Tự sự về bơi lội

Đặng Sỹ Ngọc

12/04/2023 09:01

Theo dõi trên

Quê tôi có câu ngàn ngữ: “Có phúc hay lội/Có tội hay trèo”. Tôi biết bơi lội từ lúc còn nhỏ. Bởi bố mẹ tôi từng sống với ông bà ngoại tôi trên thuyền bè. Chính vì biết bơi lội sớm nên tim phổi và cơ thể tôi mạnh khỏe, tâm trí tôi biết xử lý với nước nhanh, nên tôi từng thoát chết vì nước nhiều lần.

Ngoài những lần tôi bị bom đạn trong chiến tranh tôi gặp phải. Thoát chết vì nước. Lần đầu lúc tôi mới 6 tuổi. Đang ngủ trong thuyền, bị một cơn gió lốc làm lật thuyền. Tôi rơi xuống nước, mọi người hoảng loạn tìm kiếm. Còn tôi đã tỉnh táo, bám ngay vào be thuyền, rồi lăn ra khỏi thuyền bơi vào bờ, khi dòng sông vẫn chảy. Chuyện này sau đó, bố mẹ ông bà tôi kể lại, như một huyền thoại nên tôi nhớ được lâu.

b1dsn1-1681264663.jpg

Tác giả CCB Đặng Sỹ Ngọc.

 

Lần thứ hai tôi nhớ lại nhờ nhật ký tôi ghi được trong chiến tranh. Đó là đầu năm 1969. Khi tôi đưa 4 liệt sĩ ở huyện lằng khằng của nước bạn Lào về tổ quốc chôn cất. Tôi đã rất mệt mỏi, và do bệnh sốt rét hoành hành. Lúc đó, gặp phải một cơn mưa không lớn lắm ở rừng Trường Sơn. Những dòng suối đã dâng lên đột ngột, nước cuồn cuộn chảy. Khi tôi đang lội qua khe Dinh. Để sang đường 12 đón ô tô trở về đơn vị. Đến giữa suối nước ngang thắt lưng chảy mạnh, tôi bị trượt chân, nước cuốn tôi chảy theo dòng. Nước dội vào những phiến đá khổng lồ như những con trâu, con bò.. tôi phải bình tĩnh lựa vào dòng chảy tránh ra khỏi dập đầu, rồi luồn vào chỗ quẩn. Bám vào bờ thở, đồng đội kịp đưa tôi lên bờ cấp cứu. Trải qua những lần như vậy, nên tôi nghĩ với sông nước, dù người có biết tài bơi lội bao nhiêu, cũng không được chủ quan với nước. Phải tập luyện dẻo dai tránh bị chuột rút....

Cho đến nay, tôi đã gần 80 tuổi. Tôi bị gãy hai chân, gãy một tay và một số vết thương trên cơ thể do chiến tranh. Tôi vẫn có thể bơi qua sông nhờ tim phổi với sự hiểu biết bơi lội của mình. Cũng chính vì biết bơi lội, tôi đã từng bình tĩnh cứu sống được một vài người khác, khi họ gặp nạn trên sông nước.

Một lần cuối năm 1969 (chuyện này cũng nhờ nhật ký tôi ghi được). Tại làng Ho trên đường 16. Có hai cô thanh niên xung phong quê Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa thuộc tổng đội 734 tên là Nhật và Tính. Hai cô được ra viện về đơn vị. Lúc lội qua dòng suối chảy xiết, người ta đã buộc dây sông ở hai bờ vững chắc, để người qua bám vào dây mà lội. Nhưng hai cô đến giữa dòng cùng lúc tuột tay khỏi dây, nước ào ạt cuốn hai cô theo dòng chảy. Khi tôi phát hiện được đã nhanh chóng, cởi áo quần dài vội lao ra giữa suối, thứ tự dìu hai cô vào bờ. Tôi đưa cô Tính vào trước giao cho những người ven bờ. Rồi tiếp tục ra cứu cô Nhật. Cuối cùng thì dù tôi có mệt nhưng đã cứu được hai cô. Mọi người ở bên bờ trong đó có A trưởng Nguyễn Viết khi đơn vị tôi hô hấp nhân tạo, làm các động tác để nước ở trong miệng các cô thoát ra. Vậy là hai cô sống sót.

