt tại các hội chợ, sự kiện quảng bá, giới thiệu và kết nối giao thương do Sở NN&PTNT, Sở Công Thương tổ chức.

Đặc biệt, nhiều sản phẩm OCOP của huyện Phúc Thọ đã xây dựng được trang web riêng và tham gia các sàn thương mại điện tử. Ngoài bánh kẹo VinaBisca như đề cập ở trên, chuối của xã Vân Nâm, thú nhồi bông ở xã Tam Hiệp cũng đã xuất hiện trên nhiều kênh thương mại điện tử. Các sản phẩm thịt lợn sinh học, rau an toàn Thanh Đa, đông trùng hạ thảo Võng Xuyên, bưởi Tam Vân...., cũng đã được cấp mã số truy xuất nguồn gốc và niêm yết công khai trên trang hn.check.net.vn.

chuoie-1670668122.jpg

Hà Nội: Hướng đi nào cho các sản phẩm OCOP huyện Phúc Thọ phát huy được lợi thế cạnh tranh?

“Vừa qua, huyện Phúc Thọ đã phối hợp với một số đơn vị tiến hành ký biên bản ghi nhớ của 12 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử. Đây là giải pháp nhằm mở rộng kênh tiêu thụ cho sản phẩm OCOP của huyện, thích ứng với đòi hỏi và yêu cầu về chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại hiện nay…” - ông Nguyễn Đình Sơn cho biết thêm.

Đến nay huyện Phúc Thọ đang đẩy mạnh triển khai chương trình OCOP nhằm từng bước để xây dựng thương hiệu và xây dựng chỉ dẫn địa lý, thúc đẩy sản xuất, phát triển hoạt động nông nghiệp sinh thái trải nghiệm cho địa phương. 

Để thực hiện được điều đó, huyện Phúc Thọ đang tích cực đưa các công nghệ, kỹ thuật vào trong khâu sản xuất và chế biến sản phẩm, thực phẩm chủ lực của huyện và xây dựng các chuỗi liên kết hàng hóa đảm bảo nguồn cung cho thị trường. 

Được mệnh danh là “vua” chuối tiêu hồng vùng đất bãi, anh Nguyễn Quốc Vương, ở cụm 1, xã Vân Nam là hộ đi tiên phong trong trồng chuối tiêu hồng với diện tích hơn 5ha. Anh Vương chia sẻ, nhờ chất đất phù sa màu mỡ nên cây chuối tiêu hồng lớn nhanh, quả mập, năng suất cao. Mỗi năm xuất bán ra thị trường 4.500 buồng chuối, ước tính cho thu lãi trên dưới 700 triệu đồng. 

Ngoài cây chuối, bưởi ở Phúc Thọ cũng đang là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và là cây trồng chủ lực của huyện Phúc Thọ. Bưởi Tam Vân, một trong những thương hiệu bưởi đầu tiên ở Hà Nội và là một giống bưởi được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng của sản phẩm đang được xã Vân Hà tích cực phát triển. 

pt12-1671460732.jpg
Chú thích ảnh

Cùng với chuối, bưởi, Phúc Thọ quan tâm phát triển hoa cây cảnh là sản phẩm OCOP

Xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ với diện tích đất tự nhiên là 580ha trong đó đất nông nghiệp hơn 90ha, chủ yếu trồng bưởi Tam Vân. Ông Bùi Thế Anh, Chủ tịch UBND xã Vân Hà cho biết, đến nay 100% số hộ trong xã đều trồng bưởi, cây bưởi là cây trồng chủ lực của địa phương nên trên cơ sở đó xã Vân Hà đã sản xuất bưởi theo quy trình VietGap và hữu cơ để nâng cao giái trị sản xuất và phát triển cây bưởi mang tính bền vững. 

Với giá bán từ 15- 20.000 đồng/ quả, hằng năm ước tính người dân xã Vân Hà thu nhập khoảng trên 80 tỷ đồng từ cây bưởi Tam Vân. Năm 2021, Cục Sở hữu trí tuệ đã trao quyết định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Bưởi Tam Vân, xã Vân Hà huyện Phúc Thọ. Sản phẩm bưởi quả của huyện Phúc Thọ được cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể là cơ sở ban đầu quan trọng để tạo dựng và phát triển thành thương hiệu “Bưởi Phúc Thọ”.  

Theo Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Vân Nam ông Doãn Văn Thắng, xác định chuối là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương nên HTX đã vận động người dân duy trì vùng sản xuất, đưa giống mới vào, nâng cao năng suất, chất lượng và áp dụng khoa học - kỹ thuật vào khâu chăm bón, thu hoạch, đồng thời đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, đầu tư máy móc hiện đại để chế biến các dạng sản phẩm như chuối sấy dẻo, chuối sấy lạnh… nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, hướng đến mục tiêu sản phẩm OCOP 5 sao của huyện. 

Bên cạnh đó, bưởi Tam Vân (xã Vân Hà) đang được xem là sản phẩm tiềm năng của huyện trong phát triển chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Để phát triển vườn bưởi sạch, xanh, an toàn và bắt kịp công nghệ 4.0, cũng như nâng cao chất lượng bưởi, tạo sức cạnh tranh trên thị trường, người dân đã thay đổi tư duy chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang nông nghiệp công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn VietGAP và theo hướng hữu cơ, từ đó nâng cao giá trị sản xuất. 

"Thời gian tới, địa phương sẽ hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho bà con thay đổi tư duy từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hàng hóa, công nghệ cao hướng tới thực hiện theo Đề án 885 (Quyết định 885/QĐ-TTg) của Chính phủ về phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030", ông Nguyễn Đức Trung – Phó Chủ tịch UBND xã Vân Hà cho biết thêm. 

pt-1670668607.jpg

Phúc Thọ rất quan tâm đến các hoạt động xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Về tầm nhìn phát triển các sản phẩm OCOP của huyện, ông Nguyễn Doãn Hoàn Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ chia sẻ: Huyện sẽ đồng hành cùng với các xã, thị trấn, bà con nhân dân trong việc lựa chọn, hướng dẫn các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, xây dựng nhãn hiệu, xúc tiến thương mại, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và thu hút đầu tư. Huyện Phúc Thọ cũng xác định, chỉ khi sản phẩm OCOP khẳng định được thương hiệu, uy tín, được người tiêu dùng đón nhận và chiếm lĩnh được thị trường mới có thể sản xuất kinh doanh lâu dài, bền vững. 

Trao đổi thêm về giải pháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với thế mạnh của địa phương tạo ra những lời thế cạch tranh trên thị trường, ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội, P. Chánh văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội cho biết, thời gian tới, huyện Phúc Thọ cần tiếp tục xây dựng đề án nhằm phát triển 4 sản phẩm gồm: Hoa cây cảnh, bưởi, chuối, thịt lợn sinh học VietGap, phấn đấu xây dựng thành các sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao. Đồng thời, phải tăng cường công tác đầu tư cơ sở vật chất chế biến, đầu tư công nghệ và tích cực chuyển đổi số để tạo ra những sản phẩm tốt, an toàn và phát huy những thế mạnh của địa phương. Đồng thời, tích cực đầu tư vào hoạt động xây dựng thương hiệu, hoạt động Marketing bán hàng, kết nối các chuỗi sản xuất nông sản an toàn, sinh thái, giá trị cao.

---

BÀI VIẾT CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI HÀ NỘI

 

Bạn đang đọc bài viết "Phúc Thọ - Hà Nội: Những nỗ lực tìm hướng đi nào cho các sản phẩm OCOP phát triển bền vững" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn