Lợi ích của Thiền

TS Nguyễn Hoàng Điệp[1]

03/01/2022 21:21

Theo dõi trên

Bài nghiên cứu này được chia thành 3 phần: I/ Lợi ích của tập thiền đối với đời sống sức khoẻ con người. II/ Thiền kích thích hoạt động của não bộ như thế nào? III: Tthiền khai mở các luân xa hoạt động tác dụng chữa bệnh

loi-ich-cua-thien1-1641047517.jpg
 

 

I. LỢI ÍCH CỦA TẬP THIỀN ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Những lợi ích của Thiền đã được biết đến và được ghi chép lại từ hàng ngàn năm nay, nhưng một khoảng thời gian con người không chú tâm vào chúng. Giờ đây, sự thờ ơ này đang được chỉnh đốn lại và Thiền đang dần lấy lại vị trí hãnh diện đã mất của nó, từ cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Thiền là một công cụ tuyệt vời không đòi hỏi bất kỳ bài học mở rộng nào hay bất kỳ thiết bị lợi hại nào để học và thực hành. Nó đem lại nhiều lợi ích to lớn. Nó là một kỹ thuật đơn giản có thể được thực hành bởi bất kỳ ai, bất kỳ thời điểm nào. Vì vậy, thật ngạc nhiên khi hầu hết mọi người lại không dùng đến công cụ tuyệt vời này thường xuyên hơn và chuyên sâu hơn?

Thiền mang lại quá nhiều lợi ích đến nỗi mà chúng ta không thể thờ ơ thêm nữa. Do đó, nó được công nhận là công cụ cần thiết để chữa lành thân tâm. Vào những năm gần đây, nó đã được chấp nhận rộng rãi đến mức nếu bạn đi khám Bác sĩ vì các vấn đề liên quan đến stress, khả năng cao bạn sẽ được khuyên là thực hành Thiền định. Bác sĩ sẽ nói rằng cách điều trị tốt nhất cho stress chính là Thiền.

Ngày nay, Thiền được xem là một liệu pháp thay thế đã được chứng minh trong y học chăm sóc sức khoẻ. Ở các nền văn hoá khác nhau trên toàn thế giới, sức mạnh chữa lành của Thiền đã được công nhận và nó đang chào đón là một phương pháp an toàn và đơn giản để cân bằng trạng thái thể chất, tâm lý và cảm xúc của một người. Thậm chí nhiều bệnh viện cũng đang dùng nó là công cụ quản lý những căn bệnh đe doạ sự sống.

Hình thức thực hành yêu thích của các yogi thời xưa đã không còn được xem là thực hành tâm linh mà ở đó bạn ngồi hàng giờ tụng niệm thần chú; giờ đây mọi người từ tất cả mọi tầng lớp đều đang tham gia vào hoạt động này để giải phóng stress, chữa lành thân thể của họ, thức tỉnh linh hồn họ và mở khóa tiềm năng đích thực bên trong họ.

Thực hành Thiền cho phép chúng ta quay vào bên trong với tĩnh lặng thay vì bị đẩy và kéo về mọi hướng bởi các phản ứng của chúng ta. Từ góc nhìn của nhà tâm lý học và vật lý học, Thiền có thể tạo ra một trạng thái ý thức biến đổi tương ứng với một trạng thái sinh lý thần kinh biến đổi. Về mặt khoa học, những lợi ích được chỉ ra bao gồm tăng khả năng chữa lành của cơ thể, thư giãn, tập trung. Một khoảng chú ý rộng hơn, linh hoạt hơn sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn việc duy trì tính khách quan qua các tình huống khó xử về mặt cảm xúc hay đạo đức, và đạt đến nhận thức nhạy bén, sáng tạo hoặc trạng thái “dòng chảy”.

            Ngạn ngữ Ấn độ cổ có câu: 10 triệu lời cầu nguyện chỉ bằng 1 bài thánh ca, 10 triệu bài thánh ca chỉ bằng 1 câu thần chú, 10 triệu câu thần chú chỉ bằng 1 Thiền. Điều đó thể hiện sức mạnh của Thiền trong tâm thức người Ấn độ xưa.

Thiền là một cuộc du hành vào tâm thức Vũ trụ với những ứng dụng thực tế vào cuộc sống thực.

Thiền đã trở thành tâm điểm nghiên cứu khoa học vào nửa sau của Thế kỷ XX, nhờ có một số các nhà khoa học đã biết được mối quan hệ khi tập Thiền tác động tới thần kinh của não bộ. Các nhà thần kinh học này đã cố gắng đánh giá những thay đổi sinh lý được gây ra bởi Thiền. Họ đã thực nghiệm bằng cách quét hoạt động não bộ cả trước và khi tập Thiền. Họ đã thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm, quan sát các yogi và các Lạt Ma Tây Tạng trên CT Scanner để kiểm tra những chức năng sinh lý của họ lúc Thiền sâu.

Nghiên cứu này đã dẫn đến hàng ngàn các tài liệu được xuất bản để xác nhận tác động của Thiền lên quá trình trao đổi chất, huyết áp, sự kích hoạt toàn bộ bộ não và các quá trình thể chất khác. Nhiều nghiên cứu lâm sàng khác cũng đã chứng minh hiệu quả của Thiền trong việc giảm căng thẳng và đau nhức.

Ta hãy tìm hiều khi Thiền định tác động đến các hệ thống của cơ thể người như thế nào?

II. THIỀN KÍCH THÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA NÃO BỘ NHƯ THẾ NÀO?

Sóng não

Não bộ của người là một cơ quan điện hoá, sử dụng năng lượng điện từ để hoạt động. Hoạt động điện này phát ra từ não mọi lúc và được hiển thị dưới dạng sóng có thể được ghi lại trong EEG (Electro-Encephalogram) - Điện não đồ.

Sóng não có thể được chia thành 5 trạng thái dựa trên tần số sóng của chúng, nghĩa là số lần một sóng lặp lại trong một giây (số lượng dao động); và biên độ, nghĩa là độ dịch chuyển lớn nhất từ giá trị cơ bản bằng 0, trong một dao động (độ mạnh của dao động).

Sóng Beta: 13 - 38 chu kỳ mỗi giây

Sóng Alpha: 7 - 13 chu kỳ  mỗi giây

Sóng Theta: 4 - 7 chu kỳ mỗi giây

Sóng Delta: 15 - 4 chu kỳ  mỗi giây.

        Theo biểu đồ EEG, số lần lượn sóng biểu thị tần số của sóng điện não và chiều cao của một sóng lượn biểu thị biên độ của nó. Mỗi loại sóng não được dựa trên một dải tần số và biên độ, được liên kết với một trạng thái của ý thức. Khi chúng ta chuyển từ một trạng thái ý thức này sang một trạng thái khác, tần số tăng lên và biên độ giảm đi, hoặc ngược lại. Song, trạng thái sóng não này không thực sự là những trạng thái tách biệt. Chúng chuyển từ một trạng thái này sang trạng thái khác của hoạt động não bộ liên tục. Việc phân loại chỉ để giúp chúng ta dễ hiểu, vì chúng miêu tả những thay đổi mà chúng ta thấy ở sóng não trong suốt các hoạt động khác nhau.

Sóng não beta

Sóng não beta có tần số từ 13 - 38. Đây là trạng thái tỉnh táo bình thường của chúng ta khi chúng ta ý thức đầy đủ: Tham gia vào công việc, trò chuyện, tập trung và suy nghĩ logic. Khi chúng ta nói chuyện bình thường, sóng não trung bình khoảng 14 chu kỳ một giây, khi căng thẳng hoặc hoảng sợ, tần số sóng sẽ tăng lên. Ví dụ, nếu bạn đang tận hưởng bữa ăn bên gia đình tại nhà hàng và đứa con của bạn đột nhiên va vào bàn, thì sóng não của bạn lập tức sẽ tăng tốc.

Ở trạng thái beta, chúng ta liên tục tương tác với Thế giới và phản ứng của chúng ta với nó.

Sóng não Alpha

Sóng não Alpha dao động trong khoảng 7 đến 13 chu kỳ một giây. Đây là trạng thái thư giãn tỉnh táo, được quan sát khi Thiền, dưới trạng thái thôi miên và khi chúng ta không bị kích động bởi bất kỳ cảm xúc nào.

Sóng não Alpha được xem là dải hoạt động não bộ lành mạnh nhất. Trẻ nhỏ tự nhiên có sóng não alpha chiếm ưu thế, nhưng khi chúng ta bước vào giai đoạn thiếu niên và trưởng thành, chúng ta dành nhiều thời gian hơn ở trạng thái beta.