Sau ngày thống nhất non sông, tôi có tìm cách liên lạc qua báo chí nhưng không thấy hồi âm.

Đến ngày nay, qua mạng Facebook, tôi được biết ở tỉnh Hòa Bình có một cặp vợ chồng là cựu chiến binh đã có tuổi, nhưng vẫn bơi lội rất giỏi. Đó là cô Hà Bùi Thị. Hè mát cũng như đông lạnh, vợ chồng cô vẫn bơi lội giỏi trên con sông Đà chảy qua tỉnh Hòa Bình. Vợ chồng của Hà luôn bơi lội là để làm gương rèn luyện sức khỏe. Cô Hà đã rất nhiệt tình đóng góp thông tin cho câu lạc bộ TTNL. Có lần, cô đưa ảnh hai vợ chồng, bơi lội về mùa đông lạnh buốt, thấy còn bắt được cá Vên, cá Chuối bị cóng lạnh. Vậy là có bình luận, tham gia hỏi-tại sao cô Hà bơi mùa đông không bị cảm lạnh? Nhưng tôi biết ở các dòng sông nước ta, về mùa đông dưới mặt nước, luôn giữ độ ẩm nhất định. Nên không bị lạnh như người ta tưởng. Chỉ trừ khi từ dưới nước lên, gió đông lạnh thổi mới bị buốt lạnh mà thôi.

Nhắc đến sông Đà tôi lại nhớ ở đó, có nhà máy thủy điện do Liên xô giúp. Cung cấp một lượng điện lớn cho tổ quốc. Nhưng trước đó, quân chủng phòng không của chúng tôi, có đơn vị về đó để bảo vệ vùng trời, xuất hiện một bài hát nổi tiếng, trong đó có câu:

... Hôm nay, ta về bên Sông Đà

Rừng phấp phới, nở hoa...

Tại đơn vị tôi, có chiến sĩ đã viết về sông Đà, khi anh nhớ về quê hương, trong chống Mỹ cứu nước, thơ như sau:

.... Muốn tắm mát lên ngọn sông Đà

Muốn ăn sim chín, xin vào rừng xanh

Muốn xem phong cảnh, hữu tình

Xin mời bạn đến, Hòa Bình quê tôi....

Riêng bản thân tôi cũng có một em gái (con Dì ruột) cả gia đình em chết hết do bom đạn của giặc Mỹ. Bố em được công nhận là liệt sỹ. Chỉ còn mình em sống sót tên là Trần Thị An. Lúc đó còn nhỏ, được sự chăm sóc của phía ngoại. Em đã lớn lên rồi về sống với cô Tín (em bố) tại Hòa Bình bên con sông Đà ấy. Em An bơi lội rất giỏi. Đã từng là vận động viên bơi lội của tỉnh Hòa Bình. Được tuyển đi thi bơi toàn quốc ở sông Hương (Huế) sau những ngày đất nước có thống nhất.

Em lấy chồng quê Nam Định. Rồi em bị một trận..... thiếu bình đẳng.... đau mà chết. Lúc đó, Em đã sinh được hai trai, một gái mạnh khỏe. Nhưng chúng tôi chưa tìm gặp lại nhau, thì em tôi đã ra đi. Khi biết liên lạc được với cô Hà qua Facebook. Tôi biết cô Hà là bộ đội từng giúp nước Campuchia khỏi họa diệt chủng. Nay bơi lội giỏi cả vợ chồng. Tôi nhờ cô và đã tìm ra được tung tích em gái, qua sự tìm hiểu việc bơi lội trên sông nước.

Trái tim người lính

Bạn đang đọc bài viết "Tự sự về bơi lội" tại chuyên mục Diễn đàn. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn