Tác phẩm – tác giả
Nhớ đêm Trung thu năm ấy
Bài thơ "Nhớ đêm Trung thu năm ấy" gợi lên hình ảnh về một đêm Trung thu đầy kỷ niệm, với những chi tiết về ánh trăng, lân múa, tiếng trống, tiếng cười trẻ thơ, và sự ấm áp của tình bạn, tình làng xóm ở vùng cao Đông Giang, Quảng Nam.
Thành phố và dòng sông, nhìn từ đồi Ông Tượng
Đứng trên đồi Ông Tượng nhìn về phía lòng hồ, chúng ta có thể thấy non nước trên Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hiện lên như thể trong một vịnh nhỏ rất quyến rũ. Trên cái vịnh ấy có núi rừng nhấp nhô nối đuôi nhau chạy trên mặt nước xanh biếc tạo thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với phong cảnh sơn thủy hữu tình.
Đỗ Thu Hằng, tìm trong mục lục cõi lòng
Đó là ý thơ được mượn từ câu thơ: “Tìm từ mục lục lòng tôi / Bao nhiêu dấu gạch không lời nhớ quên” trong bài thơ Nghĩ từ trang sách chưa in của nhà thơ Đỗ Thu Hằng, trong tập thơ Vách đêm, NXB Hội Nhà văn năm 2024.
MÙA TRĂNG
Mùa Trung thu 2024, nhóm họa sĩ G39 tiếp tục ra mắt công chúng yêu nghệ thuật Thủ đô triển lãm thường niên năm thứ 9 với tên gọi MÙA TRĂNG. Đặc biệt năm nay, ngoài các tác phẩm hội họa còn có sự tham gia của các bạn nhỏ Câu lạc bộ Vẽ Sắc Xuân cùng nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh - làng mây tre đan Phú Vinh, Hà Nội làm một sắp đặt Tháp Ánh sáng từ 60 tác phẩm đèn tranh.
Theo trend “chữa lành” ở “bến quê”
Tất cả những kỷ niệm buồn vui, ngọt ngào của tuổi thơ man mác hiện lên theo dòng chảy của ký ức với đủ các cung bậc của cảm xúc khiến cho cảm thấy có gì như đang rưng rưng trên khóe mắt. Cứ vậy mà nhớ lắm, thương lắm, yêu lắm… cái “bến quê” của tuổi thơ tôi.
Cà phê sáng với tôi
Một lát nữa, cũng có thể là ngày mai, cũng có thể là ngày mốt, Nhân sẽ đọc được lá thư của tôi. Tại sao phải viết một lá thư khi người ta có thể nhắn tin, và những tin nhắn sẽ đi thật nhanh, người cần đọc sẽ đọc nó. Dĩ nhiên là không thể nào gọi điện thoại, bởi điện thoại thường để báo những tin vui chứ không dùng nó để nói lời chia tay.
Triển lãm "Tương giao" của nghệ sĩ đa tài Quế Chi
Quế Chi (tên thật là Vũ Thị Thu Hương) là một nghệ sĩ có năng khiếu nghệ thuật phong phú và đa dạng, người quê từ Yên Thái, quận Tây Hồ, Hà Nội và làng gốm sứ Bát Tràng. Sinh ra tại Bắc Kạn trong thời kỳ chiến tranh, Quế Chi đã được nuôi dưỡng trong một gia đình yêu thích nghệ thuật, nơi có bố là nhà thơ, nhà giáo, và mẹ cũng có năng khiếu thẩm mỹ.
Hoa pằng nảng rơi rơi: Đau đáu mãi thân phận đàn bà vùng cao
Tập truyện ngắn “Hoa pằng nảng rơi rơi” của nhà văn Nguyễn Phú đẫm không gian văn hóa của đồng bào vùng cao. 12 câu chuyện về thân phận những người đàn bà miền núi cao đẹp và buồn như cánh hoa pằng nảng.
Du khảo nơi địa đầu Tổ quốc: Móng Cái
Là người thích xê dịch nên tôi đã đi đến khá nhiều tỉnh biên giới với nhiều cột mốc biên cương của đất nước. Tôi đi từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông nhưng lần này đến đến địa đầu Móng Cái thì cảm xúc rất có điều khác lạ. Đó là một cảm xúc mà có lần tôi đã từng đọc được trong cuốn sách “Thiên nhiên Việt Nam” của cố giáo sư Lê Bá Thảo.
Truyền thuyết của cánh cửa
Ngày thường, căn phòng chỉ có một cánh cửa gọi là che khuất không gian riêng tư, trên cánh cửa có ghi dòng chữ: “Xin gõ cửa”. Ghi là ghi vậy thôi, chứ nhà chỉ có hai vợ chồng, có ai xin gõ cửa để làm gì.
Mẹ ổn mà!
Tháng Vu lan về, lòng ta chợt thổn thức khi nhớ đến mẹ - người phụ nữ cả đời chỉ biết hy sinh, chỉ biết cho đi mà chẳng bao giờ đòi nhận lại. Trong tất cả những điều quý giá trên cuộc đời này, tình mẹ có lẽ là thứ thiêng liêng nhất, vĩ đại nhất. Mẹ không cần những món quà đắt tiền, không cần những lời chúc hoa mỹ, tất cả những gì mẹ cần là thấy con cái mình bình an, hạnh phúc.
Hồ Minh Thông, lá chưa chịu khởi vàng khi mùa thu vừa tới
Trong bài thơ mới nhất “Tháng mấy có người thương?” của nhà thơ Hồ Minh Thông có hai câu: “Tháng tám này có phải có người thương/Lá chưa chịu khởi vàng khi mùa thu vừa tới”, tôi để ý đến nhịp điệu thời gian và dừng lại ở mùa thu. Trong tôi vang lên câu hỏi: V sao mùa thu là mùa của tâm trạng?
“Qua hàng trầu nhớ mẹ”, một tấm lòng thơm thảo
Thơ viết về mẹ có rất nhiều. Một đề tài tưởng như rất dễ nhưng thực ra lại rất khó. Nó dễ vì sự gần gũi, thân quen bởi ai chẳng có mẹ để yêu để nhớ, còn khó là do có quá nhiều người viết về đề tài này; là do sự rung cảm và góc độ tiếp cận để tìm ra cái riêng, cái mới. Vì vậy để có một bài thơ hay viết về mẹ quả là rất khó.
Dưới khung trời ngát xanh” - từ Khát vọng Dế Mèn bước vào trang sách
Đây là tập truyện dài từ khi còn ở dạng bản thảo đã đoạt Giải Khát vọng Dế Mèn của Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 5, năm 2024 do Báo Thể thao và Văn hóa, Thông tấn xã Việt Nam tổ chức. Từ bản thảo, “Dưới khung trời ngát xanh” của nhà thơ - nhà báo Lữ Mai đã nhanh chóng được Linh Lan Books phát hành, ra mắt trong tháng 8 này như một món quà dành tặng thế giới tuổi thơ đầy hồn nhiên, trong trẻo.