Sóng não Theta

Sóng não Theta dao động trong 4 - 7 chu kỳ một giây. Đây là trạng thái mơ mộng, ngủ mơ, sáng tạo, Thiền sâu, du hành thể vía, nhận thức ngoại cảm, trải nghiệm Con Mắt Thứ Ba.

Trạng thái Theta là một trạng thái tinh thần tích cực. Ở trạng thái này, chúng ta dễ đón nhận các ý tưởng tuôn chảy tự do, không bị ảnh hưởng bởi sự phán xét hay tội lỗi.

Sóng não Delta

Sóng não Delta thể hiện tần số thấp nhất, khoảng 1,5 - 4 chu kỳ mỗi giây; nhưng lại có biên độ cao nhất. Đây là trạng thái ngủ say không mơ. Các bé sơ sinh và trẻ nhỏ đạt được trạng thái này dễ hơn người lớn.

Sóng não Gamma

Loại sóng não Gamma bất chấp tất cả mọi logic vì ở trạng thái này, sóng não đạt khoảng 39 đến 100 chu kỳ mỗi giây. Sóng não Gamma được ghi lại từ chấn thương hoặc tai nạn, khi thời gian dường như chậm lại và não bộ trở nên tỉnh giác cao độ. Não bộ cũng vận hành ở trạng thái Gamma khi chúng ta chìm đắm vào công việc đến mức mất nhận thức về thời gian. Chúng ta làm việc hiệu quả nhất khi ở trạng thái sóng não Gamma.

Cộng hưởng Schumann

Cộng hưởng Schumann (hay còn gọi nhịp tim cuả Trái đất)[2] là một phương trình, kết luận rằng hệ thống con người rung động ở tỷ lệ khoảng 8 chu kỳ mỗi giây. Các nhà vật lý học khẳng định rằng Trái đất cũng rung động ở mức 8 chu kỳ mỗi giây. Thực tế, hệ thần kinh của tất cả các hình thức sống trên hay dưới bề mặt Trái đất đều hòa vào tần số này. Điều đó cũng xảy ra với tần số não bộ của Thiền. Tần số này làm não bộ con người thư giãn và tạo ra một sự cộng hưởng hòa hợp vô hình giữa Trái đất - thực thể sống và con người. Khi duy trì ở tần số beta, chúng ta ngừng cộng hưởng với Trái đất và đánh mất sự cân bằng tự nhiên của chúng ta. Thực tế này giải thích vì sao chúng ta trải nghiệm cảm giác hòa hợp và bình an trong khi Thiền. Quá trình quay trở về cùng tần số sóng với Trái đất được gọi là hiện tượng đồng bộ.

Con người cũng như hành tinh của chúng ta là những thực thể điện từ và có tần số cơ sở của chúng ta, là tần số có lợi nhất cho chúng ta. Tần số nào thấp hơn hay cao hơn đều gây hại cho chúng ta tuỳ theo mức độ ít hơn hay nhiều hơn! Ví dụ, tia X dao động ở tần số gần 2 nghìn tỷ rung động mỗi giây. Đó là lý do vì sao những tia này lại có hại cho chúng ta. Các tần số cao gây hại khác là lò vi sóng, sóng điện từ phát ra từ máy tính, tivi, điện thoại di động và nhiều thiết bị điện, điện tử khác.

Thiền và sóng não

Một quan sát quan trọng nhất mà các nhà khoa học từng thực hiện đó là sự thay đổi không thể chối cãi ở sóng não khi Thiền. Các dạng EEG được thấy trong Thiền là rất khác so với trạng thái khi ngủ hay ở trạng thái thôi miên. Một số tìm kiếm EEG phổ biến đã chỉ ra sự chậm lại theo nhịp điệu của sóng não xuống còn khoảng 7- 8 chu kỳ mỗi giây và tác động này tiếp tục thêm một thời gian sau khi Thiền kết thúc. Các thay đổi EEG cũng nói lên được một Thiền sinh đã tiến bộ nhiều bao nhiêu qua quá trình luyện tập.

Khi chúng ta quan sát hơi thở của mình lúc Thiền, sóng não beta tự nhiên chậm lại sang trạng thái sóng alpha và cuối cùng liên tục dao động giữa trạng thái sóng Theta và Alpha. Sóng não Gamma được ghi lại khi hoạt động tư duy cao hơn; đó là thông tin tâm linh được tích hợp. Những người Thiền nâng cao sản sinh ra sóng não gamma khi Thiền.

Trạng thái Alpha khiến cho người Thiền tập tỉnh thức mạnh về môi trường của anh ta, đó là sự tỉnh táo thư giãn. Trạng thái này cũng đảm nhiệm việc nâng cao sự nhạy cảm của người thực hành với Thế giới. Các nghiên cứu khoa học về sinh lý học thần kinh của Thiền đã liên tục chỉ ra sự tăng lên về các trạng thái sóng alpha, thetagamma, ngay cả khi người thực hành không trải qua một cách ý thức trải nghiệm Thiền độc đáo nào.

Trẻ nhỏ không cần phải Thiền bởi vì những trạng thái này đến với chúng một cách tự nhiên. Khi cuộc sống tiếp quản, não bộ bắt đầu dành nhiều thời gian qua trạng thái beta siêu tỉnh táo, khiến cho chúng ta lo lắng và căng thẳng.

Thiền và hoạt động não bộ

Thiền tập hợp các niềm tin trực quan được hỗ trợ bởi bán cầu não phải và tư duy logic khoa học được hỗ trợ bởi bán cầu não trái, cùng gặp gỡ và tham gia, vì cả hai đều cần thiết và quan trọng cho cuộc sống.

Nó cũng ảnh hưởng tới hoạt động ở các vùng khác nhau của bộ não.

Hoạt động tăng lên ở vùng vỏ não trước trán trái

Vỏ não trước trán, được biết đến là Trung Tâm Ức Chế, là vùng não bộ khiến chúng ta ngừng lại và suy nghĩ về mọi việc. Nó rất giỏi trong việc phân tích và hoạch định, nhưng cần nhiều thời gian để ra quyết định. Khi Thiền, nhiều nhà khoa học quan sát được rằng hoạt động tăng lên ở vùng thùy trước trán trái, phần não bộ đảm nhiệm về hạnh phúc, thư giãn và cân bằng cảm xúc; và hoạt động giảm đi ở vùng thùy trước trán phải, vùng liên quan tới trầm cảm và sự lo ngại. Điều đó làm giảm sự sản sinh hormone căng thẳng Cortisol. Hiện tượng này cũng làm cho những người Thiền phục hồi nhanh hơn từ các sự kiện tiêu cực và duy trì cấp độ cao hơn của những tế bào miễn dịch nhất định.

Ngược lại, khi con người căng thẳng, lo âu và trầm cảm, vỏ não trước trán phải của họ hoạt động quá mức và võ não trước trán trái lại hoạt động yếu đi.

Hoạt động giảm đi ở thùy trán

Thùy trán là vùng não bộ tiến hoá nhất. Nó đảm nhiệm cho hoạt động lý luận và lên kế hoạch. Hầu như không có bất kỳ hoạt động nào có thể được nhìn thấy ở vùng não bộ này, trong khi Thiền; cung cấp cho nó đủ thời gian nghỉ ngơi cần thiết, và nó có thể hoạt động hiệu quả hơn khi được yêu cầu.

Hoạt động giảm đi ở thùy đỉnh

Thùy đỉnh có nhiệm vụ xử lý các thông tin cảm quan về thế giới xung quanh. Nó giúp chúng ta định hướng thời gian và không gian. Trong Thiền, phần não bộ này hoạt động chậm lại, tạo ra cảm giác vượt thời gian.

Hoạt động giảm đi ở đồi thị

Đồi thị là người gác cổng của các giác quan. Đây là cơ quan đưa tất cả những dữ liệu cảm quan đi vào sâu vào não bộ. Nó cũng ngăn các tín hiệu khác, ví dụ khả năng ngoại cảm tiếp cận bộ não. Khi Thiền, dòng thông tin cảm quan giảm đi đáng kể, do đó mở ra cho chúng ta đón nhận thông tin ngoại cảm.

Hoạt động giảm đi ở thể lưới

Thể lưới hoạt động như người lính gác của bộ não. Nó nhận các kích thích đến từ giác quan và đặt não bộ vào trạng thái cảnh giác cao độ; ở trạng thái sẵn sàng phản ứng. Lúc Thiền, tín hiệu kích thích này yếu đi và cảm giác thư giãn sâu được sinh ra.

