Bài viết
Báo chí đồng hành với cuộc cách mạng chuyển đổi số
Với trách nhiệm của mình, các cơ quan báo chí phải đổi mới mạnh mẽ từ tư duy đến hành động, sẵn sàng hội nhập, bắt kịp xu thế và tận dụng công nghệ để nâng cao chất lượng, hiệu quả, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong xây dựng xã hội số và nền kinh tế số của Việt Nam.
Xây dựng đời sống hôn nhân gia đình văn minh, tiến bộ đối với đồng bào dân tộc Khơ Mú ở Nghệ An hiện nay
Việc xây dựng đời sống hôn nhân gia đình văn minh, tiến bộ đối với đồng bào dân tộc Khơ Mú ở Nghệ An không chỉ là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển văn hóa - xã hội, mà còn là yếu tố nền tảng góp phần thúc đẩy sự ổn định, bền vững của cộng đồng dân cư miền núi.
Bài 3: Giải pháp nâng cao văn hóa công vụ
Trong bối cảnh chuẩn bị sáp nhập đơn vị hành chính, việc nâng cao văn hóa công vụ không chỉ là yêu cầu cấp thiết nhằm giữ vững chất lượng phục vụ nhân dân, mà còn là thước đo năng lực, bản lĩnh và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại cơ sở. Những biến động về tổ chức dễ dẫn đến tâm lý dao động, trì trệ nếu không có định hướng rõ ràng và sự chủ động từ bên trong mỗi cá nhân. Do đó, để văn hóa công vụ thực sự trở thành nền tảng vận hành hiệu quả bộ máy hành chính trong giai đoạn chuyển động, cần có những giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn từng địa phương.
Bài 2: Nhiều điểm sáng nhưng vẫn còn bất cập
Chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã đang được triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước. Đây là bước đi quan trọng nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, quá trình sáp nhập không chỉ đơn thuần là bài toán về tổ chức hành chính, mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc củng cố và nâng cao văn hóa công vụ – một yếu tố mang tính nền tảng, quyết định chất lượng thực thi công vụ ở cơ sở.
Bài 1: Văn hóa công vụ - Chìa khóa cho nền hành chính công hiện đại, liêm chính, phục vụ
Văn hóa là nền tảng xây dựng đạo đức công vụ và đạo đức công vụ là cơ sở để thực thi trách nhiệm công vụ. Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay đang sáp nhập bộ máy nhà nước, sáp nhập tỉnh thành, sáp nhập bộ máy cấp xã, việc xây dựng và thực thi văn hóa công vụ ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng kỳ vọng của xã hội về một nền hành chính công hiện đại, thân thiện và phục vụ nhân dân một cách tốt nhất.
Địa danh, địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang qua các thời kỳ
Kiên Giang là một trong 13 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở vị trí tiền tiêu phía Tây Nam Tổ quốc với địa hình đa dạng, phong phú: Đồng bằng, đồi núi, biển, đảo, biên giới trên bộ, trên biển, được ví như một Việt Nam thu nhỏ. Đây là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất so với các tỉnh Tây Nam Bộ và lớn thứ hai so với các tỉnh Đông Nam Bộ, sau tỉnh Bình Phước.
Những giá trị văn hóa tinh thần trường tồn của dân tộc qua hai công trình nghiên cứu về thời đại Hùng Vương
Làm thế nào để chạm đến tinh thần và bản sắc của thuở hồng hoang dựng nước; hiểu rõ hơn về thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc, hai cuốn sách “Thời đại Hùng Vương (Lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” chính là chìa khóa giúp bạn đọc mở cánh cửa về quá khứ xa xăm, khám phá những giá trị văn hóa - lịch sử thiêng liêng gắn liền với tổ tiên.
Bài 2: Một số giải pháp tháo gỡ và đề xuất
Nhà văn hóa cộng đồng là thiết chế văn hóa quan trọng, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần giữ gìn bản sắc và thúc đẩy sự phát triển bền vững của địa phương. Tuy nhiên, tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép tại các khu vực này đang đặt ra những thách thức nghiêm trọng, đòi hỏi các cấp chính quyền có biện pháp xử lý quyết liệt và triệt để.
Bài 1: Cần kiên quyết xử lí hành vi lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất nhà văn hoá
Nhà văn hóa cộng đồng ra đời với sứ mệnh trở thành trung tâm sinh hoạt chung, nơi gắn kết cộng đồng, thúc đẩy các hoạt động văn hóa, giáo dục và xã hội. Đây không chỉ là một thiết chế văn hóa mà còn là biểu tượng của sự phát triển bền vững tại mỗi địa phương. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy một bức tranh nhiều gam màu khác nhau: có nơi nhà văn hóa phát huy hiệu quả, trở thành không gian sinh hoạt ý nghĩa, nhưng cũng không ít nơi rơi vào tình trạng bỏ hoang, xuống cấp, thậm chí bị sử dụng sai mục đích. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về tính hiệu quả trong việc quy hoạch, đầu tư cũng như quản lý các thiết chế văn hóa cộng đồng hiện nay.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là một trong những nét văn hóa đặc sắc, mang đậm dấu ấn tâm linh và tinh thần dân tộc. Đây không chỉ là sự tôn thờ các vị thần linh nữ giới mà còn thể hiện triết lý nhân sinh quan sâu sắc của người Việt: Tôn vinh người mẹ - đấng sinh thành, che chở và bảo hộ cho con người.
Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Một góc nhìn văn hóa
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), một trong những nhân vật kiệt xuất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, không chỉ được biết đến như một bậc đại trí thức, một nhà chính trị, mà còn là một biểu tượng văn hóa, một nhân cách lớn tiêu biểu cho tinh thần dân tộc Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã để lại dấu ấn sâu sắc không chỉ trong lĩnh vực học thuật mà còn trong cả tư tưởng đạo đức, triết học, và phong cách sống.
Sách điện tử: Cơ hội lớn, thách thức nhiều, đâu là giải pháp?
Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ trên toàn cầu, sách điện tử (e-book) nổi lên như một xu hướng tất yếu của ngành Xuất bản. Hình thức đọc sách này không chỉ mang lại nhiều tiện ích vượt trội mà còn đang định hình lại cách con người tiếp cận tri thức. Tuy nhiên, để sách điện tử thực sự phát triển bền vững và phát huy hết tiềm năng, cần nhìn nhận sâu sắc cả về cơ hội, rào cản và giải pháp.
Du lịch trải nghiệm bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển kinh tế - xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. Trong chủ trương chung đó, vấn đề gắn giữa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa với phát triển kinh tế du lịch vùng dân tộc miền núi đang nổi lên như một yêu cầu bức thiết. Bởi vì, nếu giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng đời sống văn hóa ở các địa phương miền núi, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
“Ngày hội An Lạc” tại Hà Nội: Lan tỏa bình an và sự hỗ trợ tinh thần dành cho giới trẻ
Ban Tổ chức chương trình "Ngày Hội An Lạc" trân trọng thông báo về sự kiện sắp tới dành cho các bạn trẻ từ 18 đến 30 tuổi, nhằm hỗ trợ tâm lý và phát triển tinh thần cho các bạn đang gặp khó khăn như căng thẳng, lo âu và trầm cảm.