Các Con Vật Linh
Các con vật linh là những con vật được PGS.TS Đinh Hồng Hải lựa chọn đưa vào tập 3. Các con vật linh: Là những con vật có liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng gắn với đời sông văn hoá tâm linh của con người. Trong nội dung của tập sách này, tác giả đã tuyển chọn Các con vật linhcó ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hoá Việt Nam từ xưa tới nay như Bò, Hạc, Nghê, Rồng, các linh vật họ Rồng, Tỳ Hưu…
Trên thực tế, hệ thống Các con vật linh trong văn hóa truyền thống Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, nên thật khó để chúng ta có thể thống kê hết. Vì vậy, trong cuốn sách này PGS.TS Đinh Hồng Hải chỉ giới thiệu một số con vật linh tiêu biểu có ảnh hưởng nhiều đến văn hoá Việt Nam xưa và nay. Thông qua các đối tượng nghiên cứu này, tác giả mong muốn đưa đến cho người đọc một góc nhìn mới và một hướng tiếp cận mới đối với linh vật, vật linh hay các con vật linh biểu hiện qua một số thành tố văn hoá tiêu biểu và là những biểu tượng đặc trưng trong truyền thống văn hoá Việt Nam.
Sau tập 1 Các bộ trang trí điển hình và tập 2 Các vị thần, ở tập 3 này nội dung là Các con vật linh, đây là một cuốn sách có nội dung không kém phần phức tạp so với Các vị thần và là một nỗ lực tột bậc của PGS.TS Đinh Hồng Hải. Được biết ban đầu lúc sách chuẩn bị xuất bản, tác giả có ý định đặt tên cho tập sách này là Các linh vật, nhưng sau khi cân nhắc lại các hàm nghĩa vô cùng rộng lớn và trừu tượng của thuật ngữ linh vật trong ngôn ngữ Hán Việt. Vì vậy, tác giả đã quyết định đổi tên cho tập sách này là Các con vật linh cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu được đề cập trong cuốn sách này là “các con vật có tính chất linh thiêng” trong văn hoá của người Việt.
Theo như tìm hiểu của PGS.TS Đinh Hồng Hải, trong lịch sử văn hoá Việt Nam kể từ giai đoạn nhà Nguyễn trở về trước hầu hết không tồn tại thuật ngữ vật linh mà chỉ có linh vật(tiếp thu từ tiếng Hán) và vật thiêng (trong tiếng Việt có hàm nghĩa tương tự linh vật). Vật thiêng có thể là con vật, đồ vật, binh khí, pháp khí, đồ tế tự, gốc cây, tảng đá hay những sự vật, hiện tượng sẵn có trong tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp… Thậm chí là một không gian thiêng có giới hạn (như một ngôi đền, miếu) hoặc một không gian thiêng không giới hạn bằng các ranh giới cụ thể như vùng đất thiêng – holy lan. Thuật ngữ vật linh chỉ mới xuất hiện gần đây trong trong không gian học thuật của thé kỷ XX – khi Việt Nam bắt đầu tiếp thu nền khoa học của nước ngoài, đặc biệt là các nghiên cứu về Dân tộc học, Nhân học.
Trên thực tế, các con vật linh là sản phẩm mang tính phổ quát trong nền văn minh nhân loại, đặc biệt là văn học (dù là văn học truyền miệng hay có chữ viết). Các con vật linh thường gắn với các huyền thoại, truyền thuyết… Có nhiều nền văn hóa trên thế giới từ xưa đến nay. Trong khi đó, ở Việt Nam, việc sử dụng các con vật linh trong nghệ thuật cũng không nằm ngoài quy luật trên.
Bên cạnh các con vật linh, chúng ta cũng thường được nghe tới các linh vật biểu tượng. Vậy linh vật biểu tượng là gì? Theo khảo sát của PGS.TS Đinh Hồng Hải thì cụm từ linh vật biểu tượng mới hình thành gần đây trong xã hội Việt Nam, được sử dụng để để chỉ các biẻu tượng trong thể thao, các biểu tượng Quốc gia, logo của các công ty… Ví dụ như linh vạt biểu tượng của nước Pháp là Gà trống Gô – loa (thường được dùng trong thr thao), trong khi đó linh vật biểu tượng của đội tuyển bóng đá Anh là sư tử (hay còn gọi là Tam sư), linh vật biểu tượng Seagame 22 ở Việt Nam là Trâu vàng v.v…
Một trong những linh vật biẻu tượng hiện đại hiện đại nổi tiếng trên thê giới là là biểu tượng Melion là biểu tượng của đất nước Singapore với đầu sư tử mình cá. Như vậy có thể gọi linh vật biểu tượng là những linh vật (truỳền thống hoặc hiện đại), được biểu tượng hoá thành một linh vật đại diện cho một thể chế (ví dụ như một quốc gia), hoặc một thiét chế xã hội (ví dụ như một đội bóng, hay một tập đoàn…).
Các con vật linh được trình bày trong tập sách
Vật linh hay con vật linh (holy animal hay sacred animal) là con vật được sử dụng trong các tín ngưỡng thờ động vật (animal worsship) thể hiện sự tôn kính con vật thông qua sự kết nối của nó với một vị thần đặc biệt. Các con vật linh trong tập sách này được PGS.TS Đinh Hồng Hải đề cập đến là Bò, chiếm thời lượng 26 trang (từ trang 14 đến trang 40); Hạc chiếm thời lượng 16 trang (từ trang 41 đến trang 57); Chim Hạc chiếm thời lượng 20 trang (từ trang 58 đến trang 78); Nghêchiếm thời lượng là 29 trang (từ trang 79 đến trang 108); linh vật họ Rồngchiếm thời lượng 32 trang (từ trang 109 đến trang 241); Rồng chiếm thời lượng 27 trang (từ trang 142 đến trang 169); và cuối cùng là Tỳ Hưuchiếm thời lượng là 27 trang (từ trang 170 đến trang 197).
Theo PGS.TS Đinh Hồng hải: “Các con vật linh trên có thể đã tồn tại trong văn hoá Việt Nam từ thời Đông Sơn như (Bò/bò tót) hoặc chúng được du nhập vào nước ta sau này như Tỳ Hưu. Nhưng trên hết chúng đã được Việt hoá thành các sản phẩm văn hoá mang đặc trưng Việt Nam và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hoá của người Việt trở thành những biểu tượng đặc trưng trong văn hoá truyền thống Việt Nam”.
Vương Quốc Hoa