Thiền và hệ thần kinh tự chủ

Như tên gọi của nó, Hệ Thần Kinh Tự Chủ về bản chất là không tự nguyện. Nó được chia thành hệ thần kinh giao cảmhệ thần kinh đối giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm là hệ “chiến đấu, chạy trốn, hay đóng băng”, đảm nhiệm các phản ứng của chúng ta trước căng thẳng và sợ hãi, khi cơ thể đang bị đe dọa. Nó quyết định, liệu chúng ta nên giận dữ, lo lắng hay sợ hãi trước một tình huống. Do nó liên kết với nhu cầu sinh tồn của con người, nên nó có tác động mạnh mẽ lên cảm xúc và hành xử của chúng ta.

Không giống như vùng vỏ não trước trán cần nhiều thời gian để ra quyết định, hệ thần kinh giao cảm, đơn giản hơn và cũ hơn về mặt tiến hoá. Nó nhanh chóng phán xét tình huống và kích hoạt phản ứng chiến đấu, chạy trốn hay đóng băng. Do đó, nó rất hữu ích cho các quyết định bảo toàn sự sống của vùng vỏ não trước trán có thể phản hồi. Vấn đề khởi sinh khi cơ chế nguyên thủy này “đánh hơi” nguy hiểm qua một tình huống không hề đe dọa sự sống. Ở xã hội đương đại của chúng ta, các mâu thuẫn xã hội xảy ra phổ biến. Đôi lúc một tình huống vô hại nhưng gây náo động cảm xúc cũng có thể kích hoạt hệ thần kinh giao cảm và sinh ra nỗi sợ hay cơn giận không thể kiểm soát. Điều này thường dẫn đến mâu thuẫn, lo âu và căng thẳng.

Thiền làm giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, làm giãn mạch máu một cách hiệu quả và giảm sự sản sinh các hormone căng thẳng như Adrenaline, Non - AdrenalineCortisol. Điều này giúp giảm chứng tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, co thắt mạch máu và dày động mạch vành. Một người Thiền có kinh nghiệm có thể can thiệp vào khoảng cách ¼ giây, giữa thời gian một sự kiện diễn ra và hệ thần kinh giao cảm phản ứng với nó. Một người Thiền lão luyện thậm chí có thể chuyển hướng phản ứng này thành những cảm xúc tích cực và mang tính xây dựng.

Hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động trong suốt thời gian nghỉ ngơi. Nó giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn và chuyển hoá chất dinh dưỡng. Nó cũng điều tiết hệ bài tiết. Nhiều thử nghiệm được thực hiện trên những người Thiền, sử dụng công nghệ MRI để giám sát hoạt động não bộ khi Thiền, đã phát hiện ra rằng: Thiền kích hoạt các khu vực não bộ phụ trách hệ thần kinh đối giao cảm; bằng cách đó, giúp cải thiện các chức năng cơ thể khác nhau.

Thay đổi cấu trúc não bộ

Thiền cả nghĩa đen và nghĩa bóng có thể “điêu khắc” bộ não. Những nghiên cứu đã chỉ ra có sự tác động làm thay đổi và sự bền vững não bộ của người hành Thiền. Họ cũng thể hiện chất xám dày hơn ở phần não trước - nơi chịu trách nhiệm về sự chú ý và xử lý cảm giác. Điều này cải thiện hiệu quả của người Thiền tập bền bỉ, dẻo dai. Thiền cũng được biết đến là làm chậm suy giảm trí não do lão hoá gây ra.

Thiền và hóa học suy nghĩ

Mỗi suy nghĩ đều tác động đến cơ thể chúng ta về mặt vật lý. Ví dụ, khi chúng ta đang làm gì đó dễ chịu, nó bắt nguồn như một suy nghĩ từ não của chúng ta. Để phản hồi lại suy nghĩ này, não bộ tiết ra một chất gọi là Dopamine, làm cho chúng ta cảm thấy hưng phấn. Nói theo cách khác, suy nghĩ sản sinh một vài chất cho chúng ta trải nghiệm. Do vậy, những gì ta đang nghĩ quyết định cảm xúc của chúng ta. Tương tự, khi chúng ta căng thẳng, suy nghĩ căng thẳng khiến tuyến thượng thận tiết ra hormone Cortisol, làm cho chúng ta cảnh giác với thời gian ngắn, nhưng lại phá hủy các tế bào não trong thời gian dài. Nó chỉ ra rằng suy nghĩ làm ảnh hưởng tới hormone của chúng ta và điều này ảnh hưởng tới sinh học của chúng ta. Mối liên hệ giữa suy nghĩ hormone tiết lộ rằng não bộ con người không cố định như nhiều nhà khoa học đã từng giả định trước kia. Chúng ta thực chất có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với cảm xúc và suy nghĩ của chúng ta. Khi Thiền, chúng ta trở nên nhận thức về dòng suy nghĩ của mình và dần dần đạt đến trạng thái không suy nghĩ; điều này có nghĩa là chúng ta duy trì ở trạng thái cân bằng nội môi trong một khoảng thời gian. Trạng thái này cực kỳ có lợi cho cơ thể của con người.

Thiền và việc sản xuất hormone

Thiền kiểm soát các chất hóa học trong máu của chúng ta theo nghĩa đen, bằng cách tăng lên hay giảm đi việc sản xuất một hormone quan trọng. Một số hormone đó là:

Serotonin

Thiền làm tăng việc sản xuất Serotonin trong đường tiêu hóa. Serotonin được biết đến là “hormone hạnh phúc” và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Nó điều tiết tâm trạng, cảm giác thèm ăn, chuyển động ruột, giấc ngủ, co thắt cơ bắp, cân bằng nội môi, đông máu và làm lành vết thương. 

Melatonin

Melatonin được biết đến là hormone bóng tối, vì nó được sản xuất ở điều kiện tối hoàn toàn bởi tuyến tùng, “nơi ẩn trú của linh hồn”. Thiền được thực hiện trong bóng tối hay vào ban đêm sẽ làm tăng sự tuôn chảy của melatonin, hormone liên quan tới việc điều chỉnh giấc ngủ. Nó cũng làm tăng các chất chống ung thư và nâng cao hệ miễn dịch.

Một nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng Thiền trước khi ngủ sẽ làm tăng mức độ Melatonin cho chỉ mỗi đêm. Sự khám phá này đề xuất việc thực hành Thiền thường xuyên là điều quan trọng nhất.

DHEA (De-Hydro-Epi-Androsterone)

Sự gia tăng mức DHEA là một trong những lợi ích sinh học đầu tiên của Thiền được quan sát thấy. DHEA là hormone nâng cao miễn dịch, được sản xuất bởi tuyến thượng thận, tuyến sinh dục và não bộ. Nó giúp phòng ngừa và điều trị ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nó cũng có lợi cho xương, cơ bắp, huyết áp, thị lực và thính giác. Nó là prohormone mà ở đó các hormone nam và nữ được phát triển; vì thế, nó là một nguồn sinh lực và sức trẻ. Mức độ DHEA nâng cao khiến cho con người cảm thấy và có bề ngoài đẹp hơn.

Lo âu và căng thẳng làm giảm mức DHEA bình thường trong máu, trong khi Thiền nâng các mức độ này lên. Khi phụ nữ có thai Thiền định, mức DHEA được nâng lên sẽ giúp em bé phát triển tốt trong bụng mẹ. Nó cũng giúp làm tăng sữa mẹ. DHEA là lý do vì sao những người Thiền tập trông trẻ hơn so với tuổi niên đại của họ! Một nghiên cứu khoa học được thực hiện trên những người đã Thiền trên năm năm và phát hiện ra tuổi sinh học của họ trẻ hơn tuổi niên đại của họ 12 năm.

Endorphins

Endorphins được sản xuất bởi tuyến yên và vùng dưới đồi. Chúng giúp giảm đau, tăng khả năng chịu đau và đẩy mạnh sức khỏe. Người ta đã nhận thấy mức Endorphins tăng lên bên trong quá trình Thiền. Những hormone này được giải phóng thông qua việc tập thể dục và những nụ cười sảng khoái.

Các hormone khác

Ngoài các hormone kể trên, cơ thể còn tiết ra nhiều loại hormone khác, enzym và dịch lỏng để cơ thể luôn ở điều kiện đỉnh cao. Thiền định ảnh hưởng tích cực tới tất cả sự sản xuất các chất này bằng cách tăng lưu thông Prana tới tất cả các cơ quan.

Thiền và hơi thở

Hơi thở chậm lại trong khi Thiền làm tăng nhẹ mức cacbondioxit trong cơ thể, làm kích thích hệ thần kinh đối giao cảm và tạo ra các triệu chứng thư giãn, ví dụ như giảm nhịp tim và huyết áp. Nó cũng thúc đẩy lưu lượng máu tới hệ tiêu hoá.

Thiền và các tế bào tiêu diệt tự nhiên

Nghiên cứu đã tiết lộ rằng Thiền làm tăng hoạt động của “các tế bào tiêu diệt tự nhiên” - là tế bào tiêu diệt vi khuẩn và các tế bào ung thư.

Thiền và tỷ lệ trao đổi chất

Các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên bởi lượng tiêu thụ oxy giảm đi khoảng 20% dưới mức bình thường trong vài phút đầu ngồi Thiền. Mức độ giảm như vậy đã không được ghi lại thậm chí như trạng thái ngủ sâu.

Nhiều nghiên cứu đã xác nhận thấy rằng khi Thiền, nhịp tim chậm lại còn vài nhịp mỗi phút, khi hô hấp chậm lại còn ít nhất 2 nhịp thở mỗi phút. Huyết áp giảm xuống và duy trì ở mức thấp hơn. Một thử nghiệm khoa học, khác cho biết khả năng kháng lại dòng điện của làn da ở một số Thiền sinh đã được đo. Người ta đã ghi lại rằng: Thiền đem đến một thay đổi lớn trong giãn cơ.

Tương tự, mức độ lactate của máu giảm đi bốn lần khi được so sánh với chính nó trước khi Thiền. Axit lactic là một chất được sản xuất trong cơ từ quá trình trao đổi chất và chịu trách nhiệm về những cơn đau cơ sau khi tập thể dục. Thiền làm tăng lưu thông máu, mặc dù nhịp tim giảm đi. Lưu thông tốt hơn đảm bảo việc vận chuyển oxy nhanh hơn tới chân tay, do đó, giảm nhu cầu về axit lactic. Nhiều nhà khoa học đồng ý rằng Thiền là trạng thái tỉnh táo, giảm trao đổi chất. Thiền định thường xuyên còn được biết đến là tăng chỉ số thông minh lên 2 chấm mỗi năm.

Hạn chế của khoa học vật lý học

Khoa học trên Thế giới vẫn chưa phát triển đến cấp độ mà nó có thể hoàn toàn hiểu cách thức hoạt động của Thiền. Thiền là một môn khoa học đa chiều, khi đó, khoa học vật lý mới giải quyết được với ba chiều. Có một câu chuyện về một Lạt Ma Tây Tạng được giám sát trên một máy chụp não bộ cắt lớp do một khoa học gia mong muốn kiểm tra chức năng sinh lý khi Thiền sâu. Nhà khoa học này nói, “Thưa Thầy, cái máy cho thấy Thầy có thể đi sâu vào trạng thái thư giãn não bộ và điều đó xác thực việc Thiền của Thầy”. Lạt Ma trả lời: “Không. Cái này (chỉ tay vào não của mình) mới xác thực cái máy.

  1. KHAI MỞ BẢY LUÂN XA HOẠT ĐỘNG

Bảy thể tinh được kết nối với nhau thông qua bảy luân xa chính. Các luân xa được kết nối với nhau thành một mạng lưới kênh năng lượng gọi là nadis. Thiền định tự động kích hoạt, đánh thức và mở rộng các luân xa để có thể làm việc với tất cả bảy thể của chúng ta.

Luân xa trong tiếng Phạn có nghĩa là bánh xe. Do đó, những luân xa thể tinh là bánh xe như những cực xoáy, cho phép các luồng năng lượng lan qua nó. Chúng được miêu tả bằng hình tượng là những bánh xe có nan hoa hay các bông hoa có cánh; mỗi luân xa có số lượng cánh hay nan hoa cụ thể. Bảy luân xa có màu sắc tương ứng với bảy màu của cầu vồng.

Các luân xa là những quả cầu quay của hoạt động năng lượng sinh học gây ảnh hưởng và quản lý tất cả chức năng cơ thể. những trung tâm năng lượng quan trọng này được hình thành ở nhiều khu vực giao nhau của ba kênh: hệ thần kinh giao cảm, hệ đối giao cảm và hệ thần kinh trung ương. Ở cấp độ vật lý, các luân xa có liên quan đến đám rối thần kinh chính và các tuyến nội tiết của cơ thể. Những tuyến nội tiết là những tuyến không có ống dẫn, trực tiếp tiết ra hormone của chúng vào đường máu. Những hormone này điều chỉnh sự trao đổi chất, tăng trưởng, phát triển ở tuổi dậy thì. Chúng cũng đóng một vai trò chính qua việc quyết định tâm trạng của chúng ta. Đó là lý do vì sao những người có luân xa khai thông lúc nào cũng vui vẻ. Luân xa là các đầu mối chuyển giao và truyền tải năng lượng. Chúng là nơi biến đổi năng lượng vi tế tần số cao của hào quang. Chúng được gọi là các trạm năng lượng phát ra, thu nhận, tiêu thụ, dự trữ và bộc lộ năng lượng sống của con người.

Các cơ thể tinh làm việc cùng nhau và gửi thông điệp tới cơ thể vật lý trên cấp độ tế bào thông qua những hormone được tiết ra bởi các tuyến không ống dẫn. Mỗi một tuyến này tương ứng với các luân xa cụ thể nằm nơi các cơ thể tinh. Những thông điệp hormone giúp lập trình lại và tái cấu trúc tế bào rối loạn chức năng, giúp chúng ta trở nên hài hòa và cân bằng. Năng lượng sinh lý hay prana, được sinh ra bởi những luân xa, đóng một vai trò chính để duy trì trạng thái hài hoà. Do luân xa được nằm ở các cơ thể tinh và không được tìm thấy qua khám nghiệm tử thi, ngành y khoa coi chúng là sản phẩm tưởng tượng của tâm trí; nhưng tất cả những người Thiền tập lâu năm đều có thể trải nghiệm sức mạnh của những luân xa đó.

Luân xa một - Muladhara hay Luân Xa Gốc

Luân xa gốc nằm ở vùng giữa hậu môn và cơ quan sinh dục và được kết nối với đoạn cuối cột sống, còn được gọi là xương cụt. Nó nằm ngay phía dưới giao lộ nơi Ida, PingalaSushumna nadis gặp nhau. Muladhara được dịch theo nghĩa đen là “nền tảng chính” và hỗ trợ như trụ cột cho tất cả các luân xa ở trên nó. Nó liên quan tới yếu tố Đất và đem đến nền tảng cho sự tồn tại của chúng ta ở thế giới vật lý, vật chất này.

Muladhara liên quan tới bản năng sinh tồn, khả năng bảo vệ chính mình, cảm giác vững chãi, các vấn đề về sự an toàn và kết nối với thế giới vật lý. Nó bắt nguồn từ đặc tính vật lý và tập trung vào sự sinh tồn. Nó cũng được biết đến là trung tâm cơ sở có màu đỏ và nắm giữ năng lượng sống của chúng ta. Về cấp độ vật lý, luân xa này kết hợp với tuyến thượng thận, thận và cột sống; về mặt sinh lý, luân xa này quản lý tính dục; về mặt tâm trí, nó đảm bảo sự ổn định; về mặt cảm xúc, nó kết nối với năng lượng dục, và về mặt tâm linh, nó tạo cảm giác an toàn. Luân xa gốc chưa được kích hoạt gây ra chứng thiếu máu, mệt mỏi, đau lưng dưới, trầm cảm, đau thần kinh tọa, táo bón, bệnh trĩ, vấn đề về đầu gối, đau nhức toàn thân, giãn tĩnh mạch, chân tay lạnh, mất năng lực đạt được mục tiêu, thiếu hụt các mối quan hệ tương hỗ và cảm giác mệt mỏi. Luân xa gốc hoạt động quá mức khiến chúng ta kháng cự mọi thay đổi và trở nên thực dụng, tham lam và bị ám ảnh về sự an toàn. Luân xa gốc được cân bằng mang lại sức khoẻ, ổn định nội tâm, cân bằng, thịnh vượng, an toàn và sự hiện diện năng động.

Bên cạnh Thiền, việc tập thể dục, ngủ đủ giấc, làm vườn, đi chân đất để nối đất sẽ đảm bảo chức năng hoạt động mượt mà của luân xa này.

Luân xa thứ hai - Swadhishtana hay Luân xa Xương cùng

Luân xa xương cùng nằm ở dưới rốn, khu vực bụng dưới. Nó kết hợp với yếu tố Nước và liên quan đến cảm xúc, sáng tạo, sự tập trung, kiến thức và tình dục. Nó kết nối với đồng loại thông qua cảm xúc, sự thân mật, ham muốn, cảm giác và chuyển động. Nó kết nối với nguồn hứng khởi bên trong và cho phép chúng ta nhìn thấy vẻ đẹp xung quanh ta. Luân xa xương cùng bắt nguồn từ cảm xúc và tập trung vào những ham muốn.

Swadhishthana mang nghĩa đen là “nơi ở của một người”. Nó còn được gọi là màu cam hay trung tâm lá lách. Nó nắm giữ năng lượng cảm nhận và cảm xúc của chúng ta.

Xương cùng kết hợp với tuyến sinh dục: Tinh hoàn và buồng trứng và quản lý chức năng sinh sản. Nó cũng chăm sóc gan, thận và bụng dưới của chúng ta, chịu trách nhiệm về chức năng bài tiết, sinh sản, hệ bạch huyết, ở phụ nữ nó giữ vai trò điều tiết kinh nguyệt. Về mặt tâm trí, nó quản lý khả năng sáng tạo; về mặt cảm xúc nó khởi sinh niềm vui và về mặt tâm linh, nó tạo ra nhiệt huyết. Luân xa xương cùng chưa được kích hoạt sẽ gây ra rối loạn ăn uống, lạm dụng rượu, bia và thuốc kích thích, hen suyễn và dị ứng, nhiễm trùng nấm và các vấn đề tiết niệu, bất lực, lãnh đạm, tiểu đường, ung thư máu. Luân xa xương cùng hoạt động quá mức khiến chúng ta dính mắc cảm xúc với người khác, tập trung quá mức vào tình dục.

Luân xa xương cùng cân bằng mang lại cho chúng ta cái duyên dáng và linh động, cảm nhận sâu sắc, thỏa mãn tình dục và năng lực chấp nhận thay đổi.

Bên cạnh Thiền khi massage, tắm cùng tinh dầu nóng và xem các bộ phim tình cảm xúc động cũng giúp cho luân xa này làm việc tốt.

Luân xa ba - Manipura hay Luân Xa Đám rối Mặt trời

Luân xa đám rối Mặt trời nằm cách rốn hai đốt ngón tay và kết hợp với yếu tố Lửa. Năng lượng lửa bắt nguồn từ Mặt trời và duy trì mọi sự sống trên Trái đất. Đó là lý do vì sao lửa lại kết nối với sức mạnh từ thời cổ xưa. Điều này cũng giải thích nguồn gốc của câu “lửa đốt trong lòng”, “thét ra lửa”, “tính khí nóng nảy”, v.v…

Manipura theo nghĩa đen nghĩa là thành phố đá quý. Trung tâm lửa này toả sáng như một viên đá quý, lan toả sức sống và năng lượng.

Luân Xa Manipura phụ trách sức mạnh cá nhân, ý chí, quyền suy nghĩ của chúng ta, sự cân bằng trí tuệ, tự tin và khả năng kiểm soát bản thân, khiếu hài hước, khẳng định bản thân, sự năng động, quyền lực, quyền tự trị và quá trình trao đổi chất. Nó bắt nguồn từ nhận dạng bản ngã và tập trung vào tính cá nhân, sự hào phóng, thỏa mãn hoàn toàn, sự rộng mở, ham muốn quyền lực. Phẩm chất chính của nó là sự bình an.

Luân xa có màu vàng hay được biết đến là trung tâm bản ngã và nắm giữ năng lượng tâm trí của chúng ta. Luân xa này cũng tương quan với cơ thể vi tế thứ ba, thể tâm trí. Nó kết hợp với lá lách, tuyến tuỵ, gan, túi mật, hệ tiêu hoá, tiết enzyme, axit, nước cho tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng.

Về mặt sinh lý, luân xa Đám rối Mặt trời quản lý chức năng tiêu hoá; về mặt tâm trí, nó đảm bảo sức mạnh cá nhân, về mặt cảm xúc nó kiểm soát việc mở lòng, và về mặt tâm linh nó liên quan đến sự trưởng thành hoàn chỉnh.

Manipura chưa được kích hoạt gây ra tiêu hoá chậm, chậm tiêu, loét dạ dày, vấn đề về đường ruột và đại tràng, tiểu đường, táo bón, lo lắng và trí nhớ kém.

Manipura hoạt động quá mức sẽ khiến chúng ta hung hăng và độc đoán.

Luân xa Đám rối Mặt trời cân bằng mang đến năng lượng, hiệu quả, sự tự nhiên và sức mạnh hài hòa. Nó giúp chúng ta giải phóng căng thẳng tích luỹ.

Bên cạnh Thiền, việc đọc sách chứa nhiều thông tin, giải đố, tắm nắng là một vài hoạt động giúp cân bằng luân xa này. Khóc và nôn mửa là những hoạt động tự nhiên nhằm massage luân xa này và tái thiết lập cân bằng cho nó.

Luân xa thứ tư - Anahata hay Luân xa Trái tim

Luân xa Trái tim nằm ở trung tâm vùng ngực và vùng lân cận của khoang tim. Nó kết hợp với yếu tố Khí. Luân xa này liên đới tới tình yêu, sự tha thứ, lòng từ bi, chấp nhận bản thân và người khác, v.v… Nó tích hợp các mặt đối lập của tâm lý, như tâm trí và thể xác, nam và nữ, ánh sáng và bóng tối, phân tách và hội tụ, v.v…

Luân xa Trái tim bắt nguồn từ định dạng xã hội và tập trung vào sự chấp nhận. Nó được biết đến là có màu xanh hay trung tâm trái tim và nắm giữ năng lượng cảm xúc của chúng ta. Các dòng năng lượng của thế giới tâm linh phải đi qua luân xa tim để được sử dụng trọn vẹn bởi các cơ thể thấp hơn.

Luân xa Trái tim không được kích hoạt sẽ gây ra cảm lạnh, ho, thiếu kỹ năng giao tiếp, vấn đề về tuyến giáp, sốt, nhiễm trùng, các vấn đề về miệng, quai hàm, lưỡi, cổ và vai, tâm trạng thất thường, rối loạn hormone như các triệu chứng tiền kinh nguyệt và mãn kinh, v.v…

Anahata nghĩa đen có nghĩa là “không dính vào nhau”, vì thế luân xa này mang rung động không dính mắc nhau của cõi hư vô vĩnh cửu hay âm thanh nguyên thủy, là cái biểu đạt nhịp đập của Vũ trụ và sự tồn tại của con người.

Luân xa Trái tim kết hợp với tuyến ức, tim, phổi, máu và hệ tuần hoàn.

Về mặt sinh lý nó quản lý hệ tuần hoàn; về mặt cảm xúc nó đảm bảo tình yêu vô điều kiện cho bản thân và người khác; về mặt tâm trí nó tạo ra đam mê; và về mặt tâm linh, nó chịu trách nhiệm cho sự tận tâm.

Khi luân xa Trái tim không được kích hoạt, nó gây ra hen suyễn, rối loạn hô hấp và tim mạch, ung thư vú và huyết áp cao. Khi nó hoạt động quá mức, chúng ta bóp nghẹt người khác bằng tình yêu ích kỷ, có điều kiện.

Một luân xa Trái tim cân bằng cho phép chúng ta yêu nồng nàn vô điều kiện và đem đến cảm giác vị tha, tình anh em bao trùm cả Vũ trụ, lòng khoan dung, lòng trắc ẩn sâu sắc, sự tận tâm và một cảm giác tập trung sâu sắc; sống và chấp nhận người khác như họ vốn có. Nó mang đến cho chúng ta cảm giác trách nhiệm, an toàn tuyệt đối, tự tin và hành vi thuần khiết; đập tan lo âu, nghi ngờ và sợ hãi. Bên cạnh việc thực hành Thiền, đi bộ ngoài thiên nhiên, dành thời gian với người ta yêu, trồng cây xanh xung quanh, đọc tiểu thuyết lãng mạn hay xem phim lãng mạn là những hoạt động có thể kích hoạt luân xa này và giữ cho nó khoẻ mạnh.

Luân xa thứ năm - Vishuddni hay Luân xa Cổ họng

Luân xa cổ họng năm ở giữa phần lõm ở cổ và thanh quản, bắt đầu ở đốt sống cổ phía sau yết hầu. Nó kết hợp với nguyên tố ánh sáng và liên quan tới khả năng sáng tạo và biểu đạt.

Vũ trụ được tạo ra từ cái rỗng không. Vì vậy, tất cả sáng tạo và biểu đạt bắt đầu từ một không gian trống rỗng. Ở bất kỳ nhạc cụ nào, âm thanh luôn tạo ra từ khoảng không trống rỗng. Suy nghĩ, ngôn từ và hành động là ba giai đoạn của sự sáng tạo. Ngôn từ đại diện cho biểu hiện của ý định, là bước rất quan trọng của quá trình sáng tạo.

Luân xa cổ họng bắt nguồn từ đặc tính sáng tạo và tập trung vào khả năng sáng tạo. Nó cũng được biết đến là màu xanh hay trung tâm thanh quản và nắm giữ năng lượng giao tiếp. Nó hợp thành quyền được nói, biểu hiện trung thực, khả năng tin tưởng, sự trung thành, khả năng tổ chức, hoạch định và sự thuần khiết. Nó là trung tâm của tâm thức thuần khiết, tính sáng tạo, hiểu biết đúng đắn và năng lực phán đoán. Nó giúp chúng ta chấp nhận tính nhị nguyên của cuộc sống và xuôi theo dòng chảy cuộc sống. Nó khiến chúng ta chấp nhận mọi thứ như chúng là mà không phân biệt tốt hay xấu. Luân xa cổ họng kết hợp với tuyến giáp, tuyến cận giáp, phổi, tỉ lệ trao đổi chất, dây thanh quản, thính giác và thực quản. Về mặt vật lý, nó phụ trách khả năng giao tiếp; về mặt cảm xúc nó đảm bảo tính độc lập; về mặt tâm trí nó tạo ra suy nghĩ trôi chảy; và về mặt tâm linh nó đem lại cảm giác an toàn.

Luân xa cổ họng hoạt động quá mức khiến chúng ta nói quá nhiều và trở nên độc đoán khiến mọi người xa lánh. Nó tạo cảm giác thua kém, hoặc cao ngạo và ghen tỵ.

Một luân xa cổ họng cân bằng thúc đẩy tính sáng tạo của chúng ta, giúp chúng ta hoạch định và suy nghĩ tốt hơn, giúp chúng ta nói lên sự thật của mình và trở nên cuốn hút. Nó tạo ra khả năng thần giao cách cảm và sự vô tư vui vẻ. Hát trong khi tắm, có những cuộc đối thoại ý nghĩa, ghi chép, tập các động tác xoay vai và cổ, cùng với Thiền sẽ giúp kích hoạt và thanh tẩy luân xa này.

Luân xa thứ 6 - Ajna hay Luân Xa Con Mắt Thứ Ba

Luân xa Con Mắt Thứ Ba nằm ngay giữa trán, phía trên sống mũi khoảng một đốt ngón tay, giữa hai lông mày. Nó không liên kết với bất kỳ nguyên tố nào, nhưng nó liên quan tới khả năng nhìn thấy những thứ không rõ ràng. Nó khiến chúng ta nhìn nhận mọi thứ là một phần của tổng thể to lớn hơn. Nó bắt nguồn từ năng lượng nguyên mẫu và tập trung vào nhìn nhận bức tranh lớn.

Luân xa Con Mắt Thứ Ba được biết đến là “Divyachakshu” hay con mắt thánh, luân xa minh sư, con mắt của ShivaTriveni sức ảnh hưởng của ba con sông, lần lượt là Ida, PingalaSushumna Nadis gặp nhau tại đây và đi lên Luân xa Vương Miện - cánh cổng dẫn tới thiên đường.

Trong Thiền, hướng dẫn thiêng liêng được nhận thông qua luân xa Con Mắt Thứ Ba.

Luân xa này được biết đến là màu xanh đậm hay trung tâm Con Mắt Thứ Ba và nắm giữ năng lượng trực giác. Đứa trẻ chàm (Indigo child) khi sinh ra đã có luân xa Con Mắt Thứ Ba được kích hoạt hoàn toàn. Ở cấp độ vật lý, Luân xa Ajna liên quan tới tuyến tùng quả, là cơ quan rất nhỏ, không hình dạng, có đường kính khoảng 1/8 inch (khoảng 0,3175 cm). Tuyến tùng quả  là một tuyến nhạy cảm với ánh sáng, sản sinh hormone melatonin - hormone điều tiết giấc ngủ và thức dậy. Nhiệm vụ chính của tuyến này là giúp cải thiện năng lực tư duy và  trí thông minh. Nó có kích thước khá lớn ở trẻ em, nhưng co lại ở giai đoạn dậy thì. Đây là trung tâm nơi trí tuệ và trực giác phát triển.

Nếu luân xa này chưa được kích hoạt, chúng ta luôn trải qua sự thiếu hụt năng lượng và có những suy nghĩ tiêu cực tạo thêm nghiệp xấu. Mất cân bằng luân xa này cũng gây ra mất khả năng học tập và sự mất khả năng phối hợp sắp xếp và bị rối loạn giấc ngủ. Nếu luân xa bị kích hoạt quá mức, chúng ta sẽ luôn sống trong thế giới tưởng tượng; ở một vài trường hợp có thể gây ra ảo giác. Luân xa Con Mắt Thứ Ba cân bằng giúp chúng ta tin vào trực giác và những hiểu biết bên trong, phát triển năng lực ngoại cảm, giải phóng tiêu cực ẩn giấu và bị đè nén, thêm nhận thức sâu sắc cho chúng ta và đạt được sự tự nhận thức. Thiền là công cụ tốt nhất để kích hoạt Con Mắt Thứ Ba. Ngoài ra, ngắm sao cũng rất hữu ích.

Luân xa thứ bảy - Trạng Thái Sahasrara hay Luân Xa Vương Miện

Luân xa Sahasrara không hẳn là luân xa mà là sự kết nối với bản thể cao hơn của chúng ta và với Thần Linh. Nó còn được biết đến là nơi ở của Thần Shiva. Từ “sahasrara” có nghĩa là một nghìn, vì luân xa này được hình dung như một bông hoa sen một nghìn cánh đang phát sáng. Nơi trung tâm của hoa sen là một jyotirlingam của ánh sáng đang tỏa sáng biểu tượng của tâm thức thuần khiết. Tại  Sahasrara là nơi hợp nhất huyền bí của ShivaShakti diễn ra. Sự hợp nhất này còn được xem là sự hợp nhất của ý thức vật chất và năng lượng và của một linh hồn riêng rẽ với linh hồn tối cao.

Về cấp độ vật lý, Sahasrara có vẻ như liên quan tới tuyến yên và phần tiểu não. Nơi tiết ra hormone, để giao tiếp với phần còn lại của hệ nội tiết và cũng kết nối với hệ thần kinh trung ương thông qua vùng dưới đồi. Nó là cấu trúc có vai trò thiết yếu tới các chức năng vật lý cơ bản của ý thức. Thóp trên đầu em bé sơ sinh là vị trí của luân xa Vương Miện. Thực ra, nó là trạng thái của tâm thức thuần khiết. Trạng thái này không liên kết với bất kỳ nguyên tố nào. Nó liên quan tới tâm thức là tâm thức thuần khiết và đại diện cho trạng thái là một với TẤT CẢ VỐN LÀ. Luân xa này bắt nguồn từ đặc tính Vũ trụ và tập trung vào Niết Bàn. Nó còn được biết đến là màu tím hay trung tâm đăng quang. Nó giữ nguồn hứng khởi và năng lượng tâm linh.

Mất cân bằng ở luân xa này sẽ gây ra đau đầu, cảm quang, bệnh tâm thần, đau dây thần kinh, lão suy, động kinh và mất khả năng về phối hợp sắp xếp và bị viêm da.

Luân xa Vương Miện được kích hoạt cho chúng ta quyền khao khát, hiểu biết và hiến dâng cho tâm thức thiêng liêng, tin tưởng Vũ trụ. Nó giúp chúng ta tích hợp bản thể ý thức và tiềm thức của chúng ta thành Bản Thể Siêu Ý Thức; khiến chúng ta thành không giới hạn và kết nối với tất cả sự sáng tạo.

Bên cạnh Thiền, việc tập trung vào các giấc mơ, giúp tầm nhìn của chúng ta và dành thời gian trong tĩnh lặng sẽ mở ra luân xa nghìn cánh hoa này. Khi luân xa Vương Miện được kích hoạt hoàn toàn, nó chuyển từ màu tím sang màu trắng. Đó là lý do vì sao các thực thể khai sáng được miêu tả có vầng hào quang màu trắng.

Luân xa Vương Miện biểu tượng cho sự tách rời khỏi ảo tưởng, đây là một yếu tố cần thiết để đạt được tâm thức của chân lý rằng một là tất cả và tất cả là một.

Luân xa Sahasrara tích hợp tất cả các phẩm chất đẹp nhất của những luân xa khác. Nó cho chúng ta nhận thức trực tiếp, tuyệt đối về thực tại thông qua hệ thần kinh trung ương của mỗi người.

Nhiếp ảnh Kirlian

Nhiếp ảnh Kirlian là một hình thức của biểu đồ ảnh, được sử dụng để ghi lại hình ảnh hào quang của con người. Các bức ảnh Kirlian về các Thiền sinh chỉ ra hào quang rất lớn. Nhiếp ảnh Kirlian được sử dụng trong sức khoẻ toàn diện và chữa lành cơ thể bởi vì nó cho thấy trường năng lượng bị ảnh hưởng thế nào của bệnh tật. Một căn bệnh thường được thấy là có trường hào quang bị phá vỡ. Sau Thiền, nhiều mảng trong trường hào quang bị hỏng này được tự động sửa chữa.

Tắc nghẽn luân xa

Điều kiện lý tưởng của luân xa là chúng luôn được mở và kích hoạt.

Khi tất cả các luân xa hoạt động bình thường, chúng ta cảm thấy cân bằng, vui vẻ và bình an. Thiền làm mở các luân xa bị đóng hay bị tắc nghẽn. Suy nghĩ của chúng ta ảnh hưởng tới luân xa, bởi vì mỗi suy nghĩ về mặt tư duy hay cảm xúc đều kết nối với một luân xa. Mỗi suy nghĩ đều tiếp thêm sinh lực hoặc phá huỷ nó. Các suy nghĩ gây cạn kiệt năng lượng tạo ra tắc nghẽn ở luân xa. Ví dụ, luân xa cổ họng bị tắc khi chúng ta nghi ngờ năng lực thể hiện bản thân. Suy nghĩ tiêu cực cũng rút cạn năng lượng của hào quang. Nó trở nên dày đặc và đổi màu, và lớp hào quang bảo vệ sẽ tiết ra nước mắt. Điều này làm suy yếu hàng rào bảo vệ và những năng lượng tiêu cực từ bên ngoài bắt đầu đổ vào trong chúng ta. Cùng lúc đó, dòng suy nghĩ tiêu cực của chúng ta sẽ thu hút thêm sự tiêu cực từ các tần số tương tự và vòng luẩn quẩn được tạo ra từ đây.

Luân xa tắc nghẽn không thể tuần hoàn Prana giữa các cơ thể vi tế; do đó, sự cân bằng tinh tế của thân, tâm, trí bị quấy nhiễu. Sự mất cân bằng sẽ gây ra bệnh tật vì năng lượng sống không thể được chắt lọc từ cơ thể vi tế vào cơ thể vật lý. Nếu tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến cái chết. Đôi lúc nhiều luân xa bị biến dạng, bị rách hay bắt đầu rò rỉ. Khi trường hợp đó, xảy ra, chúng ta khó có thể duy trì hiện hữu trọn vẹn các trải nghiệm sống của mình. Chúng ta không thể yêu, cảm nhận hay suy nghĩ một cách đầy đủ nhất. Ngược lại, khi luân xa mở, khoẻ mạnh và được kích hoạt, chúng xử lý năng lượng hiệu quả. Prana tuôn chảy bình thường và chúng ta đạt được trạng thái nhận thức cao hơn. Rung động nâng cao, chúng ta trải nghiệm tình yêu vô điều kiện vào, đi và trường năng lượng tâm linh trong lành; nơi thu hút nhiều Prana hơn. Do đó, một vòng lặp sẽ được tạo ra. Ở góc độ cực đoan, nếu các luân xa hoạt động quá mức, chúng sẽ bị đốt cháy và gây ra nhiều vấn đề. Lối sống hiện đại làm hầu hết chúng ta không được tiếp xúc với năng lượng Mặt trời, khiến cho các luân xa của chúng ta lờ đờ. Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng Mặt trời và Thiền định sẽ giữ cho luân xa của chúng ta khoẻ mạnh và hoạt động.

Khi tất cả luân xa hoạt động, thì các tuyến khoẻ mạnh và đủ lượng hormone được tiết ra, con người nhận thức tốt hơn về bản thể đích thực của mình và chạm tới tiềm năng tối đa.

Luân xa và Prana

Đối vớiThiền, nếu prana được tập trung ở luân xa Gốc hay nguyên tố Đất, cơ thể có thể trở nên rất nặng và đứng yên. Nó có thể không thể di chuyển được. Nếu Prana được tập trung ở luân xa Xương cùng hay nguyên tố Nước, nước mắt có thể tự nhiên rơi, mà không có bất kỳ lý do gì. Có thể thấy không giống với nước mắt giận dữ, buồn bã hay cay đắng là rất nóng và chảy từ trung tâm đôi mắt hay khoé mắt, nước mắt của sự thành tâm thì mát lạnh và chảy từ góc ngoài của đôi mắt. Nếu Prana được tập trung ở luân xa Đám Rối Mặt trời hay nguyên tố Lửa, làn da có thể thay đổi màu sắc, người Thiền tập có thể cảm thấy mệt hay thấy rất nóng đến toát mồ hôi. Nếu Prana tập trung ở Luân xa Tim hay nguyên tố Khí, cơ thể tự nhiên run rẩy, cảm giác như có các cơn lạnh, nổi gai ốc, rét, rùng mình hay cảm thấy hạnh phúc. Khi Prana tập trung ở luân xa Cổ Họng hay yếu tố Không Gian, nhảy, múa ca hát vô thức, hay khạc đờm ra khỏi cổ họng, v.v… có thể xảy ra. Ta cần nhớ rằng tất cả quá trình này đang thanh lọc cơ thể và đánh thức Kundalini. Thường thì Kundalini khởi lên vào lúc Thiền và quay trở lại Muladhara sau khi Thiền kết thúc và ý thức hướng ra bên ngoài.

 

Năng lượng Kundalini (Rắn quấn chân – Hoả xà, lửa tam muội)

Năng lượng cơ thể của chúng ta phụ thuộc vào bảy cơ thể vi tế của hào quang, những luân xa tương ứng của chúng, và Kundalini chảy qua các luân xa cơ thể vi tế. Kundalini đem sức mạnh và năng lượng tới tất cả các luân xa. Nó luôn chờ trực để được giải phóng và hoà nhập với Shiva ở trung tâm Vương Miện.

Kundalini hay năng lượng cuộn xoắn là hồ chứa Prana ở căn cứ Sushumna, một kênh dẫn cơ thể vi tế tương ứng với cột sống của chúng ta. Khi năng lượng bắt đầu nổi lên thông qua Sushumna, người Thiền tập nuôi dưỡng sattvagunas thuần tuý, sự sáng suốt và bình an. Ở giai đoạn này, Thiền trở nên tự nhiên và dễ dàng.

Khi Kundalini tiếp tục nổi lên, nó tạo ra cảm giác ngất ngây và nguồn năng lượng lớn. Thậm chí một chút năng lượng Kundalini cố đi tới luân xa Con Mắt Thứ Ba, tạo ra một trải nghiệm tâm linh mãnh liệt cũng có thể diễn ra; ví dụ như nhìn thấy hình ảnh thần linh. Sự nở hoa của bảy luân xa đánh thức Kundalini, mang đến ý thức hormone Vũ trụ hay năng lượng cuộn xoắn đang ngủ say cho sự tăng trưởng tâm linh.

Kundalini nổi dậy giúp giảm đi sự vô tâm, tàn bạo, thờ ơ, nỗi sợ, giận dữ và cảm giác tội lỗi,v.v… Khi Kundalini thức tỉnh, nó đi lên tất cả các luân xa để đến Sahasrara và hoà nhập vào nguồn nơi nó hình thành. Ở trạng thái đó, người Thiền tập đạt được trạng thái siêu ý thức, đón nhận kiến thức tối cao và vượt thoát ra ngoài sinh và tử. Kundalini giống như dây rốn của chúng ta nối với Thượng Đế.

Lợi ích về mặt thể chất

Mặc dù, Thiền được xem là một phương pháp thực hành tâm linh như trên đã đề cập, Thiền mang lại rất nhiều lợi ích về sức khoẻ. Song, trước khi tìm hiểu Thiền giúp cải thiện sức khoẻ thế nào, chúng ta cần hiểu nguyên nhân gốc rễ của hầu hết bệnh tật. Chúng ta đã biết rằng năng lượng Pranic rất quan trọng qua việc nuôi dưỡng hệ thống cơ thể vi tế; nhưng các mô thức hay thói quen tiêu cực làm cho năng lượng này bị rò rỉ ra ngoài từ các luân xa của chúng ta. Bệnh tật xảy ra, khi chúng ta mất đi năng lượng thiết yếu do tình huống cụ thể bên ngoài chúng ta. Nhu cầu nội tâm luôn muốn đổ lỗi cho người khác, hay đòi hỏi sự giải thích từ họ khiến chúng ta bị mắc kẹt trong những mô thức mang tính phá hủy. Thiền giúp chúng ta nhận biết các mô thức, tách khỏi chúng và tiếp tục cuộc sống của mình. Thông qua Thiền, chúng ta học được rằng có thể trở nên tốt đẹp hơn, bởi vì, nó là duy nhất, không có con đường khác. Bệnh tật giống như một khoản nợ thẻ tín dụng, tiếp tục tăng lên từng ngày do lãi suất ngày càng tăng. Tất cả sức mạnh năng lượng chúng ta cần để chữa lành hệ thống của cơ thể ta phải bị chuyển sang thanh toán lãi suất cho khoản nợ cảm xúc còn người còn nợ. Khi không thể trả thêm được nữa, chúng ta bị phá sản về mặt năng lượng và bị bệnh trong thời gian dài cho đến khi nào mức năng lượng trả lại trạng thái bình thường.

Thông thường, các triệu chứng thể chất là những phản ánh đơn thuần về rối loạn nội tâm của chúng ta. Khi không chữa lành bệnh là vì chúng ta mải sống vì những tổn thương của cảm xúc quá khứ. Đối với mỗi con người, quá khứ chân thực hơn hiện tại. Thiền dạy chúng ta hiện hữu từ hiện tại; và khoảnh khắc hiện tại thay mới những khả năng sáng tạo để có sức khỏe dồi dào. Năng lượng thiết yếu, chảy vào trong bản thể của chúng ta, khi Thiền bắt đầu dọn dẹp nguồn năng lượng cũ trì trệ của quá khứ. Quá trình này hồi sinh, bổ sung và phục hồi thân tâm trí của chúng ta.

Khi Thiền trở thành một phần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, các luân xa được làm sạch và bắt đầu làm việc ở cấp độ lành mạnh. Điều này đảm bảo sự lưu thông Prana tối ưu, làm tăng cường hệ miễn dịch và các tuyến sản sinh hormone. Năng lượng prana cũng đảm bảo lưu thông máu tốt hơn, vận chuyển nhiều oxy hơn và chất dinh dưỡng tới các tế bào cơ thể. Đồng thời, quá trình trao đổi chất của chúng ta chậm lại và nhu cầu oxy của cơ thể cũng giảm đi. Điều này làm giảm quá trình hô hấp và nhịp tim, mang đến nhiều sự nghỉ ngơi cần thiết cho các cơ quan của cơ thể. Thiền sâu và đều đặn mang sức mạnh chuyển hoá cấu trúc tế bào phân tử và di truyền, do đó đẩy lùi nhiều bệnh tật và chống lão hoá. Nó giúp giảm sự lưu thông của những gốc tự do của cơ thể, vì thế mà ngăn chặn được tổn thương mô.

Thêm vào đó, Thiền đem lại mức độ thư giãn thể chất sâu, giảm đau nhức do căng cơ. Căng thẳng cũng được giảm đi và chúng ta cảm thấy năng lượng hơn.

            Tất cả những quá trình này đảm bảo một sức khoẻ dồi dào tốt hơn. Một số lợi ích về mặt sức khoẻ đã được ghi nhận.

  1. HÌNH ẢNH MINH HOẠ VỀ CỘNG HƯỞNG SCHUMANN
loi-ich-cua-thien1-1641047517.jpg
 

Sự cộng hưởng Schumann, hay còn được gọi là nhịp tim của Trái đất, thực ra là một tần số dao động điện từ của hành tinh chúng ta. (Ảnh: NASA)

loi-ich-cua-thien2-1641047517.jpg
 

Cộng hưởng Schumann tác động tới hệ thần kinh con người. (Ảnh: khoahoctamlinh.vn)

loi-ich-cua-thien3-1641047517.jpg
 

Cường độ của cộng hưởng Schumann tăng đột biến trong những ngày xảy ra sự kiện Thiền định tập thể. (Ảnh: Hệ thống Quan sát Không gian Nga)

loi-ich-cua-thien4-1641048046.jpg
 

Người ta đã đưa ra giả thuyết rằng trường địa từ của Trái đất có ảnh hưởng đến hệ thần kinh của chúng ta, theo một nghiên cứu năm 2017 từ Viện HeartMath. (Ảnh: Viện HeartMath)

loi-ich-cua-thien5-1641048046.jpg
 

Thiên địa vạn vật đồng nhất thể. (Ảnh: khoahoctamlinh.vn)

HÌNH ẢNH VỀ SỰ KHAI MỞ LUÂN XA TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI

loi-ich-cua-thien6-1641048046.jpg
Hệ thống luân xa trong cơ thể con người. (Ảnh: pinterest)

loi-ich-cua-thien7-1641048249.jpg

 

Bảy luân xa trên cơ thể con người và mỗi loại mang một chức năng riêng biệt.

(Ảnh: pinterest)

loi-ich-cua-thien9-1641048301.jpg
 

Bảy luân xa thể hiện và tương ứng với mỗi vị trí trên cơ thể con người.

(Ảnh: huonganhyoga.vn)

loi-ich-cua-thien10-1641048301.jpg
 

Luân xa Vương miện, hình vẽ tại Nepal, Thế kỷ XVII.

loi-ich-cua-thien11-1641048800.jpg
 

Luân xa Vương miện là luân xa chính thứ bảy. Nó còn có tên là Sahasrara, có nghĩa là một ngàn cánh hoa. Đó là điểm cao nhất quyết định đời sống tâm linh của một người. Kiến thức về cánh sen nhỏ này rất quan trọng đối với những người tìm kiếm con đường tâm linh của họ.

loi-ich-cua-thien12-1641048863.jpg
 

Violet đại diện cho nhận thức tâm linh, trí tưởng tượng, hình dung và trí tuệ. (Ảnh: Peter Lomas)

HÌNH ẢNH MINH HOẠ VỀ CON MẮT THỨ BA – TUYẾN TÙNG QUẢ

loi-ich-cua-thien13-1641049038.jpg
Chú thích ảnh

Ẩn sâu trong trung tâm của não, tuyến tùng có cấu trúc tương tự như mắt thường của chúng ta. (Photos.com)

loi-ich-cua-thien14-1641049076.jpg
 

Bức tranh có từ Thế kỷ XVII, do nhà giả kim Robert Fludd vẽ, diễn tả Con Mắt Thứ Ba  liên hệ với các "thế giới cao hơn. (Ảnh: Robert Fludd)

loi-ich-cua-thien15-1641049134.jpg
 

Minh họa về từ trường Trái đất. (Ảnh: Peter Reid, The University of Edinburgh).

Giác quan thứ sáu có khả năng cảm nhận từ trường của Trái đất.

loi-ich-cua-thien16-1641049214.jpg
 

Luân xa thứ sáu liên quan đến ánh sáng, thuộc về trực giác và tưởng tượng.

(Ảnh: khoahoctamlinh.vn)

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. The New Encyclopedia the Occult (ấn bản 1), Greer, John Micheal (2003), St. Paul, Minnesota: Llewellyn publication. tr 262. ISBN: 9781567183368.
  1. A. Joseph Campbell Companion: Reflection on the Art of living: San Anselmo, California: Joseph Campbell Foundation, tr 117. ISBN: 9781611780062.
  1. Consciousness Heals (Chữa lành bằng tâm thức) và The Science of past life Regression (Khoa học về quy hồi tiền kiếp), Tiến sỹ Newton Kondaventi, M.D. Chitra Jha.
  1. Nghệ thuật & Khoa học về Thiền, Tiến sỹ Newton Kondaventi, M.D. Chitra Jha, NXB Dân trí – Năm 2021.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[1] Phó Viện trưởng Viện NCUDTNCN, GĐ Trung tâm Dịch thuật-Dịch vụ KH&CN

[2] Cộng hưởng Schumann là hiện tượng các bức xạ điện từ được tạo ra quanh theo chu vi Trái đất như một hốc cộng hưởng sóng dọc. Là nhịp đập từ trường của Trái đất. Cộng hưởng Schumann có ảnh hưởng tới thay đổi khí hậu, các hoạt động địa chấn và hệ thần kinh của con người.

Bạn đang đọc bài viết "Lợi ích của Thiền" tại chuyên mục Nghiên cứu. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn